intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự tin bước vào kỳ thi với tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn”. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em tổng hợp lại những kiến thức quan trọng, luyện tập dạng đề phổ biến và xây dựng chiến lược làm bài thông minh. Chúc các em ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ Nội nhận thức Tổng Kĩ năng dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng vị KT (Số câu) (Số câu) (Số câu) TT TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 6 0 2 1 0 1 10 1 Truyện. Tỉ lệ % 30% 10% 10% 10% 60 điểm Viết Văn biểu Số câu 0 1* 0 1* 0 2* 1 2 cảm về con Tỉ lệ % người. 10% 10% 20% 40 điểm Tỷ lệ % điểm các mức độ 40% 30% 30% 100
  2. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 TT Nội dung/Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ năng Mức độ đánh giá kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nhận biết: 6 TN 2 TN; 1 TL 1 TL - Nhận biết ngôi kể. - Nhận biết số từ. - Nhận biết chi tiết trong văn bản. - Nhận biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. - Nhận biết nghĩa của từ. Thông hiểu: 1. Đọc hiểu Truyện. - Hiểu tính cách của nhân vật trong văn bản. - Hiểu được thông điệp của văn bản. - Hiểu được lời nói của nhân vật trong văn bản. (TNTL) Vận dụng: - Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. (TNTL) 2. Viết Văn biểu cảm về Nhận biết: Nhận 1* 1* 2* con người. biết được yêu cầu của đề.
  3. Thông hiểu: Hiểu cách viết bài văn biểu cảm về con người. Vận dụng: Viết được bài văn biểu cảm về con người và bày tỏ được cảm xúc về đối tượng biểu cảm. Trình bày được bài văn theo đúng yêu cầu. Đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức trong bài văn, kết hợp được các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả,… Có sự sáng tạo trong cách diễn đạt. Tổng 6TN; 1TL 2TN; 2TL 2TL Tỉ lệ % điểm 40% 30% 30% Tổng điểm 10 TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 Họ và tên: ...................................... Môn: Ngữ văn- Lớp 7 Lớp: 7/... Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2
  4. ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: GHÉT CÁI RĂNG KHỂNH Tôi có một cái răng khểnh. Khi đến trường, tụi bạn bảo đó là cái răng bừa cào. Mỗi lần tôi cười chúng cứ chỉ vào đó: - Ha ha, bừa cào kìa! Mày cho tao mượn về chải chí đi! Từ đó, tôi không dám cười nữa. Tôi rất đau khổ. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều. Chúng còn chỉ vào mặt tôi nói: “Đó là vì mày không chịu đánh răng. Những người đánh răng, răng mòn đều”. Một hôm, bố tôi hỏi: - Sao dạo này bố không thấy con cười? Tôi nói: - Tại sao con phải cười hả bố? - Đơn giản thôi. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt đẹp nhất là nụ cười. - Nhưng khi con cười sẽ rất xấu xí. - Tại sao vậy? Bố ngạc nhiên. Ai nói với con? - Không ai cả, nhưng con biết nó rất xấu, xấu lắm bố ơi! - Bố thấy nó đẹp. Bố nói nhỏ con nghe nhé! Nụ cười của con đẹp nhất! - Nhưng làm sao đẹp được khi nó có cái răng khểnh? - Ái chà! Bố bật cười. Thì ra là vậy. Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn. Đáng lí con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kì lạ. Có người có một cái mũi kì lạ. Có người lại là một ngón tay. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình. Tôi biết một điều bí mật về cô giáo: cô có cái mũi hồng hơn những người khác. Và tôi đã nói điều đó cho cô hay. Cô ngạc nhiên lắm. - Thật không? Cô trợn mắt. - Em nói thật! Mũi cô rất hồng. Em còn phát hiện một điều nữa, khi trợn mắt, mắt cô thật to. Những người có con mắt nhỏ không làm được như vậy đâu. Bố em nói đó là một điều bí mật. Cô đừng nói cho ai biết nhé. Khi cô nói điều bí mật ra, cô sẽ quên cái mũi cô ngay. - Vậy à! Em có nhiều điều bí mật không? - Dạ có. Nhưng em sẽ không kể cho cô nghe đâu. Em sợ em sẽ quên nó. - Không sao đâu. Khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ bí mật thì bí mật vẫn còn. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật. Và tôi đã kể cho cô nghe bí mật của tôi. Tôi cũng muốn kể các bạn nghe nữa, vì như vậy các bạn sẽ giữ giùm tôi một điều bí mật; khi tôi và bạn gặp nhau, bạn sẽ nhớ bí mật đó. Chuyện là như vầy: ngày xửa ngày xưa, ở một khu làng nọ, có một đứa bé luôn cười suốt ngày. Các bạn biết tại sao không, tại vì nó có một cái răng khểnh!
  5. (Trích, Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014) Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản “Ghét cái răng khểnh” được kể ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể Câu 2. (0,5 điểm) Câu văn “Tôi có một cái răng khểnh.” có số từ là A. tôi B. có C. một D. cái Câu 3. (0,5 điểm) Nhân vật tôi rất đau khổ và không dám cười nữa vì A. Tôi có hàm răng đều, đẹp và được mọi người khen. B. Tôi có cái răng khểnh và bị các bạn trêu đùa. C. Tôi có nụ cười không đẹp và bị bạn bè chê cười. D. Tôi có màu tóc không giống với các bạn trong lớp. Câu 4. (0,5 điểm) Cụm từ được gạch chân trong câu sau: “Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.” mở rộng thành phần gì của câu? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Bổ ngữ Câu 5. (0,5 điểm) Nhân vật “tôi” đã nói với cô giáo điều bí mật gì? A. Cô là người xinh đẹp nhất thế gian. B. Cô có đôi mắt sáng và lấp lánh. C. Cô có cái mũi hồng hơn những người khác. D. Cô có nụ cười đẹp tỏa nắng. Câu 6. (0,5 điểm) “Giữ kín, không để lộ ra” là nghĩa của từ nào say đây A. Khoe khoang B. Công khai C. Chia sẻ D. Bí mật Câu 7. (0,5 điểm) Nhân vật bố trong câu chuyện là người như thế nào? A. Yêu thương và nuông chiều theo mọi sở thích của con B. Tinh tế, luôn quan tâm đến con và giúp con thêm tự tin C. Thờ ơ, lạnh nhạt trước những mong muốn của con D. Không hiểu con, xem những nỗi buồn của con chỉ là vu vơ Câu 8. (0,5 điểm) Thông điệp của câu chuyện trên là A. Những bí mật giúp chúng ta trở nên vui vẻ hơn B. Chia sẻ bí mật cho người khác sẽ bị họ chê cười C. Hãy tự hào về những nét đẹp riêng của mỗi chúng ta D. Những nét đẹp riêng khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ Câu 9. (1,0 điểm) Câu nói của người bố: “Đáng lí con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kì lạ. Có người có một cái mũi kì lạ. Có người lại là một ngón tay.” giúp em hiểu được điều gì? Câu 10. (1,0 điểm) Từ nội dung của văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? II. VIẾT (4,0 điểm) Đề bài: Viết bài văn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ về một người đã để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc sâu sắc. BÀI LÀM
  6. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kĩ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: Đáp án và thang điểm Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời A C B B C D B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận
  7. Câu 9 (1,0 điểm) HS nêu được cách hiểu về câu nói của người bố : *Gợi ý đáp án: Mỗi chúng ta đều có một điểm khác lạ, một giá trị riêng không ai giống ai. Vì vậy, chúng ta cần tự hào về những nét đẹp, những điều riêng biệt của chính mình. * Hướng dẫn chấm: Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0,5 đ) Mức 4 (0,0 đ) Học sinh nêu được Học sinh nêu được cách Học sinh nêu được Học sinh không trả cách hiểu rõ ràng, đầy hiểu rõ ràng, đầy đủ, cách hiểu song chưa lời hoặc trả lời đủ, diễn đạt tốt. diễn đạt tương đối tốt. thật rõ ràng, diễn đạt không đúng với yêu chưa tốt. cầu của đề. Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh trả lời cách khác nhưng đảm bảo về nội dung yêu cầu. Câu 10 (1,0 điểm) HS nêu được bài học cho bản thân từ nội dung của văn bản: *Gợi ý đáp án: (1) Chúng ta không nên tự ti về những điểm khác biệt của bản thân, hãy tự hào về chúng và yêu thương bản thân mình hơn. (2) Hãy tôn trọng nét riêng về ngoại hình của người khác, không nên chế giễu hình thức của họ vì mỗi người đều có điều kì lạ riêng rất đáng tự hào. * Hướng dẫn chấm: Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,75) Mức 3 (0,5 đ) Mức 4 (0,25) Mức 5 (0,0 đ) - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh được 1 bài học hợp được 1 bài học hợp được 1 bài học được 1 bài học không trả lời lí, sức thuyết phục lí song sức thuyết song còn chung song diễn đạt còn hoặc trả lời cao. phục chưa cao. chung. sơ sài, thiếu ý. không liên quan. Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh nêu được bài học khác nhưng phù hợp, có hiệu quả. Phần II: VIẾT (4,0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn biểu cảm 0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 3. Triển khai đúng nội dung yêu cầu. 2,5 4. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 5. Sáng tạo. 0,5
  8. B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0,5 điểm) Điểm Tiêu chí đánh giá - Bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, thân bài, kết bài; phần thân bài: biết tổ chức thành 0,5 nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau. 0,25 - Bài viết đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ có một đoạn. - Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết 0,0 là một đọan văn. 2. Tiêu chí 2: Xác định đúng yêu cầu của đề (0,25 điểm) Điểm Tiêu chí đánh giá Yêu cầu 0,25 Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ về 0,0 Xác định không đúng yêu cầu của đề. một người đã để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc sâu sắc. 3. Triển khai đúng nội dung yêu cầu (2,5 điểm) Điểm Tiêu chí đánh giá Học sinh có thể trình bày linh hoạt, sau đây là một số gợi ý: 0,25 1. Mở bài: - Giới thiệu người mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ. - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người đó. 2. Thân bài: 0,75 - Nêu được những đặc điểm nổi bật của người đó đã để lại cảm xúc sâu đậm trong em (ngoại hình, tính tình, tài năng, sở thích…) và bày tỏ tình cảm, cảm xúc. 0,75 - Kể 1 hoặc 2 kỉ niệm về người đó đã gợi trong em những suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc và bày tỏ tình cảm, cảm xúc. 0,5 - Nêu vai trò, tầm quan trọng của người đó với em và bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc. 0,25 3. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người đó. - Liên hệ bản thân từ những việc làm của người đó. *Lưu ý: - Sử dụng ngôn ngữ sinh động và giàu cảm xúc. - Kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự và có thể vận dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, …để tăng sự hấp dẫn cho bài viết.
  9. 3. Tiêu chí 3: Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm) Điểm Tiêu chí đánh giá - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự mạch lạc, logic giữa các 0,25 câu trong đoạn văn và các đoạn trong bài. - Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. - Diễn đạt chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả. 0,0 - Chữ viết khó đọc. - Bài văn trình bày cẩu thả, gạch xóa nhiều. 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0,5 điểm) Điểm Tiêu chí đánh giá 0,5 Có cách biểu cảm sáng tạo, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm. 0,0 Chưa có sáng tạo. --------------------- Hết ---------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
54=>0