intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ

  1. Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Họ và tên:…………………………. Năm học: 2023-2024 Lớp:…………… MÔN: Sinh học 9 - Thời gian 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề A Điểm Lời phê của giáo viên: I.Trắc nghiệm: (5,0đ) Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn các chữ cái A,B,C,D trong mỗi ý đúng: Câu 1: Hình thức sinh sản nào tạo ra nhiều biến dị tổ hợp? A. Sinh sản vô tính. B. Sinh sản sinh dưỡng. C. Sinh sản hữu tính. D. Sinh sản bằng cách mọc chồi. Câu 2. Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì ? A. Xác định được các dòng thuần. B. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai. C. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng. D. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống. Câu 3. Để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là thuần chủng hay không thuần chủng, người ta thường sử dụng phép lai nào? A. Lai khác dòng. B. Lai phân tích. C. Lai hữu tính D. Lai khác thứ. Câu 4. Chức năng của mARN là A.vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin. B. thành phần cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin. C. lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. D. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp. Câu 5. Trình tự sắp xếp các axit amin tạo nên chuỗi axit amin thuộc cấu trúc prôtêin bậc mấy? A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4. Câu 6. Loại chất hữu cơ nào sau đây có bản chất hóa học là prôtêin? A. Histôn. B. Glicôgen. C. Lipit. D. Gluxit. Câu 7. Trong lần phân bào I của giảm phân, các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào ở kỳ nào? A. Kì cuối. B. Kì giữa. C. Kì đầu. D. Kì sau. Câu 8. Có mấy nuclêôtit liền nhau ở chuỗi mARN quy định một axit amin? A. 1 nuclêôtit. B. 2 nuclêôtit. C. 3 nuclêôtit. D. 4 nuclêôtit. Câu 9. Gen và prôtêin có mối quan hệ với nhau thông qua cấu trúc trung gian nào sau đây? A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN. Câu 10. Hai phân tử ADN sau 4 lần tự nhân đôi liên tiếp tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con? A. 4. B. 32. C. 8. D. 16. Câu 11. Một gen có 3000 nuclêôtit, chiều dài của gen là A. 3000 Ao. B. 4080 Ao. C. 5100 Ao. D. 10200 Ao . Câu 12. Ở ngô (2n = 20), số lượng nhiễm sắc thể ở thể tam bội là
  2. A. 30. B. 19. C. 40. D. 21. Câu 13.Bệnh nhân Tớcnơ có bề ngoài là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. Bộ nhiễm sắc thể của người này là A. 44A + XXX. B. 44A + XX. C. 45A+ OX. D. 44A + OX. Câu 14. Mục đích của phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm phát hiện tính trạng do (1). gen nằm trên NST thường. (2). gen nằm trên NST giới tính. (3). gen trội hay gen lặn quy định. (4). đột biến cấu trúc hay đột biến số lượng NST. Tổ hợp đúng là A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 15. Bệnh nhân nam có các đặc điểm bên ngoài: cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn,… bộ nhiễm sắc thể của người này là? A. 44A + XXX. B. 45A + XX. C. 45A+ XY. D. 44A + OX. II. Tự luận: 5,0 đ Câu 16. (2,0đ) Trình bày quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật. Câu 17. (2,0 đ) a. (1,0đ) Cho các ví dụ sau đây: (1) Người mắc hội chứng claiphentơ là nam, tầm vóc cao, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh. (2) Thỏ ở xứ lạnh có bộ lông trắng, dày vào mùa đông; có bộ lông xám, mỏng vào mùa hè. (3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp, bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi hơi thè. (4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường đất. Hãy xác định ví dụ nào là thường biến, ví dụ nào là đột biến? b.(1,0đ) Hãy phân biệt thường biến với đột biến về khái niệm, tính chất. Câu 18 (1.0 điểm) a. Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau: Mạch khuôn: Mach bổ sung Tính số Nucleotit mỗi loại của đoạn gen trên? b. Nếu đoạn gen nói trên bị đột biến mất cặp nuclêôtit thứ 7 thì số liên kết hiđrô có trong đoạn gen đột biến là bao nhiêu? Bài làm: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
  3. NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Sinh học – Lớp 9 Đề A I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5đ) Mỗi câu đúng 0,3 điểm, 2 câu 0,7đ, 3 câu 1đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đề A C D B D A A D C D B C A D B C II.PHẦN TỰ LUẬN (5đ) Câu Nội dung Điểm Quá trình phát sinh giao tử cái: + Các tế bào mầm cũng nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều 0,5 noãn nguyên bào (2n NST). + Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I (2n NST).Các 0,5 noãn bào bậc I tiến hành quá trình giảm phân. + Ở lần phân bào I, tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 0,5 Câu 16. (2,0đ) nhất (n NST) và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 (n NST). 0,25 + Ở lần phân bào II, thể cực thứ nhất phân chia tạo ra 2 thể cực thứ 2 (n 0,25 NST) và noãn bào bậc 2 tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 (n NST) và 1 tế bào khá lớn gọi là trứng (n NST). - Kết quả: từ 1 noãn nguyên bào (2n NST) cho ra 3 thể cực (n NST) và 1 trứng (n NST). a.Thường biến: 2,4 0,5 Đột biến: 1,3 0,5 Thường biến Đột biến Khái niệm Là những biến đổi ở kiểu hình Là những biến đổi phát sinh trong đời cá thể dưới trong vật chất di Câu 17 ảnh hưởng trực tiếp của môi truyền ADN, NST 0,5 (2,0đ) trường. Tính chất - Biến đổi đồng loạt theo một - Biến đổi riêng lẻ, hướng xác định tương ứng với không định hướng. điều kiện môi trường. - Di truyền cho thế hệ 0,5 - Không di truyền sau. a.Số Nu mỗi loại : A= T = 12 ( Nu) 0,25 G=X = 6 ( Nu) Câu 18 b. - Đột biến mất một cặp A-T 0,25 (1,0 đ) - Số Nu mỗi loại sau đột biến: A= T = 12 – 1 = 11 ( Nu) 0,25 G= X = 6 (Nu) -Số liên kết hiđro sau đột biến: H = 2.11 + 3 .6 = 40 ( liên kết) 0,25
  4. Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Họ và tên:…………………………. Năm học: 2023-2024 Lớp:…………… MÔN: Sinh học 9 - Thời gian 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề B Điểm Lời phê của giáo viên: I.Trắc nghiệm: (5,0đ) Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn các chữ cái A,B,C,D trong mỗi ý đúng: Câu 1. Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra (ở F1) làm xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống dựa vào phép lai: A. phân tích. B. phân li độc lập. C. phân tính. D. lai thứ. Câu 2. Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì? A. để nâng cao hiệu quả của phép lai. B. xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. C. để phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp. D. xác định được kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. Câu 3. Biến dị tổ hợp thường xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? A. Sinh sản hữu tính. B. Sinh sản vô tính. C. Sinh sản bằng bào tử D. Thụ tinh ống nghiệm Câu 4. ARN có chức năng truyền đạt thông tin cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp là. A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. Câu 5. Chức năng sinh học của prôtêin thể hiện ở cấu trúc bậc. A. 1 và 2. B. 3 và 4 C. 1 và 4. D. 2 và 3. Câu 6. là thành phần của các hoocmôn điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể, chức năng này của prôtêin được gọi là. A. chức năng cấu trúc. B. chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất. C. chức năng bảo vệ cơ thể. D. chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất. Câu 7. Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là. A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn B. Lưỡng bội ở trạng thái kép C. Đơn bội ở trạng thái đơn D. Đơn bội ở trạng thái kép Câu 8. Sự tạo thành chuỗi axit amin diễn ra theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc khuôn mẫu C. Nguyên tắc bán bảo toàn D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu. Câu 9. Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ : Gen mARN Prôtêin Tính trạng A. trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN. B. sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp protein ở trong nhân tế bào.
  5. C. khi riboxom chuyển dịch trên mARN thì protein đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng. D. Protein là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện. Câu 10. Ở gà 1 tế bào nguyên phân 5 đợt liên tiếp tạo ra số tế bào con là. A. 32. B. 4. C. 16. D. 8. Câu 11. Một gen có tổng số nu 3400 nu. Chiều dài của gen là. A. 2890A0. B. 5780A0. C. 11560A0. D. 3400A0 Câu 12. Cải củ có bộ NST bình thờng 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể. A. 3 nhiễm. B. Tam bội (3n). C. Tứ bội (4n). D. Dị bội (2n -1) Câu 13. Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng A. 46 chiếc B. 47 chiếc C. 45 chiếc D. 44 chiếc Câu 14. Trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh nhân Tơcnơ có hiện tượng: A. Thừa 1 NST số 21. B. Thiếu 1 NST số 21. C. Thừa 1 NST giới tính X. D.Thiếu 1 NST giới tính X. Câu 15. Biết rằng bệnh Bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường qui định. Có một sơ đồ phả hệ sau: Bố Mẹ ( bình thường) ( Bạch tạng) Con trai Con gái ( bình thường) ( Bạch tạng) Kiểu gen của ngời bố nếu trong sơ đồ trên là: A. Đồng hợp trội. B. Đồng hợp lặn. C. Dị hợp. D. Dị hợp hoặc đồng hợp lặn. II. Tự luận: 5,0 đ Câu 1. (2,0đ) Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật? Câu 2. (2,0đ) a. Cho các ví dụ sau đây, ví dụ nào là thường biến; Ví dụ nào là đột biến? + Chó dị dạng năm chân. + Cây hoa súng trồng ngập dưới nước nhỏ và nhọn, nổi trên mặt nước lá to và tròn . + Người lên sinh sống ở vùng núi cao có số hồng cầu tăng. + Sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn - Bến Tre). b. Hãy phân biệt thường biến với đột biến về khái niệm, tính chất ? Câu 3. (1,0đ) Một đoạn mạch của gen cấu trúc như sau: Mạch khuôn: 3’ ... A-X-T-T- X- T- G-X-A-T-X-A-G- X-G-A-T…5’ Mạch bổ sung: 5’ ... T-G-A-A-G-A -X-G-T-A-G-T-X- G- X-T-A…3’ a. Tính số Nucleotit mỗi loại của đoạn gen trên? b. Nếu đoạn gen cấu trúc nói trên bị đột biến mất cặp nuclêôtit thứ 7 thì số liên kết hiđrô có trong đoạn gen đột biến là bao nhiêu? Bài làm: ………………………………………………………………………………………………………
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Sinh học – Lớp 9 Đề B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5đ) Mỗi câu đúng 0,3 điểm, 2 câu 0,7đ, 3 câu 1đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đề B A B A A B D A D A A B B B D C II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ) Câu Nội dung Điểm Quá trình phát sinh giao tử đực: + Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên 0,5 bào (2n NST). + Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I (2n NST). 0,5 1 + Sự tạo tinh bắt đầu từ tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra 2 tinh bào bậc 2 (2đ) 0,5 (n NST) ở lần phân bào I và 4 tế bào con ở lần phân bào II, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng (n NST). 0,5 - Kết quả là từ 1 tinh nguyên bào (2n NST) qua quá trình phát sinh giao tử cho 4 tinh trùng (n NST). a/ Ví dụ thường biến : + Cây hoa súng trồng ngập dưới nước nhỏ và nhọn, 0,25đ nổi trên mặt nước lá to và tròn . + Người lên sinh sống ở vùng núi cao có số hồng cầu tăng. 0,25đ Ví dụ đột biến : + Sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn - Bến Tre). 0,25đ + Chó dị dạng năm chân. 0,25đ b/ Đặc điểm Thường biến Đột biến 2 (2đ) 0,5đ Khái niệm Là những biến đổi ở kiểu hình Là những biến đổi trong phát sinh trong đời cá thể dưới vật chất di truyền ADN, ảnh hưởng trực tiếp của môi NST trường. 0,5đ Tính chất - Biến đổi đồng loạt theo một - Biến đổi riêng lẻ, hướng xác định tương ứng với không định hướng. điều kiện môi trường. - di truyền cho thế hệ - không di truyền sau. 3 3 a.số Nucleotit mỗi loại của đoạn gen (1đ) A= T = 9 nu , G=X = 8 nu 0,25đ b. Số nuclêôtit các loại có trong đoạn gen đột biến là
  7. A= T = 9 nu , G=X =8-1 =7 nu 0,25đ - Số liên kết hiđrô có trong đoạn gen đột biến là: H = 2A + 3G = 2.9 + 3.7 = 39 (liên kết) 5đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2