intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lam Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lam Hồng” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lam Hồng

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ THI KSCL HKI NĂM HỌC 2022-2023 LAM HỒNG Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9 (Thời gian làm bài: 60 phút) Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng. Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta… Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo. (Trích thư của thầy giáo Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Xác định nội dung chính của văn bản. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Phần II: Làm văn (7 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ phần trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày giải pháp khắc phục hiện tượng sống ảo của giới trẻ. (20 dòng) Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ... Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (Trích: Bếp lửa - Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập một) ........................ Hết .......................
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: Đọc – hiểu PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 2 Nội dung: Đoạn trích là lời khuyên các bậc phụ huynh hãy hạn chế 0,5 cho con sử dụng các thiết bị điện tử 3 - Điệp ngữ (Hãy)-> Tác dụng: Đề nghị, thúc giục các bậc cha mẹ 1,0 quan tâm đến con em mình nhiều hơn để các con quan tâm đến những người xung quanh hơn là mê say với các trang mạng trên thế giới ảo. - Liệt kê (nói chuyện,trao đổi, tâm sự…) ->liệt kê ra những mong muốn đối với giới trẻ với những người xung quanh, để chúng không đuổi theo những ảo ảnh trên các trang mạng ảo. II 1 a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội 2,0 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: 0,25 *Thân đoạn: - Nêu hiện tượng/ thực trạng: 0,5 - Sống ảo đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong giới trẻ hiện nay. - Dành phần lớn quỹ thời gian cho các trang mạng xã hội - Đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, khoe ảnh, bình luận dạo… - Giải pháp khắc phục, bài học rút ra: - Mạng xã hội không hề xấu hay có hại, có chăng là người sử dụng 1,0 chưa biết tận dụng đúng cách. Hãy để mạng xã hội dừng lại ở mức là món ăn tinh thần, là phương tiện kết nối bạn bè, đem lại lợi ích thật. - Hãy thôi sống ảo, bắt đầu tin tưởng vào bản thân, hướng cuộc sống của bạn đến với những giá trị có ích cho bản thân và xã hội. Đừng để đến khi cuộc sống ảo hoàn toàn thay thế và làm chủ cuộc sống thật của bạn. - Có lối sống lành mạnh, dành thời gian cho những việc có ích, sống hoà đồng, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, hoạt động xã hội để cuộc sống có ý nghĩa… - Học tập, rèn luyện, khẳng định bản thân, để trở thành người có ích. * Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận 0,25 2 a.Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận về một đoạn thơ. 5,0 b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c.Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết 0,25 hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.
  3. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : Bài viết có thể trình bày nhiều cách song đảm bảo các ý sau: * Mở bài: - Giới thiệu được tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa 0,5 - Khái quát nội dung của khổ thơ thứ 6. * Thân bài: 1. Khái quát hoàn cảnh ra đời, mạch cảm xúc của bài thơ 0,25 2. Cảm nhận về tình bà cháu trong đoạn thơ 3,0 2.1. Nhắc lại nội dung của những khổ thơ đầu 2.2. Từ những suy nghĩ về bà, cháu bộc lộ tình yêu thương và biết ơn bà vô hạn + Chất biểu cảm trữ tình vẫn còn nhưng đã dòng suy tưởng đã nhuốm màu nghị luận. “Lận đận” - từ láy gợi hình với hai thanh trắc đã diễn tả cả cuộc đời vất vả của bà, kết hợp với “biết mấy nắng mưa” - ẩn dụ để chỉ những thăng trầm của cuộc sống càng làm đậm thêm sự hy sinh cần mẫn của bà. Trải qua tất cả những khó khăn, thách thức ấy, hình ảnh bà vẫn chưa bao giờ tách rời với bếp lửa. + “Mấy chục năm rồi”, lời thơ kể mà như đếm, gợi lên cả một tuổi thanh xuân, cả một đời người thức khuya dậy sớm gắn liền với khói bếp cay nồng. Ấy vậy mà trong “thói quen dậy sớm” ta cảm nhận được sự tần tảo, đức hy sinh vẫn nguyên vẹn như thuở nào. + “Nhóm”, “nhóm”, “nhóm”, “nhóm” – điệp ngữ ấy ngân lên, lan tỏa và khơi dậy biết bao yêu thương, biết bao rung cảm và xúc động trong lòng người đọc. Mỗi hình ảnh liệt kê trong mỗi câu thơ là cả một dòng suy ngẫm gợi lên trong cả tác giả lẫn độc giả. “Bếp lửa ấp iu nồng đượm” ở khổ một nay được lặp lại làm mạch cảm xúc được nối liền, ngân vang như một lời khẳng định về sự cần mẫn, khéo léo của bà. Chính tấm lòng nồng ấm đó đã “nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi” nuôi cháu trong những lúc thiếu thốn. Để từ đó, bà nhắc cháu rằng không bao giờ được quên những năm tháng nghĩa tình chia nhau từng củ khoai, củ sắn cho đỡ đói lòng. + Những năm tháng mà hai bà cháu sống trong sự đùm bọc, san sẻ cùng xóm làng với “nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”. Câu thơ như một lời răn dạy cháu hãy luôn sống chan hòa và biết nghĩ đến mọi người, đừng ích kỉ cho riêng mình. Chính những bài học thầm lặng và gắn liền với cuộc sống ấy đã rọi vào tâm hồn người cháu và thắp sáng những ước mơ, khát vọng. + Chính vì vậy mà tác giả đã thốt lên rằng “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” ? -> Bà không chỉ thấu hiểu cháu mà còn là tấm gương cho cháu noi theo. Ký ức tuổi thơ tuy không rõ ràng nhưng vẫn ghi dấu từng hình ảnh cụ thể “khoai sắn”, “xôi gạo” và tượng trưng “yêu thương”, “tâm tình” đan xen, quấn quít vào nhau giữa cuộc sống đời thường và giá trị tinh thần. Bà thì nhóm lửa còn Bằng Việt thì nhóm lên biết bao hoài niệm, khơi dậy bao đợt sóng yêu thương trong lòng người đọc. Hình ảnh người bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin và sức sống cho người cháu. Người bà ấy giản dị nhưng lại có một sức mạnh kì diệu. Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà – người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh + Để rồi từ đó nhà thơ thốt lên trong bao nhung nhớ và trân trọng: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! + Câu thơ với từ cảm thán “ôi” như chất chứa, dồn nén biết bao điều. Trong đó là sức mạnh “kì lạ” đã nhóm dậy cả một chân trời kỉ niệm, cả một tuổi thơ, cả một tâm hồn. Trong đó là sự “thiêng liêng” nhà thơ đã trân trọng gìn giữ trong tim nơi đất khách quê người. Ngay cả dấu gạch ngang cũng là một dấu lặng đầy nghệ thuật, là sự
  4. im lặng rất lạ, rất riêng giữa các từ, chứa đựng bao cảm xúc không thể diễn tả hết. Hãy lắng nghe sự im lặng đó để cảm nhận một lần nữa sự “kì lạ và thiêng liêng” kia, để thấu được tiếng lòng thi sĩ dội lại trong đó. Dấu gạch ấy như khoảng lặng trong bản nhạc để làm nền cho hai tiếng “bếp lửa” ngân lên diễn tả bao tâm tình, bao sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với bà. Đến đây, ta mới thực sự cảm nhận được toàn bộ vẻ đẹp của hình ảnh “bếp lửa”. Hình ảnh ấy cùng chất trữ tình kết hợp với bình luận đã trở thành cái nền hoàn hảo để mở ra dòng suy ngẫm của cả tác giả lẫn độc giả về cuộc đời tần tảo và nghĩa tình của bà. 3.Đánh giá - Đánh giá về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ - Từ đoạn thơ em có cảm nhận gì về tác giả * Kết bài - Đánh giá chung về đoạn thơ - Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì? d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 0,5 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2