intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Thăng Bình’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Thăng Bình

  1. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2024 - 2025 Phương án kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận Thời gian kiểm tra: 90 phút Mức độ nhận thức Nội Kĩ dung/đơn Vận dụng Tổng TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Đọc hiểu hiểu văn bản thơ đường luật 6 0 1 2 0 1 10 (Ngoài SGK) Tỉ lệ % điểm 30 5 15 10 60 2 Viết Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (một bài 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) Tỉ lệ điểm từng loại 10 10 10 10 40 câu hỏi Tỉ lệ % điểm các mức 40% 30% 20% 10% độ nhận thưc 70% 30% 100 * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ (kí hiệu bằng 1*). Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến Nhận hiểu Vận dụng thức biết dụng cao 1 Đọc hiểu Đọc hiểu Nhận biết: 6 TN văn bản -Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, thơ Đường vần, nhịp, đối và các biện pháp luật tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ - Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. 1TN Thông hiểu: 2TL - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. 1TL - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL* văn phân - Giới thiệu được đầy đủ thông tích một tin chính về tên tác phẩm, tác tác phẩm giả, thể loại,… của tác phẩm. văn học -Trình bày được những nội (một bài dung khái quát của tác phẩm thơ thất văn học. ngôn bát Thông hiểu: cú hoặc tứ
  3. tuyệt - Triển khai vấn đề nghị luận Đường thành những luận điểm phù luật) hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. -Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. Tổng 6TN 1TN+ 2TL 1TL 1TL 3TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm.
  4. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐỀ CHÍNH THỨC PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) Hồ Chí Minh Phiên âm: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên; Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Dịch nghĩa: Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất, Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân; Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân, Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Dịch thơ: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Xuân Thủy dịch) Nguyên tiêu: đêm rằm tháng giêng. Kim: nay, dạ: đêm, nguyệt: trăng, chính: vừa đúng, viên: tròn. Xuân: mùa xuân, giang: dòng sông, xuân thủy: nước mùa xuân, tiếp: liền với, xuân thiên: bầu trời mùa xuân. Yên: khói, ba: sóng, thâm: sâu, xứ: nơi, đàm: bàn bạc, quân sự: việc quân. Dạ bán: lúc nửa đêm, quy lai: trở về, mãn: đầy Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) là một tác phẩm nổi tiếng của Hồ Chí Minh, được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 - những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 7, mỗi câu: 0,5 điểm) Câu 1. (0.5 điểm) Bài thơ “Rằm tháng giêng” phần phiên âm được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Ngũ ngôn D. Tự do Câu 2. (0.5 điểm) Bài thơ “Rằm tháng giêng” được hiệp vần ở những câu thơ nào? A. Câu 1, 2 B. Câu 1, 2, 4 C. Câu 2, 3, 4 D. Câu 1, 2, 3, 4 Câu 3. (0.5 điểm) Bài thơ “Rằm tháng giêng” được ngắt theo nhịp gì? A. 2/2/3 B. 3/4 C. 4/3 D. 2/5
  5. Câu 4. (0.5 điểm) Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”? A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất. B. Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân. C. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân. D. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Câu 5. (0.5 điểm) Từ “xuân giang” có nghĩa là gì? A. Mùa xuân B. Dòng sông C. Mùa xuân dòng sông D. Dòng sông mùa xuân Câu 6. (0.5 điểm) Cảnh vật trong tác phẩm được miêu tả trong thời gian nào? A. Buổi sáng. B. Buổi chiều. C. Buổi trưa. D. Buổi đêm. Câu 7. (0.5 điểm) Trong câu thơ thứ hai ở bản dịch, dịch giả đã làm mất đi một từ “xuân” so với nguyên tác. Vậy việc sử dụng với ba từ “xuân” trong câu thơ nhằm dụng ý gì? A. Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đang tràn ngập khắp đất trời. B. Tác giả khẳng định nhịp đi của mùa xuân đủ chậm rãi, lặng lẽ nhưng dần dần xâm chiếm cả thiên nhiên và lòng người. C. Mùa xuân đã đến với đất trời, cảnh vật và giục giã trong lòng người chiến sĩ cách mạng, thôi thúc họ gắng chiến đấu để giành lại mùa xuân cho đất nước. D. Nhấn mạnh đến thời gian diễn ra sự kiện “bàn việc quân” là vào đầu mùa xuân. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8. (0.75 điểm) Em hãy nêu khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Rằm tháng giêng”. Câu 9. (0.75 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng ở câu thơ thứ hai: “Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”? Câu 10. (1.0 điểm) Hãy chỉ ra bài học em học tập được từ Bác qua bài thơ “Rằm tháng giêng”? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh ở phần đọc hiểu. ==============Hết=============
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đáp án Biểu điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Mỗi câu đúng 0.5 A B C C D D C (Tổng: 3.5 điểm) Câu 8: - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ + Nội dung: Bài thơ “Rằm tháng giêng” đã mô tả hình ảnh thiên nhiên ở 0.5 chiến khu Việt Bắc trong đêm rằm tháng giêng. Nhà thơ từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và niềm tin vào chiến thắng của sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi, biện pháp tu từ điệp ngữ,..... 0.25 Câu 9: Xác định được BPTT: Điệp ngữ 0.25 - Tác dụng: Điệp từ "xuân" được sử dụng 3 lần trong một câu thơ. Điệp từ 0.25 đã giúp đoạn thơ tăng tính biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. Đồng thời cho thấy không khí mùa xuân đang lan tỏa cả đất trời. Cả không gian đều là không khí ấm áp của mùa xuân đang tới. Qua đó ta thấy được tình yêu sâu đậm gắn bó của Bác dành cho thiên nhiên đất nước khi vào xuân. Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy và không ngừng chuyển động để lớn dần lên. Khung cảnh tràn đầy sức sống, 0.25 sông, nước và bầu trời dường như đang giao hòa với nhau. Bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống. Câu 10: Yêu cầu: - Nội dung: Hs nêu được bài học cụ thể, có ý nghĩa: (Nêu tối thiểu 2 bài học) 1.0 - Luôn hoà hợp với thiên nhiên; Tình yêu quê hương đất nước - Phong thái ung dung tự tại trước mọi hoàn cảnh khó khăn - Tâm hồn nhạy cảm và trân trọng vẻ đẹp của tạo hoá, phong cách sống lạc quan giàu chất thi sĩ. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học 0.25 Mở bài giới thiệu được tác giả và bài thơ. Thân bài phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ Nguyên tiêu(Rằm tháng 0.25 giêng) của Hồ Chí Minh.
  7. c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý 3.0 sau: (1) Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả; nêu ý kiến chung về bài 0.5 d. thơ (2) Thân bài: * Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. 0.25 → Từ hoàn cảnh sáng tác làm nổi bật lên được vẻ đẹp của bài thơ. * Phân tích từng câu thơ: a. 2 câu thơ đầu: Thiên nhiên Việt Bắc 0.75 - Hình ảnh trăng: “nguyệt chính viên”- trăng đúng lúc tròn nhất. → không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng. - Sức sống của mùa xuân: “Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên” → Điệp từ "xuân": Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời. ⇒ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống. b. 2 câu thơ cuối: Hình ảnh con người 0.75 - Vẻ đẹp con người: + Bàn việc quân giữa yên ba thâm sứ. - Vẻ đẹp thiên nhiên: “trăng ngân đầy thuyền” + Hình ảnh mang đậm vẻ đẹp của Đường thi: Con thuyền chở đầy trăng lướt đi phơi phới trên sông nước mùa xuân. + Ánh trăng chảy tràn, lai láng, dâng đầy trong khoang thuyền. → Phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác. c. Khái quát chung 0.25 - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc. - Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi: con thuyền, vầng trăng, sông xuân, trời xuân… → Chất chiến sĩ và thi sĩ hòa hợp tạo nên tâm hồn Bác. → Tâm hồn yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước của Bác. → Thể hiện phong thái ung dung, lạc quan cách mạng của Bác. (3) Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. 0.5 Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. 0.25 * Lưu ý: - Trên đây chỉ là một số gợi ý chung. Khi chấm giáo viên cần căn cứ vào bài làm thực tế của Hs, có trao đổi thảo luận tại tổ nhóm chuyên môn để đánh giá cho điểm linh hoạt, phù hợp với thực tế. - Điểm toàn bài được làm tròn theo quy định hiện hành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
91=>1