intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Khâm Đức, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Khâm Đức, Quảng Nam" được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Khâm Đức, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC TRƯỜNG THPT KHÂM ĐỨC 2023-2024 Môn: SINH – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 408 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Ở động vật có túi tiêu hóa, các enzyme tiêu hóa được tiết ra từ A. B. tế bào cơ trên thành túi. lòng túi tiêu hóa. C. D. lizôxôm trên thành túi. tế bào tuyến trên thành túi. Câu 2. Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau : Ở người, thận thải khoảng … các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí cacbônic). A. 60%. B. 80%. C. 70%. D. 90%. Câu 3. Chất nhận CO2 khí quyển trong pha tối ở nhóm thực vật C3 là những chất nào sau đây? A. OAA . B. RuBP. C. PGA. D. PEP. Câu 4. Phòng tuyến nào sau đây được xem là tuyến bảo vệ thứ 3 của cơ thể người và động vật? A. Miễn dịch không đặc hiệu. B. Da và miễn dịch đặc hiệu. C. Đại thực bào và bạch cầu trung tính. D. Miễn dịch đặc hiệu. Câu 5. Ở thực vật, nguyên tố nào sau đây là thành phần của xitocrom, tham gia tổng hợp diệp lục và hoạt hoá các enzim? A. Copper. B. Calcium. C. Manganese. D. Iron. Câu 6. Ở động vật, quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây? A. Lấy thức ăn → tiêu hóa thức ăn → đồng hóa các chất → hấp thu chất dinh dưỡng. B. Lấy thức ăn → tiêu hóa thức ăn → hấp thu chất dinh dưỡng → đồng hóa các chất. C. Lấy thức ăn → hấp thu chất dinh dưỡng → tiêu hóa thức ăn → đồng hóa các chất. D. Lấy thức ăn → đồng hóa các chất → tiêu hóa thức ăn → hấp thu chất dinh dưỡng. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng về hô hấp ở động vật ? A. ĐV lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ô xy hoá các chất trong tế bào và tích luỹ năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài. B. ĐV lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ô xy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài. C. ĐV lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để khử các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải O2 ra bên ngoài. D. ĐV lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và tích luỹ năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải O2 ra bên ngoài. Câu 8. Nội dung nào sau đây là không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài? A. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nồng độ CO2. B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước. C. Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng. D. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nồng độ O2. Câu 9. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu… B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. C. Tuyến nội tiết. D. Trung ương thần kinh. Mã đề 408 Trang 2/2
  2. Câu 10. Các ngành động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường qua bề mặt cơ thể? A. Chân khớp, giun tròn, thân mềm. B. Giun đốt, chân khớp, thân mềm. C. Ruột khoang, thân mềm, chân khớp. D. Giun tròn, ruột khoang, giun đốt. Câu 11. Hàng rào bảo vệ vật lí và hoá học thuộc loại miễn dịch A. Miễn dịch tế bào. B. Miẽn dịch thể dịch. C. Miễn dịch không đặc hiệu. D. Miến dịch đặc hiệu. Câu 12. Chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây? A. Phân giải → Tổng hợp → Huy động năng lượng. B. Tổng hợp → Huy động năng lượng → Phân giải. C. Phân giải → Huy động năng lượng → Tổng hợp. D. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng. Câu 13. Những động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín? A. Tôm, ốc sên, giun đất. B. Giun dẹp, cua, mực ống. C. Mực ống, cá, giun đất. D. Côn trùng, giun đất, trai sông. Câu 14. Trong quá trình hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, chuỗi truyền electron hô hấp diễn ra ở A. màng ngoài ti thể. B. chất nền ti thể. C. bào tương. D. màng trong ti thể. Câu 15. Cơ quan nào sau đây có vai trò bài xuất carbon dioxide ra khỏi cơ thể? A. Phổi. B. Da. C. Thận. D. Ruột. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: (2 điểm) Lập bảng so sánh 2 dạng hệ tuần hoàn kín đơn và kín kép ở động vật về các tiêu chí sau: Đại diện; Cấu tạo tim; Đường đi của máu; Số vòng tuần hoàn; Máu đi nuôi cơ thể. Câu 2: (2 điểm) a. Tại sao nói chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất? b. Tại sao cần có chế độ ăn phù hợp với mỗi lứa tuổi như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kì cho con bú? Câu 3: (1 điểm) Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát? ------ HẾT ------ Mã đề 408 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2