intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Khai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Khai’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Khai

  1. ĐiểmTiếngViệt Nhận xét PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ............................................................................. Năm học 2022-2023 ............................................................................. Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 ............................................................................ Bài số 1: Kiểm tra đọc Họ và tên: …………................................….....................................................………......Lớp: 4 …...Trường Tiểu học Minh Khai I. Kiểm tra đọc thành tiếng: Điểm ĐTT Điểm ĐH Điểm KT đọc - GV cho HS đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 (từ tuần 10 đến tuần 17) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. * Hướng dẫn kiểm tra: Trước khi kiểm tra, GV chuẩn bị phiếu bốc thăm (mỗi phiếu ghi tên bài, đoạn đọc, số trang, câu hỏi). Khi kiểm tra, GV gọi từng HS bốc thăm và thực hiện bài kiểm tra. - Cách đánh giá, cho điểm: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc: 1 điểm. II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (Thời gian làm bài: 35 phút) Đọc thầm và làm bài tập: NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung các sinh vật trong rừng. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió, không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. Hà Yên Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng. Viết ý kiến của em vào chỗ chấm (...............). Câu 1. Khi băng qua khu rừng già, ngọn gió muốn điều gì? A. Mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của nó. B. Làm cho khu rừng trở nên mát mẻ. C. Kết bạn với tất cả các loài cây trong rừng. D. Dạo chơi qua khu rừng.
  2. Câu 2. Cây sồi đã làm gì trước ngọn gió hung hăng? A. Dùng những chiếc lá chống lại cơn gió. B. Bám chặt đất, im lặng chịu đựng, không gục ngã. C. Uốn mình tránh cơn gió mạnh. D. Chịu thua trước ngọn gió hung hăng. Câu 3. Vì sao ngọn gió không quật ngã được cây sồi? A. Vì cây sồi khỏe hơn ngọn gió rất nhiều. B. Vì cây sồi luôn tự tin, vững vàng trước mọi kẻ thù. C. Vì cây sồi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. D. Vì cây sồi rất to và nhiều lá. Câu 4. Vì sao cây sồi phải cảm ơn ngọn gió? A. Vì ngọn gió thổi những cơn gió mạnh vào khu rừng. B. Vì giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. C. Vì ngọn gió thổi tung các sinh vật trong khu rừng. D. Vì ngọn gió giúp cây sồi được mát mẻ. Câu 5. Theo em, tại sao khi thấy cây sồi vẫn đứng hiên ngang trước ngọn gió của mình, ngọn gió lại tức giận? .................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................. Câu 6. Em có cảm nhận gì về cây sồi trong câu chuyện trên? .................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................. Câu 7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. ung dung, sống động, mỹ lệ. B. ung dung, lạ lùng, tưởng tượng C. lí thú, lạ lùng, mỹ mãn D. tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ. Câu 8. Câu: "Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?" là câu hỏi dùng để: A. Hỏi về điều chưa biết B. Chê người khác C. Nêu yêu cầu D. Tỏ thái độ khen. Câu 9. Những động từ trong câu: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió, không hề gục ngã.” là: ………………………………………...........................……………......................................................................……………………………............……………… Câu 10. Trong giờ kiểm tra, bạn bên cạnh nói chuyện, đùa nghịch. Em hãy đặt một câu hỏi với mục đích yêu cầu (đề nghị) bạn hãy giữ trật tự. …………………………………...........................................................................................................……………………………………………………………………
  3. PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2022-2023 Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Bài số 2: Kiểm tra viết (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên: …………....................................................................……..……. Lớp: 4 .........Trường Tiểu học Minh Khai Điểm CT Điểm TLV Điểm KT viết I. CHÍNH TẢ (nghe -viết): (Thời gian viết: 15 phút) Giáo viên đọc cho HS nghe - viết bài : Chú Đất Nung (từ đầu... đến làm quen với nhau TV4- trang 134, tập 1).
  4. II. TẬP LÀM VĂN: (Thời gian làm bài: 25 phút) Đề bài : Em hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2