intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Tiên Phước” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 Họ và tên: ………...……...… Lớp: 9 MÔN: SINH HỌC - Lớp: 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi kết quả vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Chức năng của ARN thông tin (mARN) là A. thành phân cấu tạo nên ribôxôm - nơi tổng hợp prôtêin. B. vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin C. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ. D. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin cần tổng hợp. Câu 2. Loại nuclêôtit nào sau đây không có trong cấu tạo của phân tử ARN? A. Ađênin. B. Uraxin. C. Timin. D. Guanin Câu 3. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể thay đổi như thế nào? A. Có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n. B. Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit. C. Thay đổi số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST D. Mất một đoạn NST nào đó. Câu 4. Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể được gọi là: A. Tính trạng B. Kiểu gen C. Cặp tính trạng D. Kiểu hình Câu 5. Củ cải có bộ NST 2n = 18. Thể tam bội của loài này có bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng? A. 17. B. 19. C. 27. D. 54. Câu 6. Quan sát thấy các NST xếp hai hàng song song ở mặt xích đạo của thoi phân bào, tế bào đó ở : A. Kì giữa nguyên phân B. Kì giữa giảm phân I C. Kì giữa giảm phân II D. Kì sau giảm phân I Câu 7. Trường hợp nào sau đây là phép lai phân tích? A. BB x Bb. B. BB x bb. C. Bb x Bb. D. BB x BB. Câu 8. Trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin tạo nên cấu trúc prôtêin bậc mấy? A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4. Câu 9. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện theo sơ đồ nào dưới đây? A. Gen à prôtêin à tính trạng B. Gen à mARN à tính trạng C. Gen à mARN à prôtêin à tính trạng D. Gen à protein à mARN à tính trạng Câu 10. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit trong gen? A. Thêm một cặp (A-T). B. Thay thế một cặp (A-T) bằng một cặp (G-X). C. Mất một cặp (G-X). D. Mất một cặp (G-X) và một cặp (A-T). Câu 11. Thể một nhiễm có bộ NST trong tế bào là: A. 2n + 1. B. 2n + 2. C. 2n - 2. D. 2n - 1. Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về thường biến? A. Di truyền được qua sinh sản hữu tính. B. Đột biến làm biến đổi kiểu hình. C. Biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen.
  2. D. Biểu hiện riêng lẻ, không định hướng. Câu 13. Một tế bào Lúa nước (2n = 24) đang ở kì sau của giảm phân 1 thì tế bào đó có bao nhiêu NST? A. 12 đơn B. 24 kép C. 24 đơn D. 48 đơn Câu 14. Biến dị nào sau đây không phải là thường biến? A. Cáo tuyết có lông màu trắng, mùa tuyết tan lông chuyển sang màu nâu. B. Lá hoa súng trong điều kiện ngập dưới nước lá nhỏ và nhọn, còn lá nổi trên mặt nước to và tròn. C. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21. D. Sự biến đổi màu hoa theo độ pH đất. Câu 15. Loài nào dưới đây có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực là: A. Tinh tinh B. Bò sát C. Ếch nhái D. Bướm tằm II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (1.0 điểm) Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen thường gặp? Câu 2. (1.0 điểm) Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể? Câu 3. (2.0 điểm) a. (1,0 điểm) Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? b. (1,0 điểm) Giả sử một đoạn gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit như sau: Mạch 1: 3’... T-A-X-A-G-X-T-G-G-A-T-G-X-G-A... 5’ Mạch 2: 5’... A-T-G-T-X-G-A-X-X-T-A-X-G-X-T... 3’ Đoạn gen cấu trúc trên tiến hành sao mã tổng hợp nên đoạn mạch mARN. Hãy viết trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch mARN tương ứng do mạch 1 của đoạn gen cấu trúc trên tổng hợp. Câu 4. (1 điểm) Một gen có tổng số nucleotit là 3000. Trong đó, số nuclêôtít loại Ađênin chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm thay thế cặp G – X bằng cặp A - T. Hãy xác định: a. Số nucleotit của mỗi loại trong đoạn gen ban đầu? b. Số nucleotit của mỗi loại trong đoạn gen sau khi bị đột biến?
  3. KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC 9 HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC A. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Một câu đúng được 0,33 điểm; 2 câu đúng được 0,67 điểm; 3 câu đúng được 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp D C A B C B B A C B D C B C A án B. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số (1.0 điểm) cặp nucleotit. - Các dạng đột biến gen thường gặp: Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit Câu 2. Giải thích: (1.0 điểm) - Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n) và qua thụ tinh giao tử đực và cái kết hợp với nhau nhờ vậy mà bộ NST lưỡng bội (2n) được phục hồi. - Như vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. Câu 3. a. Cấu trúc không gian của phân tử ADN: (2.0 điểm) - Phân tử ADN một là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. - Các nuclêôtic giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp - Mỗi chu kì xoắn dài 34A0. gồm 10 cặp nuclêôtic, có đường kính vòng xoắn 20 A0. b. Mạch mARN được tổng hợp từ mạch 1 của gen: 5’... A-U-G-U-X-G-A-X-X-U-A-X-G-X-U...3’ Câu 4 a. Theo nguyên tắc bổ sung % A = % T = 20 % , % G = % X (1.0 điểm) Số Nu A = T = 3000 . 20% = 600 (nu) G = X = (3000 – 1200)/2 = 900 (nu) b. Vì đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng thay thế cặp G – X bằng cặp A - T nên chứng tỏ đây là đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T. à Số nu mỗi loại của gen đột biến là: Ađb = Tđb = 600 + 1 = 601 (nu) Gđb = Xđb = 900 – 1 = 899 (nu)
  4. ĐỀ DÀNH CHO HS KHUYẾT TẬT I. TRẮC NGHIỆM (7,5 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi kết quả vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Chức năng của ARN thông tin (mARN) là A. thành phân cấu tạo nên ribôxôm - nơi tổng hợp prôtêin. B. vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin C. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ. D. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin cần tổng hợp. Câu 2. Loại nuclêôtit nào sau đây không có trong cấu tạo của phân tử ARN? A. Ađênin. B. Uraxin. C. Timin. D. Guanin Câu 3. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể thay đổi như thế nào? A. Có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n. B. Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit. C. Thay đổi số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST D. Mất một đoạn NST nào đó. Câu 4. Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể được gọi là: A. Tính trạng B. Kiểu gen C. Cặp tính trạng D. Kiểu hình Câu 5. Củ cải có bộ NST 2n = 18. Thể tam bội của loài này có bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng? B. 17. B. 19. C. 27. D. 54. Câu 6. Quan sát thấy các NST xếp hai hàng song song ở mặt xích đạo của thoi phân bào, tế bào đó ở : A. Kì giữa nguyên phân B. Kì giữa giảm phân I C. Kì giữa giảm phân II D. Kì sau giảm phân I Câu 7. Trường hợp nào sau đây là phép lai phân tích? A. BB x Bb. B. BB x bb. C. Bb x Bb. D. BB x BB. Câu 8. Trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin tạo nên cấu trúc prôtêin bậc mấy? A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4. Câu 9. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện theo sơ đồ nào dưới đây? A. Gen à prôtêin à tính trạng B. Gen à mARN à tính trạng C. Gen à mARN à prôtêin à tính trạng D. Gen à protein à mARN à tính trạng Câu 10. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit trong gen? B. Thêm một cặp (A-T). B. Thay thế một cặp (A-T) bằng một cặp (G-X). C. Mất một cặp (G-X). D. Mất một cặp (G-X) và một cặp (A-T). Câu 11. Thể một nhiễm có bộ NST trong tế bào là: A. 2n + 1. B. 2n + 2. C. 2n - 2. D. 2n - 1. Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về thường biến? C. Di truyền được qua sinh sản hữu tính. D. Đột biến làm biến đổi kiểu hình. C. Biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen. D. Biểu hiện riêng lẻ, không định hướng. Câu 13. Một tế bào Lúa nước (2n = 24) đang ở kì sau của giảm phân 1 thì tế bào đó có bao nhiêu NST? A. 12 đơn B. 24 kép C. 24 đơn D. 48 đơn Câu 14. Các biến dị nào sau đây không là thường biến?
  5. A. Cáo tuyết có lông màu trắng, mùa tuyết tan lông chuyển sang màu nâu. B. Lá hoa súng trong điều kiện ngập dưới nước lá nhỏ và nhọn, còn lá nổi trên mặt nước to và tròn. C. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21. D. Sự biến đổi màu hoa theo độ pH đất. Câu 15. Loài nào dưới đây có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực là: A. Tinh tinh B. Bò sát C. Ếch nhái D. Bướm tằm II. TỰ LUẬN (2,5 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen thường gặp? KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC 9 HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC HSKT A. TRẮC NGHIỆM. (7,5 điểm) Một câu đúng được 0,5điểm; . Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp D C A B C B B A C B D C B C A án C. TỰ LUẬN. (2,5 điểm) - Nêu được khái niệm 1điểm - Nêu được các dạng; 1,5 điểm, 1 dạng 0,5 điểm Câu 1 - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số (2, 5điểm) cặp nucleotit. - Các dạng đột biến gen thường gặp: Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN SINH HỌC 9 MỨC ĐỘ NHẬN THỨC NỘI NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG DUNG THẤP CAO Chương I - Khái niệm kiểu - Lai phân tích. Các thí gen, kiểu hình. nghiệm của Menđen 2 câu TN: 1 câu (0,33 TN: 1 câu (0,33 (0,67đ) điểm) điểm) Chương II - Trình bày những - Xác định số NST ở Vận dụng ý nghĩa Nhiễm sắc diễn biến cơ bản của các kì của nguyên của nguyên phân, thể NST qua các kì của phân và giảm phân. gảm phân và thụ nguyên phân, giảm - Bộ NST giới tính ở tinh đề giải thích phân. một số loài. về sự di truyền bộ
  6. NST của các loài. 4 câu TN: 1 câu (0,33 TN: 2 câu (0,67 TL: 1 câu (1 điểm) (2đ) điểm) điểm) Chương III - Cấu trúc không - Mối quan hệ giữa - Áp dụng NTBS ADN và gian của phân tử gen và tính trạng xác định trình tự gen ADN. các nu trong đoạn - Cấu tạo ADN, gen đã tổng hợp ra ARN. đoạn mạch ARN - 4 bậc cấu trúc của cho trước và ngược Protein. lại. 4 câu TN: 2 câu (0,67 TN: 1 câu (0,33 TL: 0,5 câu (1 (3đ) điểm) điểm) điểm) TL: 0,5 câu (1 điểm) Chương - Khái niệm đột biến - Xác định các dạng - Xác định dạng IV. Biến dị gen và đột biến cấu đột biến thông qua đột biến gen khi trúc NST. Các dạng. ví dụ. đột biến xảy ra - Khái niệm đột biến - Phân biệt thường làm thay đổi số thể đa bội và dị bội. biến. lượng nu từng loại của gen. Xác định số nu từng loại 9 câu TN: 1 câu (0,33 TN: 6 câu (2 điểm) TL: 1 câu (1 (4,33đ) điểm) điểm) TL: 1 câu (1 điểm) Tổng Số câu:19 6,5 câu 10 câu 1,5 câu 1 câu Số điểm:10 (4 điểm) (3 điểm) (2 điểm) (1 điểm) TL: 100 % 40% 30% 20% 10%
  7. PHÊ DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2