Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Cẩm Lý, Bắc Giang
lượt xem 1
download
Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Cẩm Lý, Bắc Giang” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Cẩm Lý, Bắc Giang
- SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CẨM LÝ NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: SINH HỌC 11 (Đề gồm có. 4 trang) (Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề) Mã đề: 111 Họ tên thí sinh.....................................................Số báo danh:......................................... PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm; 20 câu) Câu 1. Kháng nguyên là gì? A. Là phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu B. Là phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. C. Là phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. D. Là phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. Câu 2. Trong giai đoạn hoặc con đường hô hấp nào sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucôzơ tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất ? A. Chuỗi truyền electron hô hấp. B. Chu trình Crep. C. Đường phân. D. Lên men. Câu 3. : Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết vì: A. khi da giun đất bị khô thì O2 và CO2 không khuếch tán qua da được. B. ở mặt đất khô nồng độ O2 ở cạn cao hơn ở nước nên giun không hô hấp được. C. khi sống ở mặt đất khô ráo da giun bị ánh nắng chiếu vào hơi nước trong cơ thể giun thoát ra ngoài → giun nhanh chết vì thiếu nước. D. thay đổi môi trường sống, giun là động vật đa bào bậc thấp không thích nghi được. Câu 4. Khi hàm lượng glucose trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự là A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucose trong máu giảm. B. insulin → gan và tế bào cơ thể → tuyến tụy → glucose trong máu giảm. C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucose trong máu giảm. D. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucose trong máu giảm. Câu 5. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? A. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào. B. Tiêu hóa ngoại bào. C. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. D. Tiêu hoá nội bào. Câu 6. Nhóm động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hóa dạng ống? A. Thủy tức. B. Giun dẹp. C. Giun đốt. D. Động vật nguyên sinh.
- Câu 7. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là A. fructôzơ. B. ion khoáng. C. glucôzơ. D. saccarôzơ. Câu 8. Các nếp gấp của niêm mạc ruột non, trên đó có các lông ruột và vi nhung mao có tác dụng gì? A. Làm tăng bề mặt hấp thụ. B. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học. D. Làm tăng nhu động ruột. Câu 9. Vì sao cần sản xuất vaccine cúm mới và tiêm nhắc lại vaccine cúm hằng năm? A. Vì kháng nguyên của virus cúm luôn biến đổi làm cho các dòng tế bào nhớ không thể nhận ra các chủng virus cúm mới. B. Vì kháng nguyên của virus cúm luôn biến đổi làm cho các dòng tế bào nhớ bị đột biến mất chức năng. C. Vì kháng thể của virus cúm luôn biến đổi làm cho các dòng tế bào nhớ không thể nhận ra các chủng virus cúm mới. D. Vì kháng thể của virus cúm luôn biến đổi làm cho tế bào T độc hoạt hóa và tiết ra chất độc tiêu diệt tế bào bình thường của cơ thể. Câu 10. Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang? A. Niệu quản. B. Niệu đạo. C. Ống góp. D. Quản cầu. Câu 11. Quá trình thông khí ở người diễn ra các hoạt động sau: (1) Cơ liên sườn co. (4) Lồng ngực và phổi hẹp lại. (2) Cơ liên sườn dãn. (5) Cơ hoành co. (3) Lồng ngực và phổi dãn rộng. (6) Cơ hoành dãn. Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người hít vào là: A. cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi. B. cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi. C. cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi. D. cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi. Câu 12. Hô hấp là quá trình A. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. C. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
- D. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 13. Trường hợp nào dưới đây thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất? A. Người hút nhiều thuốc lá. B. Người bị suy thận nặng. C. Người bị sỏi bàng quang giai đoạn đầu. D. Người bị tai nạn giao thông. Câu 14. Sốt bảo vệ cơ thể như thế nào? A. Làm cho vi khuẩn tăng sinh; Làm gan tăng nhận sắt từ máu; Làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu. B. Ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh; Làm gan tăng nhận sắt từ máu; Làm giảm hoạt động thực bào của bạch cầu. C. Ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh; Làm gan giảm nhận sắt từ máu; Làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu. D. Ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh; Làm gan tăng nhận sắt từ máu; Làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu. Câu 15. Quá trình hô hấp ở người và thú diễn ra qua 5 giai đoạn là: A. thông khí → Trao đổi khí ở phổi → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổi khí ở mô → Hô hấp tế bào B. trao đổi khí ở phổi → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổi khí ở mô → Thông khí → Hô hấp tế bào. C. thông khí → Trao đổi khí ở phối → Trao đổi khí ở mô →Vận chuyển khí O2 và CO2 → Hô hấp tế bào. D. trao đổi khí ở phổi → Thông khí → Vận chuyển O2 và CO2 → Trao đổi khí ở mô → Hô hấp tế bào Câu 16. Trong các loài sau đây: (1)tôm (2) cá (3) ốc sên. (4) ếch (5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào? A. (3), (5) và (6). B. (1), (3) và (5). C. (2), (5) và (6). D. (1), (2) và (3). Câu 17. Một chu kì tim kéo dài khoảng A. 0,8 s. B. 0,4 s. C. 0,3 s. D. 0,1 s. Câu 18. Quan sát hình dưới đây về thí nghiệm hô hấp ở thực vật, khi giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái (phiá ống nghiệm) chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ: A. tăng vì O2 đã được sinh ra từ hạt đang này mầm.
- B. giảm vì O2 đã được hạt đang nảy mầm hút. C. tăng vì CO2 đã được sinh ra từ hạt đang nảy mầm. D. giảm vì CO2 đã được hạt đang nảy mầm hút. Câu 19. Một người sống ở vùng núi cao và một người sống ở đồng bằng cùng thi đấu thể thao ở vùng đồng bằng. Khi nói về hoạt động của tim, phổi của người này khi đang thi đấu, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Người sống ở vùng đồng bằng có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng cao. B. Hoạt động của tim, phổi hai người này đều tăng mạnh. C. Người sống ở vùng cao có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng đồng bằng. D. Hoạt động của tim, phổi của hai người đều giảm mạnh. Câu 20. Điểm bù ánh sáng là gì? A. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp. B. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp. C. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. D. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm; 3 câu) Câu 1 (2 điểm): a. Nêu khái niệm hô hấp ở thực vật và phân tích vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật? b. Nêu những ảnh hưởng của hô hấp trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, hoa quả? Để bảo quản tốt các sản phẩm trên, phải điều chỉnh cường độ hô hấp như thế nào? Câu 2 (2 điểm): Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín ? Câu 3 (1 điểm): Quan sát Hình 10.8, sau đó trả lời các câu hỏi sau: a. Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch? b. Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu. ------------ HẾT ----------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 434 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 516 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 318 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 565 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 277 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn