SỞ GD & ĐT QUANG NAM
TRƯƠNG THPT NGUYỄN HUỆ
(Đê kiểm tra co 02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1
NĂM HỌC 2024 - 2025
Môn: Sinh học 11 Lớp: 11
Thơi gian : 45 phut (không kê thơi gian phat đê)
Ho va tên thi sinh: .............................................Lớp……….
Sô bao danh: ....................................................
I. Trắc nghiệm: 7 điểm)
1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh
chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chức năng chính của mao mạch trong hệ tuần hoàn động vật là gì?
A. Vận chuyển máu về tim. B. Tránh mất nhiệt khi máu lưu thông.
C. Trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào. D. Tăng áp lực máu để đẩy máu đi xa.
Câu 2. Miễn dịch đặc hiệu thực chất là
A. phản ứng giữa bạch cầu với kháng nguyên.
B. phản ứng sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của mầm bệnh.
C. phản ứng giữa tế bào miễn dịch, kháng thể với kháng nguyên.
D. phản ứng viêm khi một vùng nào đó của cơ thể bị thương.
Câu 3. Trong hệ tiêu hóa của người, dưới tác động của enzyme tiêu hóa, protein được biến đổi thành chất
nào sau đây?
A. Amino acid. B. Acid béo. C. Glycerol. D. Glucose.
Câu 4. Ở chim, quá trình trao đổi khí diễn ra hiệu quả nhờ cấu trúc nào?
A. Hệ thống ống khí. B. Da và phổi. C. Phổi. D. Túi khí và phổi.
Câu 5. Cường độ hô hấp cao nhất ở cơ quan nào sau đây?
A. Cành cây trưởng thành. B. Lá già.
C. Hạt đang nảy mầm. D. Hạt khô.
Câu 6. Loại động vật nào sau đây hô hấp qua hệ thống ống khí?
A. Lưỡng cư. B. Chim. C. Cá. D. Côn trùng.
Câu 7. Tim của loài nào dưới đây có cấu tạo 4 ngăn hoàn chỉnh?
A. Bò sát (trừ cá sấu). B. Thú.
C. Cá chép. D. Lưỡng cư.
Câu 8. Động vật nào sau đây có hệ tiêu hóa dạng túi?
A. Thủy tức. B. Giun đất. C. Cào cào. D. Chuột túi.
Câu 9. Trong hệ mạch của thú, vận tốc máu lớn nhất ở
A. mao mạch. B. động mạch chủ. C. tiểu tĩnh mạch. D. tiểu động mạch.
Câu 10. Giai đoạn đường phân diễn ra ở đâu?
A. Ti thể. B. Nhân. C. Lục lạp. D. Tế bào chất.
Câu 11. Đặc điểm nổi bật của hệ tuần hoàn kín là gì?
A. Máu chảy trong hệ thống mạch kín và không trộn lẫn với dịch mô.
B. Máu chảy lẫn với dịch mô trong toàn bộ cơ thể.
C. Máu di chuyển nhờ sự co bóp của cơ bắp, không có tim.
D. Máu chảy tự do trong khoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.
Câu 12. Enzyme nào dưi đây có trong nưc bt giúp thy phân tinh bt trong thc ăn thành đưng maltose?
A. Enzyme amylase. B. Enzyme pepsin. C. Enzyme lactase. D. Enzyme sucrase.
2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) thí sinh chọn
Đúng hoặc Sai.
Câu 1. Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp và các yếu tố môi trường, nhận định nào sau đây là Đúng hay
Sai?
a). Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng.
b). Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
c). Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nồng độ CO2.
d). Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2.
Mã đề 401 Trang /2
Câu 2. Để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa, nhận định nào dưới đây là Đúng hay Sai?
a). Tăng cường vận động thể chất đều đặn mỗi ngày.
b). Vận động ngay sau khi ăn để hạn chế hấp thụ chất béo.
c). Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm để tăng cường tuần hoàn máu.
d). Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol.
3. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.
Câu 1. Khi nói về cấu tạo của hệ tuần hoàn ở một số động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim của cá xương có 2 ngăn.
II. Tim của bò sát (trừ cá sấu) có 4 ngăn hoàn chỉnh.
III. Ở lưỡng cư, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
IV. Chim có 2 vòng tuần hoàn.
Câu 2. Cho các nhóm động vật: thủy tức, giun đất, châu chấu, voi, cá mập, ếch. bao nhiêu nhóm
trao đổi khí qua phổi?
Câu 3. Cho các bộ phận của ng tiêu a người: khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già,
trực tràng. Có bao nhiêu bộ phận có xảy ra tiêu hóa hóa học?
Câu 4. Một người trưởng thành nhịp tim c nghỉ ngơi 80 lần/phút. Hãy tính chu kỳ tim của người
đó khi nghỉ ngơi.
II. Tự luận: 3 điểm
Câu 1: Khi nói về vai trò của thận trong cân bằng nước và các chất trong cơ thể, em hãy nối cột A (tình
huống) tương ứng với cột B (ảnh hưởng đến hệ bài tiết) sao cho phù hợp?
Cột A Cột B
1. Uống lượng nước vượt
quá nhu cầu của cơ thể.
a. Tăng lượng nước tiểu, thận làm việc nhiều hơn để thải
nước, lâu ngày có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận.
2. Chế độ ăn nhiều muối hoặc
thực phẩm chế biến sẵn.
b. Nước tiểu đậm đặc, tăng nguy hình thành sỏi thận các
chất độc hại tích tụ trong cơ thể.
3. thể bị mất nước do hoạt
động nhiều hoặc thời tiết nóng.
c. Thận phải giữ lại nhiều nước hơn, nước tiểu đậm đặc, nồng độ
chất thải cao.
4. Uống lượng nước ít hơn nhu
cầu của cơ thể.
d.Tăng áp lực lọc của thận do thể cần đào thải muối thừa
qua nước tiểu, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh thận mạn tính.
Câu 2. Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn
địch nguyên phát?
Câu 3: Hãy trình bày các đặc điểm của huyết áp trong hệ mạch, dựa trên khung gợi ý sau:
1. Sự biến thiên của huyết áp
trong hệ mạch:
.............................................................................................................
....................................................................................................
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết
áp:
.............................................................................................................
.....................................................................................................
2. Các trị số của huyết áp (huyết ấp
tâm trương và huyết áp tâm thu):
.............................................................................................................
.....................................................................................................
------ HẾT ------
Mã đề 401 Trang /2