
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn
lượt xem 1
download

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn
- TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Mức độ nhận thức Tổng % điểm Nội dung/đơn vị Kĩ năng Nhận Thông Vận V. dụng TT kĩ năng biết hiểu dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Văn bản 1 Số câu nghị 6 0 2 1 0 1 0 0 10 Tỉ lệ % luận 30 10 10 10 60 điểm Viết Viết bài Số câu văn nghị 0 1* 0 1* 0 1* 0 0 1 Tỉ lệ % luận về 10 10 20 0 40 điểm vấn đề đời sống (con người 2 trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước).
- Tỉ lệ % 40 30 30 100 điểm các mức độ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/ Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Mức độ đánh giá kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Đọc hiểu Văn bản nghị Nhận biết: 6 TN 2 TN; 1 TL 1TL 1. luận - Xác định kiểu văn bản của đoạn trích. - Xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được kiểu tổ chức đoạn văn, từ Hán Việt.
- Thông hiểu: - Hiểu được mối liên hệ giữa luận điểm với lí lẽ và bằng chứng, vai trò của luận điểm. - Hiểu được quan điểm của người viết trong văn bản. - Hiểu được thông điệp gợi ra từ văn bản. Vận dụng: - Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những việc làm, hành động của bản thân. 2. Viết Viết bài văn nghị Nhận biết: Nhận 1* 1* 1* luận về một vấn biết được yêu đề của đời sống cầu của đề văn (con người trong nghị luận. mối quan hệ với Thông hiểu: cộng đồng, đất Hiểu và viết nước). đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ,
- diễn đạt, bố cục văn bản). Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. Trình bày rõ vấn đề và thể hiện rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Tổng 6 TN; 1 TL 2TN; 2 TL 2 TL Tỉ lệ % 40% 30% 30% Tỉ lệ chung 70% 30% TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 Họ và tên: ...................................... Môn: NGỮ VĂN - Lớp 8 Lớp: 8/... Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI
- I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. (2) Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ quốc gia dân tộc từ tay kẻ thù xâm lược.(3) Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kì diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu.(4) Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau. (5) Khác với thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hy sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ quốc.(6) Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tình yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau.(7) Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc.(8) Mỗi người cũng lựa chọn cho mình cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước. (....) (Trích “Suy nghĩ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc”, Phạm Thảo – NXB Trẻ) Lựa chọn phương án đúng: Câu 1. (0,5 điểm) Xác định kiểu văn bản của ngữ liệu trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. (0,5 điểm) Luận đề của văn bản trên là gì? A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta B. Bàn về lòng yêu nước và tự hào dân tộc C. Tinh thần đoàn kết trong xây dựng đất nước ta D. Truyền thống hiếu học của nhân dân ta Câu 3. (0,5 điểm) Trong văn bản trên, tác giả nêu lí lẽ và bằng chứng về lòng yêu nước của dân tộc ta trong thời điểm nào? A. Trong lịch sử và tương lai B. Trong hiện tại và tương lai C. Trong tương lai. D. Trong lịch sử và hiện tại Câu 4. (0,5 điểm) Tác giả nêu ra những bằng chứng nào thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam trong thời bình? A. Đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, cống hiến về tri thức, cống hiến trên lĩnh vực thể thao.
- B. Tăng gia sản xuất, tập trung phát triển kinh tế, góp phần làm giàu cho đất nước. C. Nêu cao tinh thần đấu tranh giành lại và bảo vệ quốc gia dân tộc từ tay kẻ thù xâm lược. D. Không ngừng thi đua, học tập, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh giàu đẹp. Câu 5. (0,5 điểm) Xác định từ Hán Việt trong câu “Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ quốc gia dân tộc từ tay kẻ thù xâm lược.” A. nghìn năm B. dân tộc C. quốc gia D. kẻ thù Câu 6. (0,5 điểm) Đoạn văn thứ nhất thuộc kiểu tổ chức đoạn văn gì? A. Diễn dịch B. Song song C. Quy nạp D. Phối hợp Câu 7. (0,5 điểm) Tại sao các lí lẽ, bằng chứng được đưa ra có thể làm sáng tỏ luận điểm của văn bản? A. Vì chúng tiêu biểu, xác thực, liên quan đến vấn đề nghị luận. B. Vì các lí lẽ và bằng chứng đó hay, đa dạng ở các đề tài. C. Vì chúng nằm trong bài viết của tác giả nổi tiếng. D. Vì chúng có trong lịch sử và tất cả mọi người đều biết. Câu 8. (0,5 điểm) Theo em, vì sao tác giả khẳng định “tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại”? A. Vì tinh thần yêu nước là tình cảm mà không phải người dân Việt Nam nào cũng có. B. Vì tinh thần yêu nước vốn có được từ cuộc sống lầm than, khổ cực của nhân dân ta. C. Vì tinh thần yêu nước được hun đúc, rèn luyện từ các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. D. Vì tinh thần yêu nước là tình cảm cao quý mà tất cả người Việt Nam đều hiểu được. Câu 9 (1,0 điểm) Văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì? Câu 10 (1,0 điểm) Qua việc tìm hiểu nội dung văn bản, em sẽ hành động như thế nào để thể hiện tinh thần yêu nước trong cuộc sống hiện tại? II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Học sinh với việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. BÀI LÀM
- HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) A. Hướng dẫn chung : - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể : Đáp án và thang điểm Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời D B D A C B A C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9: (1,0 điểm) * Gợi ý đáp án: Thông điệp từ văn bản trên là: - Mỗi người cần nhận thức được tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là truyền thống vô cùng quý báu. - Mỗi người cần thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực.
- - …… (Lưu ý: HS có thể diễn đạt khác, GV tuỳ mức độ mà đánh giá ghi điểm phù hợp) * Hướng dẫn chấm: Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,75đ) Mức 3 (0,5đ) Mức 4 (0,25 đ) Mức 5 (0,0 đ) Học sinh nêu Học sinh nêu Học sinh nêu Học sinh nêu được Học sinh không được 1 ý rõ được 1 ý rõ ràng, được 1 ý 1 ý song còn trả lời hoặc trả ràng, đầy đủ, đầy đủ, diễn đạt nhưng chưa chung chung, sơ lời không đúng diễn đạt tốt. tương đối tốt. thật rõ ràng, sài, diễn đạt chưa với yêu cầu của đầy đủ. tốt. đề. Câu 10: (1,0 điểm) * Gợi ý đáp án: + Em cần giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Chăm lo học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động có ích để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. + Cần sáng suốt trước mọi âm mưu dụ dỗ, lôi kéo của thế lực thù địch. + Tuyên truyền cho mọi người nhận thức sâu sắc về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. +…. * Gợi ý mức ghi điểm câu trả lời: Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,5-0,75đ) Mức 3 (0,25đ) Mức 4 (0,0 đ) - Học sinh nêu được - Học sinh nêu được 2 ý - Học sinh nêu được Học sinh không 2 ý một cách rõ ràng, rõ ràng, song diễn đạt 1 ý, diễn đạt còn chưa trả lời hoặc trả đầy đủ, thuyết phục, chưa thật tốt (hoặc nêu rõ, chưa thuyết phục. lời không đúng diễn đạt tốt (mỗi ý được 1 ý một cách rõ với yêu cầu của 0,5 điểm). ràng, đầy đủ, thuyết phục, đề. diễn đạt tốt)
- Lưu ý: HS có thể có những câu trả lời khác, miễn là hợp lí và đảm bảo đúng, phù hợp nội dung văn bản, GV linh động chấm đối với câu này. Phần II: VIẾT (4,0 điểm) 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn nghị luận. 0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 3. Triển khai đúng nội dung yêu cầu. 2,5 4. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 5. Sáng tạo. 0,5 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Học sinh biết viết bài văn nghị luận về vấn đề đời sống. - Bài viết có bố cục 3 phần, biết cách diễn đạt; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Sử dụng các phương pháp, kĩ năng viết bài văn nghị luận.
- * Yêu cầu cụ thể: 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: - Bài viết đảm bảo cấu trúc đủ 3 phần của bài văn nghị luận: Mở bài, Thân bài và Kết bài. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác 0,5 lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy. Thân bài: Chứng minh, giải thích làm rõ vấn đề. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động. - Trình bày đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ nội dung. 0,25 - Bài làm chưa tổ chức thành 3 phần như trên (thiếu Mở bài hoặc Kết bài, hoặc cả 0,0 bài chỉ viết một đoạn văn). 2. Xác định đúng yêu cầu của đề: - Xác định đúng yêu cầu đề. 0,25 - Xác định không đúng yêu cầu đề. 0,0 3. Triển khai bài viết: Biết vận dụng các kĩ năng để lập luận, làm rõ vấn đề. Trình 2,5 bày các ý kiến theo một trình tự hợp lý, biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, sử dụng lí lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ. Học sinh có thể có nhiều cách tổ chức, triển khai các luận điểm, sau đây là một số gợi ý: 1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người 0,25 viết về vấn đề ấy.
- 2. Thân bài: Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc. 2,0 - Tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh trường lớp: 0,5 + Vệ sinh trường học là hoạt động nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất về môi trường, cơ sở vật chất trường, lớp, các trang thiết bị, chế độ vệ sinh dạy học, học tập, tập luyện thể dục, thể thao. + Ý nghĩa của việc dọn dẹp vệ sinh trường học: giúp học sinh và các giáo viên có môi trường học tập tốt hơn, xanh sạch đẹp và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cũng như sức khoẻ tốt nhất. + Vệ sinh trường học là công việc chung của tất cả mọi người (thầy cô, học sinh) + Mỗi cá nhân, đặc biệt là học sinh phải có ý thức bảo vệ môi trường trường học. 0,25 - Thực trạng tình hình học sinh hiện nay chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp. + Lí lẽ: Một số học sinh có thói quen ỷ lại vào người khác; thiếu ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh chung,… + Bằng chứng: Học sinh xả rác ở bất cứ nơi đâu, không nhặt giấy rác tại chỗ ngồi 0,5 sau mỗi buổi học; không sắp xếp lại bàn ghế ngay ngắn;….. - Vì sao học sinh phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp? + Lí lẽ: . Trường học là môi trường học tập chung của tất cả học sinh và giáo viên, nơi đây học sinh sẽ được tiếp thu, lĩnh hội kiến thức góp phần phát triển bản thân mình. . Học sinh là đối tượng quan trọng nhất chịu ảnh hưởng bởi môi trường trường học. . Việc giữ gìn vệ sinh chung không phải trách nhiệm của một cá nhân cụ thể nào mà 0,5 đó là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. + Tác hại của việc không giữ gìn vệ sinh trường lớp. . Thái độ thiếu ý thức trách nhiệm của học sinh sẽ ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách của chính bản thân các em. . Không được sự yêu mến từ thầy cô và bạn bè xung quanh. .….. + Bằng chứng: . Học sinh sẵn sàng mang đồ ăn đồ uống vào lớp học và ăn uống xong vứt rác vào 0,25 hộc bàn, trên ghế hay bất cứ nơi đâu sẽ làm bẩn lớp học,… . Lớp học, sân trường đầy rác bẩn làm mất vẻ mỹ quan của môi trường học tập. => ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của học sinh đó. - Liên hệ, mở rộng vấn đề + Mỗi học sinh cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh lớp
- học cũng như môi trường xung quanh lớp học, không nên có thái độ ỷ lại vào người khác + Nhà trường nên có những hình thức xử phạt những em học sinh xả rác bừa bãi, hay có những quy định về khuôn viên ăn uống của học sinh + Gia đình cũng nên nhắc nhở con em mình phải vứt rác đúng nơi quy định và đảm bảo vệ sinh chung. * Bài viết cần có lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu khách quan. *Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành 0,25 động. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 *Lưu ý: Không ghi điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, thể hiện quan điểm sâu sắc về vấn 0,5 đề được nêu ra. --------------------- Hết ---------------------

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p |
1488 |
81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p |
1095 |
28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p |
1308 |
23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
1213 |
22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p |
1374 |
20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p |
1180 |
18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p |
1191 |
16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
1291 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p |
1078 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p |
1191 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p |
1137 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
1301 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p |
1060 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
1145 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p |
1054 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p |
1011 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p |
978 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p |
957 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
