
TRƯỜNG THCS TRẦN NGỌC SƯƠNG
Họ và tên:…………………...…Lớp:8/
KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2024-2025
Môn: Ngữ văn - Lớp: 8
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN:
I. ĐỌC HIỂU (6,0 Điểm)
Đọc văn bản sau:
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta!
( Nguyễn Khuyến, trong Hợp tuyển thơ văn
Việt Nam, tập IV, NXB Văn hóa, Hà Nội 1963)
Câu 1(0,5 điểm) . Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thơ tự do
C. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Câu 2(0,5 điểm). Cách xưng hô “bác - ta” trong bài thơ thể hiện điềugì?
A. Kính trọng. B. Gần gũi, thân mật. C. Nể nang. D. Khách sáo.
Câu 3 (0,5 điểm). Từ “chửa”, trong câu thơ: “Cải chửa ra cây, cà mới nụ,” là
A. từ toàn dân B. biệt ngữ xã hội C. từ địa phương D. từ tượng thanh
Câu 4.(0,5điểm). Trong bài thơ trên tác giả bày tỏ sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích
gì?
A. Miêu tả cảnh nghèo muốn bạn giúp đỡ. B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế cta mình.
C. Không muốn tiếp đãi bạn. D. Ca ngợi tình bạn đẹp không vì vật chất.
Câu 5.(0,5 điểm). Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có đặc điểm nào dưới đây?
A. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. B. Dùng từ Hán Việt trang trọng, hàm súc.
C. Kết hợp từ thuần Việt và Hán Việt. D. Ngôn ngữ thuần Việt giản dị, dí dỏm, hài hước.
Câu 6(0,5 điểm). Cht đề cta bài thơ trên là gì?
A. Tình cảm gia đình. B. Tình bạn.
C. Tình thầy trò chân thành. D. Tình bác cháu.
Câu 7(0,5 điểm). Tác dụng cta nghệ thuật đối trong 2 cặp câu: 3-4; 5-6 cta bài thơ là gì?
A. Tạo giọng điệu hài hước, dí dỏm
B. Tạo ra tình huống dí dỏm cta tác giả khi có bạn đến thăm.
C. Nhấn mạnh sự mong ước được tiếp đãi bạn chu đáo
D. Nhấn mạnh sự chân thành cta tình bạn dù thiếu vật chất.