intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thọ Lộc, Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thọ Lộc, Phú Thọ” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thọ Lộc, Phú Thọ

  1. UBND HUYỆN PHÚC THỌ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THỌ LỘC Năm học 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN 7 Cấp độ tư duy Thành TT phần Nội dung Nhận Thông Vận Tổng năng lực biết hiểu dụng % Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Năng lực Truyện hiện đại I Đọc hiểu 15% 35% 10% 60% (6 điểm) Năng lực Biểu cảm về con II Viết (4 10% 10% 20% 40% người hoặc sự việc điểm) Tỉ lệ % 25% 45% 30% 100% Tổng 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Số câu hỏi theo mức Tổng Nội độ nhận thức % T dung/ Chủ Mức độ đánh giá T Đơn vị Nhận Vận đề Thông kiến thức biết dụng hiểu 1 Đọc Truyện Nhận biết: hiểu hiện đại - Học sinh nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt - Nhận biết các chi tiết miêu tả nhân vật trong tác phẩm. - Nhận biết phó từ, từ loại đi 3 TL kèm và ý nghĩa bổ sung của phó từ được sử dụng. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa bổ sung 2 TL của phó từ trong câu. 60% - Hiểu và nhận xét, lí giải được nội dung, ý nghĩa lời nói của nhân vật trong truyện. - Hiểu được phẩm chất nhân vật thông qua lời nói, hành động của nhân vật. Vận dụng: 1 TL - Từ nội dung truyện, học sinh rút ra được thái độ sống vận dụng vào thực tế. 2 Viết Biểu Nhận biết: Xác định được cảm về yêu cầu của bài văn biểu con cảm: về con người (một người thân của em) người Thông hiểu: Trình bày bài viết theo bố cục 3 phần, nêu được đối tượng (người thân: ông/bà/bố/mẹ/anh/chị/em…), những đặc điểm nổi bật hoặc 1 1 1 kỉ niệm của người đó đã để 40% lại ấn tượng, cảm xúc cho em. Vận dụng: Viết được bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc qua những
  3. ấn tượng về đặc điểm, chi tiết nổi bật của người thân. Từ đó thấy rõ vai trò, vị trí của người đó trong cuộc sống của em. - Lời văn rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, có sự sáng tạo khi viết nhằm khơi gợi được cảm xúc, tăng sức hấp dẫn … Tỉ lệ % 25 45 30 100% Tỉ lệ chung 100%
  4. UBND HUYỆN PHÚC THỌ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THỌ LỘC Năm học 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn - lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên:………………………………………….Lớp: 7…… PHẦN I/ ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. (Theo Tuốc-ghê-nhép, NXB Giáo dục, năm 2010) Câu 1 (0,5đ). Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (1,0đ). Chỉ ra những chi tiết miêu tả tình cảnh đáng thương của ông lão ăn xin trong văn bản? Câu 3 (2,0đ). Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? Từ đó em thấy cậu bé là người có những phẩm chất đáng quý nào? Câu 4 (1,5đ). Chỉ ra phó từ trong câu văn dưới đây, cho biết phó từ đó đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì? Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Câu 5 (1,0đ). Từ nội dung câu chuyện trên, theo em, chúng ta nên làm gì khi trong cuộc sống chúng ta gặp những người có hoàn cảnh khó khăn? PHẦN II/ VIẾT (4,0 điểm): Gia đình là điểm tựa vững chắc nhất và là bến đỗ bình yên với mỗi con người. Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người thân trong gia đình của em. -Hết-
  5. UBND HUYỆN PHÚC THỌ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS THỌ LỘC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn - lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm 1 - Thể loại: Truyện ngắn; Phương thức biểu đạt chính : Tự sự. 0,5 - HS tìm và liệt kê những chi tiết miêu tả tình cảnh đáng 1,0 thương của ông lão ăn xin: I/ + Ông lão già lọm khọm. Đọc + Đôi mắt đỏ hoe, giàn giụa nước, đôi môi tái nhợt. Hiểu 2 + Áo quần tả tơi, thảm hại. + Hình dáng xấu xí. + Bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. + Giọng rên rỉ cầu xin… Yêu cầu: HS nêu được ít nhất 4 chi tiết (mỗi chi tiết cho 0,25đ) - Mặc dù không có gì để cho ông lão ăn xin, nhưng qua lời nói và hành động của cậu bé, ta hiểu cậu bé đã cho ông lão tình 1,0 yêu thương, sự cảm thông, tôn trọng bằng tất cả tấm lòng. - Cậu bé có những phẩm chất đáng quý: 3 + Trung thực, thật thà, chân thành. 1,0 + Giàu lòng nhân hậu, biết yêu thương, quan tâm, đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn. + Lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi… HS nêu đúng một nội dung phẩm chất - cho 0,5đ - Phó từ trong câu: 4 + đang - đi kèm ĐT đi - bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian 1,5 cho ĐT. HS có thể đưa ra cách ứng xử: - Trong cuộc sống, khi gặp những người có hoàn cảnh khó 5 khăn, chúng ta nên: + có thể giúp đỡ, chia sẻ về vật chất 1,0 + thể hiện thái độ cảm thông, tôn trọng, yêu thương Yêu cầu: - Xác định đúng yêu cầu của đề II/ - Viết theo kiểu bài văn biểu cảm Viết - Bố cục: 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)
  6. *Mở bài: 0,25 - Dẫn dắt, giới thiệu người đó là ai. - Nêu tình cảm, ấn tượng ban đầu của người viết. *Thân bài: 3,0 - Giới thiệu ngắn gọn về người đó (tuổi, hoàn cảnh,…) - Biểu cảm chi tiết về nhân vật. Lựa chọn đặc điểm để cảm nhận: + Ngoại hình (chọn đặc điểm ấn tượng nhất: đôi mắt, nụ cười, đôi tay,…) + Công việc, hoạt động, mối quan hệ với mọi người + Tính cách, phẩm chất nổi bật. + Cảm xúc về một kỉ niệm sâu sắc với người đó. 0,25 *Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc, hành động, mong muốn… *Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 *Sáng tạo: Cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm. Thọ Lộc, ngày…. tháng … năm2024 Ban giám hiệu Tổ trưởng Người ra đề Nguyễn Quang Tất Kiều Thị Tú Anh Nguyễn Thị Phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2