intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 M ứ TT Kĩ Nội c Tổng năng dung/đơ đ n vị kĩ ộ năng n h ậ n th ứ c Nhậ Thông Vận V. dụng n hiểu dụng cao biết (Số (Số (Số câu) (Số câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện 4 0 3 1 0 1 0 1 10 hiểu cười Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % điểm 2 Viết Viết bài 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 văn nghị luận về một vấn đề đời sống
  2. (Con người trong mối quan hệ với cộng đồng) Tỉ 10 15 10 0 5 40 lệ điể m từn g loại câu hỏi 3 40 20 10% 100 0 % % % Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 100
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Số câu hỏi Nội dung/ Mức độ đánh theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị kiến giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng cao thức biết hiểu 1 Đọc hiểu Truyện cười Nhận biết: 4 TN 3 TN, 1TL 1 TL 1TL - Nhận biết được thể loại. - Xác định được nhân vật.
  4. - Nhận biết được từ tượng hình, nghĩa của từ Hán Việt . Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa chi tiết, hình ảnh, chủ đề của truyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật. Vận dụng: - Trình bày được cách nghĩ, cách ứng xử, hành động của bản thân gợi ra từ văn bản. - Viết đoạn văn thể hiện được bài học đã rút ra cho bản thân từ văn bản. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: 1 TL* nghị luận về -Xác định
  5. một vấn đề được kiểu bài đời sống (Con nghị luận xã người trong hội về một vấn mối quan hệ đề trong đời với cộng sống (con đồng) người trong mối quan hệ với cộng đồng). - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. - Xác định được tính chất của vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Hiểu và giải thích được ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận. - Đánh giá được tính chất của vấn đề. - Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề. Vận dụng: Vận dụng kĩ
  6. năng tạo lập văn bản, kĩ năng dùng từ, viết đoạn, các phương tiện liên kết, kiến thức về kiểu bài văn nghị luận xã hội để thể hiện được hiểu biết cụ thể của bản thân. Có bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết, mach lạc. Vận dụng cao: Có sáng tạo trong diễn đạt, lời văn giàu cảm xúc, thuyết phục, thể hiện chất văn riêng. 4 TN 3 TN, 1TL 1 TL 1TL Tổng 1TL* Tỉ lệ % : Đọc 20 25 10 5 hiểu Tỉ lệ % : Làm 10 15 10 5 văn Tỉ lệ chung 70 30
  7. ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỘI AN KIỂM TRA CUỐI KÌ HỌC KỲ I Trường: THCS Phan Bội Châu Năm học: 2023 – 2024 Họ và tên:…………………………… MÔN: NGỮ VĂN 8 Lớp: 8/……SBD:…………………… Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……………………. I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. TAM ĐẠI CON GÀ Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì” . Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công , thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: – Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? – Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! (“Tam đại con gà” theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986) Câu 1: (0,5 điểm) Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại truyện dân gian nào ?
  8. B. Truyện thần thoại. B. Truyện cười. C. Truyện cổ tích. D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2: (0,5 điểm) Nhân vật gây cười trong truyện “Tam đại con gà” là: A. Thầy đồ dạy trẻ. B. Bố bọn trẻ. C. Bọn trẻ. D. Bố bọn trẻ và bọn trẻ. Câu 3: (0,5 điểm) Tìm từ tượng hình có ở những câu văn sau: Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì. A. đắc chí. B. bệ vệ. C. đọc to. D. dủ dỉ Câu 4: (0,5 điểm) Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công” trong câu: “Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công ......” A. Vị thần trông coi về sự sống, chết con người. B. Vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình. C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình. D. Vị thần làm công việc se duyên đôi lứa. Câu 5: (0,5 điểm) Cái gây cười nhất của truyện Tam đại con gà là: A. Đã dốt lại cả gan đi dạy trẻ. B. Cái dốt của kẻ thất học. C. Cái dốt của học trò. D. Thói giấu dốt, sĩ diện của thầy đồ. Câu 6: (0,5 điểm) Yếu tố bất ngờ trong truyện là gì? A. Thầy bị lật tẩy mà vẫn cố chống chế theo kiểu láu cá vặt. B. Thầy đắc chí, sai trò đọc to những lời vô nghĩa. C. Chủ nhà còn biết nhiều chữ hơn cả thầy. D. Thầy đã sai, Thổ công nhà chủ cũng sai. Câu 7: (0,5 điểm) Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà có ý nghĩa gì? A. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục và đả kích các tầng lớp trên của xã hội. B. Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân và có ý nghĩa giáo dục
  9. C. Tiếng cười đả kích cái sự dốt của người thầy trong xã hội cũ. D. Tiếng cười đả kích các tầng lớp trên của xã hội và có ý nghĩa giáo dục. Câu 8 (1,0 điểm) Thầy đồ trong truyện bị đáng cười ở những điểm nào? Câu 9 (1,0 điểm) Nếu em là thầy đồ, khi chưa biết chắc một vấn đề nào đó, thì em sẽ chọn cách xử lí như thế nào? Câu 10 (0,5 điểm) Qua truyện cười trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ( Viết đoạn văn từ 5 -7 dòng ) II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 8 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
  10. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sai sót nhỏ. - Điểm toàn bài tính đúng theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan ( 3.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B A B C D A C Điểm 0, 0, 0, 0,5 0,5 0,5 0,5 5 5 5 2. Trắc nghiệm tự luận ( 2.5 điểm) Câu 8: (1,0 điểm) Nội dung Điểm Thầy đồ trong truyện bị đáng cười ở những điểm: 1,0 -Xuất thân là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, làm ra vẻ ta đây uyên bác. Đó là thái độ không trung thực. -Không chịu học hỏi lại đi tin vào thổ công nhà chủ: bị cười ở tội mê tín. -Đã dốt không chịu nhận mà lại biến báo quanh co: bị cười ở cách bịa đặt láo toét Lưu ý: trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm; 2 ý: 0,75 điểm; 3 ý: 1,0 điểm Câu 9:( 1,0 điểm) Mức 1 (1,0 điểm) Mức 2 (0,5 điểm) Mức 3 (0điểm) Nêu được cách xử lí của bản thân và Học sinh nêu được cách Trả lời nhưng lí giải lí do chọn cách xử lí như vậy. xử lí phù hợp nhưng không chính xác, Gợi ý: Tìm hiểu cho chính xác rồi chưa sâu sắc, diễn đạt không liên quan mới trả lời. chưa thật rõ. hoặc không trả
  11. lời. Câu 10:(0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Yêu cầu hình thức: Là đoạn văn 5-7 dòng Học sinh nêu Trả lời nhưng không sai chính tả, ngữ pháp đảm bảo tính được suy nghĩ không chính liên kết và liền mạch, diễn đạt sinh động… hành động của xác, không liên - Học sinh nêu được bài học, suy nghĩ, hành bản thân, phù hợp quan, hoặc động việc làm của bản thân, đảm bảo phù hợp nhưng chưa sâu không trả lời. với nội dung thể hiện trong văn bản, đảm bảo sắc, diễn đạt chưa chuẩn mực đạo đức, pháp luật. thật rõ. Gợi ý: - Cần tìm hiểu kĩ càng vấn đề. - Phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình, không nên sĩ diện hão. II. VIẾT (4 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. - Hình thức: Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Các phần có sự liên kết chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 + Mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần nghị luận. + Thân bài: biết triển khai nhiều luận điểm, tổ chức thành nhiều đoạn văn có liên kết và mạch lạc để làm rõ vấn đề nghị luận. + Kết bài: khái quát được vấn đề.
  12. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình yêu thương trong cuộc sống 0,25 c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: 2,5 + Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp. + Lựa chọn dẫn chứng, minh họa cụ thể, sinh động, thuyết phục. Học sinh trình bày, sau đây là gợi ý. Mở bài : + Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận. + Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống. Thân bài : + Nêu quan niệm về tình yêu thương Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người. + Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống - Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau. - Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con. - Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em. - Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chia sẻ với họ cả vật chất lẫn tinh thần… + Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương: - Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. - Tình yêu thương sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn. - Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. + Dẫn chứng về tình yêu thương + Phản biện: Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, +Liên hệ bản thân Kết bài:
  13. + Khẳng định vai trò của tình yêu thương. + Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em. d. Sáng tạo, có ý tưởng mới mẻ trong cách nghị luận và diễn đạt. 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0, 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2