
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huy Hiệu, Núi Thành
lượt xem 1
download

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huy Hiệu, Núi Thành” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huy Hiệu, Núi Thành
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 16) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm + Tự luận - Cách thức: Kiểm tra tập trung theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8, 2024-2025 M ộ nhận th c Tổng Nộ Kĩ Vận ụng % TT ng n N ận T ng ể Vận ụng năng cao ểm n TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Văn bản hiểu nghị luận Số 4 1 2 1 0 1 0 1 10 câu Tỉ lệ % 20 10 10 10 5 5 60 ểm 2 Vi t Nghị luận về một vấn Số đề đời sống 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 câu (một thói Tỉ lệ quen xấu % của con ểm người trong 10 10 10 10 40 xã hội hiện đại) Tỉ ệ ểm các m c 40 30 15 15 ộ 100 Tỉ lệ % chung 70 30
- IV. BẢNG ĐẶC TẢ ẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM T CUỐI HỌC K I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8- T ỜI GI N L M I P T ố ộ n ận Nộ ng Đ n TT Kĩ năng M ộ n g T ng Vận n N ận Vận ể ụng ụng cao 1 Đọc Văn bản Nhận bi t: hiểu nghị luận - Nhận biết được thể loại văn bản (C1) - Nhận biết luận đề (C2) 2 TN - Nhận biết được kiểu tổ 4 TN 1 TL 1TL chức đoạn văn (C3) 1 TL - Nhận biết được từ Hán Việt (C4) - Nhận biết lí lẽ, dẫn chứng (C7) Thông hiểu: 1TL - Hiểu được nghĩa của thành ngữ (C5) - Hiểu được chi tiết, nội dung văn bản (C6) - Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ (C8) Vận dụng: - Thông điệp của tác phẩm (C9) - Cảm nhận được một phương diện gợi ra từ tác phẩm (C10) 2 Vi t Nghị luận Nhận bi t: 1* 1* 1* 1 về một Nhận biết được yêu cầu của TL* vấn đề đời đề về kiểu văn bản nghị sống (một luận một vấn đề đời sống thói quen (một thói quen xấu của con xấu của người trong xã hội hiện con người đại), bài viết có bố cục 3 trong xã phần. hội hiện
- đại) Thông hiểu: Biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp để thể hiện quan điểm của mình về vấn đề nghị luận. Vận dụng: Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phương tiện liên kết, các kĩ năng lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện rõ được quan điểm của mình về vấn đề. Vận ụng a Sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng một cách thuyết phục. Tổng 4TN 2TN 2 TL 2TL 2TL 2 TL lệ 40 30 15 15 Tỉ ệ ng 70 30 V. ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC- HIỂU (6. ểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây: “ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực. Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn hơn ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.
- (Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân) T ự ện yê ầ Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Văn bản thông tin. C. Truyện ngắn. B. Văn bản nghị luận. D. Truyện vừa. Câu 2. Luận đề trong văn bản trên là: A. Mỗi người sinh ra có một giá trị riêng biệt. B. Trong cuộc sống có người tài giỏi và có người yếu kém. C. Giá trị của vịt và thiên nga. D. Mỗi người phải chuyên cần cố gắng từng ngày. Câu 3. Đoạn văn thứ ba được triển khai theo cách nào? A. Diễn dịch. C. Song song. B. Quy nạp. D. Phối hợp. Câu 4. Từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. cà vạt. B. vượt qua. C. tài năng. D. đẹp. Câu 5. Nghĩa của thành ngữ “độc nhất vô nhị” là: A. Tâm địa độc ác là duy nhất. C. Sự riêng biệt độc đáo là duy nhất. B. Sự khác biệt là độc nhất. D. Duy nhất, độc đáo, chỉ có một không có hai. Câu 6. Điều kì diệu mà tác giả nói tới trong văn bản trên là gì? A. Không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. B. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. C. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. D. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Câu 7 (1,0 điểm) Câu văn “Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn.” có vai trò là lí lẽ hay dẫn chứng trong đoạn văn trên? Câu 8. (1,0 điểm) Phân tích tác dụng biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong phần in đậm ở văn bản trên “Bạn có thể không…nấu ăn rất ngon” ? Câu 9. (0.5 điểm) Thông điệp mà văn bản trên muốn truyền đạt là gì? Câu 10. (0.5 điểm) Vấn đề mà văn bản trên đề cập đến có ý nghĩa như thế nào với em? (viết đoạn văn khoảng 5-7 câu) II. VIẾT (4, ể )
- Lối sống vô cảm đang len lỏi vào giới trẻ. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó. VI. ƯỚNG DẪN C ẤM ĐỀ KIỂM T CUỐI ỌC K I M n Ngữ ăn ớp 8 . ƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. D N C O ỌC IN K UYẾT TẬT Yêu cầu: I. Đọ ể : 7.5 điểm - Chỉ yêu cầu học sinh trả lời từ câu 1-6 (mỗi câu 0.75 điểm) - Câu 7, 8, 9, 10 chỉ cần trả lời đúng 1 ý ghi tròn điểm. (Linh hoạt trong việc cho điểm) II. V 2.5 điểm + Viết bài văn đảm bảo bố cục 3 phần theo đúng thể loại; xác định đúng đối tượng nghị luận là lối sống vô cảm trong giới trẻ; triển khai được một luận điểm; biết cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp; kết hợp đảm bảo yêu cầu về ngữ pháp, chính tả. (1,5 - 2,5 điểm) + Viết bài văn đảm bảo bố cục 3 phần theo đúng thể loại; xác định đúng đối tượng nghị luận là lối sống vô cảm trong giới trẻ, triển khai được một luận điểm; đảm bảo yêu cầu về ngữ pháp, còn sai nhiều lỗi chính tả. (0,75- 1,5 điểm) + Viết bài văn đảm bảo bố cục 3 phần theo đúng thể loại; xác định đúng đối tượng nghị luận là lối sống vô cảm trong giới trẻ, cách lập luận chưa đủ sức thuyết phục; chưa đảm bảo yêu cầu về ngữ pháp, chính tả. (0,25 -0.75 điểm) + Không viết được bài văn (0 điểm) . ƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Đ ểm I ĐỌC HIỂU 6,0 Chọn p Câu 1 2 3 4 5 6 n úng Đ p n B A B C D A nhất Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm. 7 *Gợi ý: Câu văn “Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn.” có vai trò là dẫn chứng trong đoạn 1 văn trên. 8 Gợi ý: - Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong phần in đậm ở văn bản trên “Bạn có thể không…nấu ăn rất ngon”: Điệp cấu
- trúc (điệp ngữ) - Tác dụng : Điệp ngữ “ bạn có thể không…nhưng…”Nhấn mạnh rằng ai cũng có những giá trị riêng của bản thân, dù bạn không có thứ này nhưng chắc chắc bạn có thứ khác. 9 Thông điệp mà văn bản trên muốn truyền đạt là: 0.5 Gợi ý: Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó. - Học sinh nêu được thông điệp, trình bày mạch lạc, logic. (0.5 điểm) - Học sinh nêu được thông điệp nhưng trình bày chưa mạch lạc, logic. (0.25 điểm) - Học sinh có nêu thông điệp nhưng không phù hợp, hoặc không nêu. (0.0 điểm) * Lưu ý: Tùy mức độ trả lời của học sinh mà giáo viên linh hoạt ghi điểm. 10 HS nêu được Em nhận ra giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì?Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào? Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn? Gợi ý: Vd: Em nhận ra được giá trị sẵn có tốt đẹp của bản thân là sự chăm chỉ và lòng yêu thương mọi người. Em đã thể hiện nó bằng cách học tập mỗi ngày và giúp đỡ rất nhiều người trong khả năng của bản thân. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt và cố gắng hơn nữa để trở thành công dân có ích cho xã hội. - Học sinh nêu được ý nghĩa đối với bản thân mình, trình bày mạch lạc, logic. (0.5 điểm) - Học sinh nêu được ý nghĩa đối với bản thân mình nhưng trình bày chưa mạch lạc, logic. (0.25 điểm) - Học sinh có nêu được ý nghĩa đối với bản thân mình nhưng không phù hợp, hoặc không nêu. (0.0 điểm) * Lưu ý: Tùy mức độ trả lời của học sinh mà giáo viên linh hoạt ghi điểm.
- II VIẾT 4,0 a. Xác định yêu cầu của kiểu bài: nghị luận về một vấn đề đời 0,25 sống (một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại) b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Lối sống vô cảm trong giới 0,5 trẻ c. Đề xuất đươc hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài 1.0 viết: - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: lối sống vô cảm đang len lỏi trong giới trẻ, nêu khái quát sự ảnh hưởng của vấn đề. * Thân bài: - Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau một cách linh hoạt. Sau đây là vài gợi ý chính: + Luận điểm 1: Giải thích: Lối sống vô cảm là gì? + Luận điểm 2: Biểu hiện: Tình trạng vô cảm của giới trẻ đang diễn ra rộng khắp và trở thành căn bệnh vô cảm. Thờ ơ, lạnh nhạt trước những nổi đau của người khác; Không phẫn nộ trước cái xấu, cái ác;… (HS đưa dẫn chứng trong văn học hoặc ngoài thực tế cuộc sống) + Luận điểm 3: Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan và chủ quan:… + Luận điểm 4: Hậu quả nghiêm trọng của lối sống vô cảm: Người đó giống như một cổ máy không có tâm hồn, không có trách nhiệm, + Luận điểm 5: Đề xuất giải pháp có tính khả thi: Lên án, phê phán những điều xấu xa; quan tâm, yêu thương mọi người; tăng cường tuyên truyền,…
- + Luận điểm 6: Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. . Phê phán/ Ca ngợi ai . Liên hệ bản thân. … * Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Giải thích được vô cảm là gì? - Triển khai được ít nhất một luận điểm về biểu hiện, nguyên nhân, tác hại của lối sống vô cảm; phản bác và có đề xuất được một vài biện pháp có tính khả thi. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt 1.5 phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục từ thực tiễn cuộc sống. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ 0.25 pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo trong nội 0,5 dung và hình thức thể hiện. Trên đây là những gợi ý, giám khảo cần linh động đáp án khi chấm. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p |
1488 |
81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p |
1095 |
28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p |
1308 |
23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
1213 |
22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p |
1374 |
20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p |
1180 |
18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p |
1191 |
16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
1291 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p |
1078 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p |
1191 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p |
1137 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
1301 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p |
1060 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
1145 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p |
1054 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p |
1011 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p |
978 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p |
957 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
