UBND HUYỆN HIỆP ĐỨC
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kiến thức tổng hợp trong chương trình cuối học kỳ I (Từ
tuần 1 đến tuần 15), Ngữ văn 6.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
4. Năng lực:
- Nhận thức, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn chương;
- Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận
dụng và vận dụng cao.
*HSKT: Kiểm tra và đánh giá kiến thức ở mức độ nhận biết.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Kết hợp trắc nghiệm với tự luận
- Cách thức: Kiểm tra chung theo đề của trường
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
TT Kĩ ng Nội dung/
đơn viM
kiêOn thưOc
Mức đnhn thc Tng
%
đim
NhâMn biêOt Tng hiêTu VâMn duMng VâMn duMng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1 Đc hiểu Thơ
Thơ lục
bát
Số câu
Tỉ lệ
điểm %
6
30
2
10
1
10
1
10
10
60
2 Viết
Viết bài
văn kể li
mt trải
nghiệm
Scâu
Tl điểm điểm %
¼TL
*
10
¼TL *
10
¼TL *
10
¼TL *
10
1
40
TiT M chung 40 30 20 10 100
IV. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
TT Chương/
Ch đ
Nội dung/
Đơn viM
kiêOn thưOc
MưOc đôM đaOnh giaO NhâMn
biêOt
Tn
g hiêTu
VâMn
duMng
VâMn
duMng
cao
1 Đọc
hiu
Thơ –
Thơ lục
bát
Nhận biết
- Nhận biết được thể loại
- Nhận biết được cách gieo vần,
ngắt nhịp trong i thơ; những chi
tiết hình ảnh có trong bài thơ
- Nhận biết được cm danh từ; biện
pháp tu từ nhân hóa
(Dành cho cả HS khuyết tật)
Thông hiểu
- Hiểu được chủ đề, cảm xúc của
nhân vật trữ tình ở trong bài thơ.
- Hiểu được nội dung của câu thơ
có trong bài thơ
Vận dụng
- Vận dụng hiểu biết của bản thân
để rút ra được những thông điệp
ý nghĩa nhất rút ra được từ bài thơ.
6 TN 4TN
1TL
1TL 1TL
2 Viết Viết bài
văn k lại
mt tri
nghim
*Nhận biết:
-Xác định được cấu trúc bài văn tự
sự sử dụng được yếu tố miêu tả,
biểu cảm.
-Biết kể lại theo trình tự diễn biến
hợp lý.
(Dành cho cả HS khuyết tật)
*Thông hiểu:
- Hiểu được ý nghĩa của trải nghiệm
đó đối với bản thân.
- Hiểu được ý nghĩa về những đặc
điểm nổi bật của di tích: dụ:
phong cảnh, con người, công trình
kiến trúc, di sản văn hóa….
*Vận dụng:
-Vận dụng các năng m văn sự
tự kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
sử dụng yếu tố miêu tả, biểu
cảm; năng dùng từ, viết câu, các
phép liên kết, các phương thức biểu
đạt.
-Nhận xét suy nghĩ về trải nghiệm
đó đối với bản thân.
*Vận dụng cao:
-Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn
giàu sức thuyết phục.
¼TL ¼TL ¼TL ¼TL
TôTng 6 TN 2TN
1TL
1 T
L
¼TL ¼TL
¼TL
¼TL
Ti lê % 40 30 20 10
TiT M chung 70 30
ĐỀ CHÍNH THỨC
UBND HUYỆN HIỆP ĐỨC
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
(Đề gồm có 02 trang)
KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
VỀ QUÊ
Theo ông, cháu được về quê
Đồng xanh tít tắp, mùa hè thênh thang
Về quê được tắm giếng làng
Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây
Trời cho lồng lộng gió mây
Tre đu kẽo kẹt, nắng đầy sân phơi
Chó mèo cứ quẩn chân người
Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền
Vườn sau, gà bới giun lên
Lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau
Buổi trưa cháu mải đi câu
Chiều về mấy đứa tranh nhau thả diều.
Ở quê, ngày ngắn tí teo
Kì nghỉ một tháng trôi vèo như không.
(Vũ Xuân Quản, trích tập thơ Thả diều trên đê, NXB Văn học, 2020, tr.65)
Câu 1. (0.5 điểm) Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ tự do B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ bốn chữ
Câu 2. (0.5 điểm) Cách ngắt nhịp nào sau đâu phù hợp với hai câu thơ:
Về quê được tắm giếng làng
Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây”
A. 2/2/2 và 4/4 B. 4/2 và 3/3/2 C. 3/3 và 2/4/2 D. 2/2/2 và 2/2/4
Câu 3. (0.5 điểm) Trong các cụm từ sau, đâu là cụm danh từ?
A. Tắm giếng làng B. Một tháng trôi vèo C. Ngắn tí teo D. Bới giun lên
Câu 4. (0.5 điểm) Về quê chơi, người cháu được tham gia hoạt động nào?
A. Bịt mắt bắt dê B. Ô ăn quan C. Nhảy dây D. Thả diều
Câu 5. (0.5 điểm) Chi tiết nào dưới đây được miêu tả trong bài thơ?
A. Lúa xanh mơn mởn. B. Ao thu trong veo. C. Tre đu kẽo kẹt. D. Diều sáo lộn nhào.
Câu 6. (0.5 điểm) Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong dòng thơ "Vịt bầu từng nhóm
thảnh thơi bơi thuyền"?
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Liệt kê.
Câu 7. (0.5 điểm) Chủ đề của bài thơ trên là gì?
A. Thể hiện tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
B. Thể hiện tình yêu thầy cô, quê hương, đất nước.
C. Thể hiện tình yêu gia đình, quê hương, biển đảo.
D. Thể hiện tình yêu gia đình, thầy cô, bạn bè.
Câu 8. (0.5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất cảm xúc của người cháu trong bài thơ?
A. Sự thú vị xen lẫn hụt hẫng của người cháu khi được theo ông về quê.
B. Những trải nghiệm buồn của người cháu khi được theo ông về quê.
C. Niềm vui mừng, thích thú của người cháu khi được theo ông về quê.
D. Sự ngạc nhiên, bất ngờ của người cháu khi được theo ông về quê.
Câu 9. (1.0 điểm) Theo em vì sao người cháu trong bài thơ lại có cảm nhận:
“Ở quê, ngày ngắn tí teo
Kì nghỉ một tháng trôi vèo như không” ?
Câu 10. (1.0 điểm) Từ bài thơ “Về quê”, hãy rút ra những thông điệp mà em thấy có ý nghĩa
nhất?
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Quê hương yêu dấu- nơi cho em nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Hãy viết i văn kể lại
trải nghiệm về một chuyến thăm quê đáng nhớ nhất của em.
…………………………//…………………………