intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN SINH HỌC - LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 Phút( Không kể thời gian phát đề ) (Đề có 4 trang) (Đề có 28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận) Họ tên : ...........................................................................Số báo danh : ............................. Mã đề 333 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Khi nói về nucleic acid, phát biểu nào sau đây là sai? A. Hai mạch polynucleotide của phân tử DNA xoắn theo chiều từ phải sang trái quanh trục phân tử. B. Hai chuỗi polynucleotide của một phân tử DNA song song và ngược chiều với nhau. C. Thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt một cách chính xác qua các thế hệ là nhờ nguyên tắc bổ sung. D. Tên gọi của các nucleotide được đặt dựa trên tên gọi của các base. Câu 2. Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng? A. O2 được giải phóng ra khí quyển có nguồn gốc từ H2O. B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước C. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp cho pha tối D. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục. Câu 3. Trao đổi chất ở tế bào là: A. quá trình vận chuyển các chất ra khỏi tế bào qua thành tế bào. B. quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua thành tế bào. C. quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào. D. quá trình vận chuyển các chất ra khỏi tế bào qua màng tế bào. Câu 4. Ở tế bào nhân sơ, tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào vì: A. tế bào chất có chứa nhiều nước. B. tế bào chất có chứa nhiều chất hữu cơ. C. tế bào chất có chứa nhiều chất vô cơ. D. tế bào chất có chứa nhiều ribosome. Câu 5. Cho các đặc điểm sau: (1). Chưa có nhân hoàn chỉnh (2). Không có nhiều loại bào quan (3). Tế bào chất không có hệ thống nội màng (4). Thành tế bào được cấu tạo bởi glicogen (5). Kích thước lớn, dao động từ 1 - 5μm. Có bao nhiêu đặc điểm đúng với cấu trúc của tế bào nhân sơ? A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 6. Nói về trung tâm hoạt động của enzyme, phát biểu nào sau đây sai? A. Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme. B. Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất. C. Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau. D. Là nơi liên kết chặt chẽ với cơ chất. Câu 7. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc mở. B. Nguyên tắc thứ bậc. C. Nguyên tắc bổ sung. D. Nguyên tắc tự điều chỉnh. Câu 8. Có các cấp độ tổ chức của thế giới sống là: (1). Cơ thể (2). Tế bào (3). Quần thể (4). Quần xã - hệ sinh thái (5). Sinh quyển (6). Phân tử (7). Mô (8). Cơ quan (9). Bào quan (10). Hệ cơ quan Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là: A. (6) → (9) → (2) → (7) → (8) → (10) → (1) → (3) → (4)→ (5) B. (6) → (9) → (2) → (7 )→ (8) → (10) → (1) → (3) → (5)→ (4) Trang 1/4 - Mã đề 333
  2. C. (1) → (2) → (3) → (4 )→ (5)→ (7) → (9) → (8)→ (6) → (10) D. (6) → (9) → (2) → (8) → (7) → (10) → (1) → (3) → (4)→ (5) Câu 9. Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? A. Bộ máy Golgi, ty thể, màng tế bào. B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào. C. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào. D. Ribosome, bộ máy Golgi, túi tiết, ty thể. Câu 10. Cơ chế hoạt động của enzyme có thể tóm tắt thành một số bước sau: (1). Enzyme liên kết với cơ chất tạo nên phức hợp enzyme - cơ chất. (2). Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzyme. (3). Enzyme tương tác với cơ chất. Trình tự các bước là: A. (2) → (1) → (3) B. (1) → (3) → (2) C. (2) → (3) → (1) D. (1) → (2) → (3) Câu 11. Pha tối quang hợp là pha khử …(1)…, diễn ra ở chất nền của lục lạp nhờ ATP và ...(2)... được cung cấp từ pha sáng để hình thành ...(3)... Cụm từ còn thiếu điền vào các chỗ trống (1), (2) và (3) lần lượt là: A. O2, carbohydrate, NADPH B. CO2, NADPH, carbohydrate C. CO2, carbohydrate, NADPH D. O2, NADPH, carbohydrate Câu 12. Các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi phần lớn các: A. nguyên tố vi lượng. B. nucleotide C. aminoacide D. nguyên tố đa lượng. Câu 13. Nội dung nào sau đây không đúng với học thuyết tế bào? A. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào. B. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống. C. Mỗi sinh vật luôn được cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau. D. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 14. Cấu trúc nằm bên trong tế bào gồm một hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau được gọi là gì ? A. Bộ máy Golgi B. Ribosome C. Lưới nội chất D. Màng sinh chất Câu 15. Khi nói về ATP, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Liên kết P - P ở trong phân tử ATP là liên kết cao năng, rất dễ bị tách ra để giải phóng năng lượng. B. Năng lượng tích trữ trong các phân tử ATP là nhiệt năng. C. Phân tử ATP có cấu tạo gồm: adenine, đường ribose và hai nhóm phosphate. D. Một phân tử ATP chỉ chứa một liên kết cao năng. Câu 16. Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học chủ yếu của tế bào là dạng năng lượng nào sau đây? A. Quang năng B. Điện năng. C. Nhiệt năng. D. Hóa năng. Câu 17. Trong cấu trúc của tế bào nhân sơ và nhân thực có các thành phần giống nhau là: A. Nhân tế bào, màng tế bào, lưới nội chất, ty thể. B. Màng nhân, ribosome, màng tế bào. C. Nhân tế bào, ribosome, màng tế bào. D. DNA, ribosome, màng tế bào. Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tế bào nhân sơ? A. Kích thước tế bào nhỏ. B. Có màng bao bọc vật chất di truyền. C. Có tỉ lệ S/V lớn. D. Không có hệ thống nội màng trong tế bào chất. Câu 19. Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp trong các phát biểu sau: (1). Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. (2). Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho đất. (3). Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. (4). Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển. (5). Điều hòa lượng khí O2 và CO2 trong không khí. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhân của tế bào nhân thực? A. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein. Trang 2/4 - Mã đề 333
  3. B. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân. C. Nhân là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein của tế bào. D. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép. Câu 21. Khi nói về tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai? A. Một trong những chức năng của lysosome là tiêu hủy tế bào cần thiết cho sự biệt hóa tế bào và quá trình biến thái của cơ thể sinh vật. B. Nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. C. Ti thể và lục lạp là hai bào quan được xem là trạm cung cấp năng lượng ATP cho tế bào. D. Các thành phần của màng tế bào (glycoprotein, lipoprotein, các protein xuyên màng) đều được tổng hợp từ lưới nội chất hạt. Câu 22. Ở ống thận, nồng độ glucozo trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucozo trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu. Phương thức vận chuyển được sử dụng ở đây là: A. Khuếch tán B. Thẩm thấu C. Xuất bào D. Vận chuyển chủ động Câu 23. Quang tổng hợp ở vi khuẩn là: A. quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để khử CO2 thành chất hữu cơ. B. quá trình sử dụng năng lượng từ các phản ứng hóa học để oxi hóa CO2 thành chất hữu cơ. C. quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để oxi hóa CO2 thành chất hữu cơ. D. quá trình sử dụng năng lượng từ các phản ứng hóa học để khử CO2 thành chất hữu cơ. Câu 24. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1). Phương thức vận chuyển (b) và (c) là vận chuyển cần chất mang. (2). Nước được vận chuyển qua màng theo phương thức (a). (3). Các chất có kích thước nhỏ, không phân cực được vận chuyển qua màng theo phương thức ở hình 2. (4). Chất mang có thể là protein xuyên màng hoặc protein bám màng. (5). Các phân tử có kích thước lớn như glucose được vận chuyển qua màng theo phương thức ở hình 2. (6). Phương thức vận chuyển như ở hình 2 gồm: đồng chuyển và đối chuyển. A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các loại carbohydrate? A. Saccharose là loại đường đa có nhiều trong thực vật như mía và củ cải đường. B. Lactose là loại đường đôi có nhiều trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha. C. Các loại đường đa phổ biến ở sinh vật gồm tinh bột, cellulose, glycogen, chitin. D. Trong tế bào, loại đường đơn phổ biến chỉ có đường 6 carbon. Câu 26. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nước? (1). Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O bằng 1 liên kết cộng hóa trị. (2). Các phân tử nước lên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt. (3). Do tính phân cực nên phân tử nước có thể liên kết với nhau và với phân tử khác. (4). Nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn nên mang một phần điện tích dương. (5). Con nhện nước có thể đi trên mặt nước do sức căng bề mặt. A. (2), (3), (5). B. (3), (4), (5). C. (1), (3), (5). D. (2), (3), (4). Câu 27. Các bào quan có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật là: A. Thành cellulose, ty thể, lưới nội chất hạt, trung thể. B. Bộ máy Goglgi, ty thể, lưới nội chất hạt, ribosome. Trang 3/4 - Mã đề 333
  4. C. Bộ máy Goglgi, ty thể, lưới nội chất hạt, lysosome. D. Bộ máy Goglgi, ty thể, lưới nội chất hạt, lục lạp. Câu 28. Vận chuyển chủ động và vận chuyển xuất nhập bào giống nhau ở điểm: A. đều có sự biến dạng của màng sinh chất. B. đều cần có sự tham gia của kênh protein. C. đều cần được cung cấp năng lượng ATP. D. đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện ánh sáng. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29 (1 điểm). Giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm? Câu 30 (1 điểm). Nhà khoa học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm và thu được một số bào quan: các bào quan này có khả năng hấp thụ CO2 và giải phóng O2. Bào quan đó là gì? Hãy phân tích mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của bào quan đó trong tế bào? Câu 31(1 điểm). Một bạn học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: - Lấy ba miếng khoai lang, gọt vỏ và khoét bỏ phần ruột mỗi miếng để tạo thành chiếc cốc và đánh số thứ tự từ 1 đến 3. - Đặt cốc 1 và 2 vào trong hai đĩa petri khác nhau, đem cốc 3 đun sôi trong nước khoảng 5 đến 10 phút rồi đặt vào đĩa petri thứ ba. - Cho nước cất vào các đĩa petri - Rót dung dịch đường đậm đặc vào cốc 2 và 3 - Để yên ba cốc trong 24 giờ. Sau 24 giờ, em hãy cho biết hiện tượng trong mỗi cốc và giải thích. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 333
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2