
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Duy Xuyên
lượt xem 1
download

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Duy Xuyên” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Duy Xuyên
- UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học theo chủ đề (từ tuần 1 đến tuần 16) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm + Tự luận - Cách thức: Kiểm tra theo kế hoạch của nhà trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ TT Kĩ Nội nhậ Tổng n năng dung/ thức đơn vị N Thô Vận V. kĩ h ng dụn dụng năng ậ hiểu g (Số cao n (Số câu) (Số b câu) câu) iế t (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Tùy bút 4 1 3 1 0 1 0 0 10 Tỉ 2,0 1,0 1,5 0,5 1,0 60 lệ % điể m 2 Viết Phát 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 biểu Viết bài
- cảm văn nghĩ phát về con biểu người cảm hoặc nghĩ về sự con việc. người hoặc sự việc T 10 1.0 1.0 1.0 40 ỉ l ệ đ i ể m t ừ n g l o ạ i c â u h ỏ i Tỉ lệ % điểm các 4.0 3.0 2.0 1.0 100 mức độ nhận thức XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT TRONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024- 2025 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ Mức độ Thông TT Đơn vị Vận dụng Chủ đề đánh giá Nhận biết hiểu Vận dụng kiến thức cao 1 Đọc hiểu - Tùy bút Nhận biết 4TN 1 TL - Nhận 3TN 1TL biết được các chi tiết tiêu biểu, thể loại,
- ngôi kể, đặc điểm của tuỳ bút. 1TL - Xác định được số từ có trong văn bản. Thông hiểu:- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút. - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Giải thích được nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng, công dụng của trạng ngữ trong văn bản. Hiểu được quan điểm về vấn đề
- đặt ra trong ngữ liệu. Vận dụng:Liên hệ với bản thân từ nội dung văn bản. 2 Viết Phát biểu Nhận 1TL 1TL 1TL cảm nghĩ biết: 1TL về con Nhận biết người được yêu hoặc sự cầu của đề việc. văn biểu cảm về ngày tết ở quê hương em. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục bài văn biểu cảm.) Vận dụng: Viết được bài văn biểu cảm biết kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, ngôn ngữ trong sáng, giản dị; Vận dụng cao: Có sự sáng tạo
- về dùng từ, diễn đạt, bộc lộ tình cảm cảm xúc, thái độ của người viết với sự việc biểu cảm Tổng 4 TN 3TN 2TL 1TL 2TL 1,5TL Tỉ lệ % 40 30 30 Tỉ lệ 70 30 chung UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 2 trang) I. ĐỌC - HIỂU ( 6,0 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “…Tại sao cứ đến ngày Tết chẳng ai bảo ai mà thiên hạ cứ tự động kiêng như thế? Kiêng theo tập tục? Kiêng vì mê tín? Hay kiêng như thế thì có may mắn thực? Tôi không biết. Chỉ thấy rằng ông bà tôi kiêng, rồi cha mẹ tôi kiêng thì đến tôi, tôi cũng cứ theo thế mà kiêng luôn. […] Từ mấy hôm trước, người vợ đã dặn đi dặn lại các con: ngày tết không được quét nhà, vì sợ đuổi thần tài ra cửa, không được đánh vỡ chén bát để tránh đổ vỡ suốt năm, không được khâu vá vì kim chỉ tượng trưng cho công việc làm ăn vất vả.[…] Phải. Tại sao Tết lại đặt vào ngày cuối và đầu năm âm lịch, mà không đặt vào ngày nào ấm áp như Đoan Ngọ hay Thất Tịch? Ấy là vì tổ tiên ta lúc chọn ngày để đặt Tết Nguyên Đán đã có một ý định là đem lại cho Tết Nguyên Đán một sự phù hợp với tính chất sinh hoạt dân tộc: các cụ chọn một ngày rảnh nhất, một ngày có ý nghĩa nhất trong một năm để tưởng nhớ đến ông bà, rước xách thờ cúng và nghỉ ngơi cho khoẻ.[…] Tục tiễn ông táo, tục không quét nhà, tục xông đất thoát thai từ sự tin tưởng đó. Có người bảo rằng sự tin tưởng đó có từ lúc dân ta bắt đầu định cư và sống về nghề nông. Có từ lúc nào cũng được, nhưng tựu trung thì cũng chẳng có hại gì, vì tin Thần Đất như thế cũng như thờ cúng ông bà cha mẹ, ai cũng phải nhận là một tục hay mà người phương Tây không thể cho là dị đoan, mê tín [...] Cứ tin như thế, người ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Vừa lúc đó, ở ruộng khoai lại nở những bông hoa tím, ở vườn cải lại có những búp vàng, mưa xanh gió tím ôn hoà, người
- dân vui sướng đến tận độ, sáng lên mắt biếc, hồng xuống làn môi cũng là lẽ đương nhiên, không có chi đáng lạ.” (Trích “Tết, Hỡi cô mặc cái yếm xanh”-Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng, Nxh Văn học) Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên thuộc thể loại văn bản nào? A. Tùy bút. B. Tản văn. C. Nghị luận. D. Truyện đồng thoại. Câu 2 (0,5 điểm). Đoạn trích được tác giả viết để đề cập đến vấn đề gì của ngày Tết? A. Các lễ hội. B. Các loài hoa. C. Các tập tục, tín ngưỡng. D. Các việc cần làm. Câu 3 (0,5 điểm). Đoạn trích được viết theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ nhất số nhiều. Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là số từ trong cum từ sau: “các cụ chọn một ngày rảnh nhất" A. Các cụ B. chọn C. nhất D. một Câu 5 (0,5 điểm). Trong câu “Tại sao cứ đến ngày Tết chẳng ai bảo ai mà thiên hạ cứ tự động kiêng như thế?” từ “thiên hạ” trong câu có nghĩa là gì? A. Chỉ những vật nhỏ hơn trời. B. Chỉ mọi người ở đời. C. Chỉ các hành tinh xếp sau Mặt trời. D. Chỉ mặt đất. Câu 6 (0,5 điểm). Việc tác giả sử dụng ngôi kể vừa tìm được ở câu 3 nhằm thể hiện yếu tố nào của đặc điểm thể loại? A. Chất trữ tình. B. Sự sống động. C. Cái tôi. D. Kỳ ảo. Câu 7 (0,5 điểm). Dấu chấm lửng trong đoạn trích được dùng để: A. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Lời trích dẫn bị lược bớt. C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng. D. Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ có nội dung bất ngờ. Thực hiện các yêu cầu/ Trả lời các câu hỏi Câu 8 (1,0 điểm). Tác giả có quan điểm như thế nào trước những tập tục, tín ngưỡng ngày Tết? Câu 9 (0,5 điểm). Xác định chức năng của một trạng ngữ trong câu sau: Vừa lúc đó, ở ruộng khoai lại nở những bông hoa tím, ở vườn cải lại có những búp vàng, mưa xanh gió tím ôn hoà, người dân vui sướng đến tận độ, sáng lên mắt biếc, hồng xuống làn môi cũng là lẽ đương nhiên, không có chi đáng lạ.” Câu 10 (1,0 điểm). Tết là dịp để thể hiện tình cảm biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Bản thân em đã thể hiện sự biết ơn ấy như thế nào? II. VIẾT (4.0 điểm) Cảm nghĩ về ngày tết cổ truyền ở quê em. ……………Hết……………..
- Duyệt của chuyên môn GV BM GV RA ĐỀ Lê Trung Cường Trần Thị Minh Tâm Trần Thị Song HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2024-2025) Môn: Ngữ văn lớp 7 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I. Đọc- hiểu (6 điểm) 1. Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A C A D B C B 2. Trả lời các câu hỏi Câu 8. (1,0 điểm) Mức 1 (1đ) Mức 2 ( 0đ) Tác giả có quan điểm như thế nào trước những tập tục, tín ngưỡng ngày Trả lời sai hoặc Tết: HS nêu câu văn: Cứ tin như thế, người ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu không trả lời.. hơn. Hoặc có thể trình bày suy nghĩ về những tập tục, tín ngưỡng là những nét truyền thống của cha ông xưa, làm theo phong tục thấy đời đẹp và đáng
- yêu. Câu 9. (1,0 điểm) Mức 1 (1đ) Mức 2 ( 0đ) Xác định một trong các trạng ngữ (0,25 điểm) Vừa lúc đó; ở ruộng khoai; ở Trả lời sai hoặc vườn cải không trả lời.. Chức năng của 1 trạng ngữ (0,25 điểm) Vừa lúc đó: chỉ thời gian ở ruộng khoai: Chỉ nơi chốn ở vườn cải: Chỉ nơi chốn Câu 10. (0,5 điểm) Mức 1 (0,5đ) Mức 2 ( 0đ) ( HS trả lời theo ý kiến cá nhân ít nhất hai cảm nhận). Có thể: Trả lời sai hoặc - viếng mộ ông bà. không trả lời.. - Nấu mâm cơm cúng ông bà vào dịp tết …. Phần II: VIẾT (4 điểm): Cảm nghĩ về ngày tết cổ truyền ở quê em. VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm theo bố cục 3 phần. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Cảm nghĩ về ngày tết cổ truyền ở quê em. c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài 0,5 Dẫn dắt, giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung về ngày tết cổ truyền. 2. Thân bài a. Cảm nghĩ về không khí trước Tết - Nơi nào cũng đông đúc, nhộn nhịp 1,5 - Đường phố, cửa hàng được trang trí rực rỡ màu sắc. - Mọi người đều hân hoan, háo hức chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ Tết… => Không khí trước Tết thật rộn ràng, vui tươi khiến em cảm thấy vô cùng thích thú. b. Cảm nghĩ về những ngày Tết - Chiều ba mươi Tết, cả gia đình quây quần bên mâm cơm đoàn viên, cùng đón giao thừa.
- - Mùng 1 Tết, mọi người đi chúc Tết, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp cho năm mới. - Trẻ em sung sướng vì được mặc quần áo mới, nhận những phong bao lì xì đỏ thắm và ăn nhiều món ăn ngon. - Trên vô tuyến có nhiều chương trình Tết, nhiều nơi còn tổ chức các lễ hội dân gian hấp dẫn => Tết là dịp để mọi người có dịp sum họp, trò chuyện với nhau. 3. Kết bài 0,5 Cảm nhận về ý nghĩa của dịp Tết cổ truyền, mong muốn của người viết về việc lưu giữ những nét đẹp truyền thống của quê hương. - d. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết logic 0,5 trong văn bản. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0,5 ..Hết..

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p |
1488 |
81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p |
1095 |
28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p |
1308 |
23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
1212 |
22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p |
1373 |
20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p |
1179 |
18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p |
1191 |
16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
1289 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p |
1078 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p |
1191 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p |
1137 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
1301 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p |
1060 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
1144 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p |
1054 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p |
1011 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p |
978 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p |
957 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
