intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Mỹ Phước A, Măng Thít

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Mỹ Phước A, Măng Thít” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Mỹ Phước A, Măng Thít

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ PHƯỚC A KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Họ và tên: NĂM HỌC: 2023 – 2024 ............................................................................ Môn: TIẾNG VIỆT – KHỐI 5 Lớp: 5/................ Ngày kiểm tra: 04/01/2024 Thời gian: 40 phút Điểm: Nhận xét giáo viên: Chữ ký giám thị Chữ ký giám khảo Điểm đọc: ......................................... Điểm viết: ......................................... ......................................... ......................................... A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ) 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một trong 5 đoạn văn trong các bài sau và trả lời câu hỏi. STT TÊN BÀI ĐỌC Điểm Ghi chú 1 Trong mưa bão (Theo Nguyễn Xuân Thuỷ) 2 Buổi sáng mùa hè trong thung lũng (Hoàng Hữu Bội) 3 Quần đảo Trường Sa (Hà Đình Cẩn – trích Quần đảo san hô) 4 Sông Hồng - Hà Nội (Theo Hà Nội mới) 5 Bàn tay yêu thương (Theo Quà tặng cuộc sống) 2. Đọc thầm: Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. (7 điểm) DÒNG SÔNG TUỔI THƠ Tôi bất giác hồi tưởng về hình ảnh hài hòa của dòng sông quê mình. Và tôi có dịp chiêm ngưỡng tình yêu thương ẩn sau vẻ đẹp tinh tế trong một buổi sáng thu. Ánh nắng ban mai len lỏi, khoác cho bầu trời tấm áo xanh ngọc. Mặt nước dòng sông trong xanh, lấp lánh bởi những tia nắng vàng. Đến bên bờ sông, những ngọn cỏ lau bất chấp gió, đung đưa như mái tóc của thiếu nữ đang thoảng bay trong gió. Các cây cối, mặc dù thu đã về, nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Với những màu sắc tươi tắn như vàng, đỏ sậm và cam nhìn chúng, ta vẫn cảm nhận được sự hạnh phúc và rạng ngời, thậm chí khi mùa thu thường mang nét thanh khiết và trầm mặc. Tầm xa, những ngọn núi nổi bật giữa làn sương mù sớm, toát lên vẻ uy nghi, vững vàng như những người lính canh gác cho ngôi làng nhỏ bé. Bên cạnh dòng sông, cánh đồng lúa đã trải qua những ngày đẹp, giờ trông có vẻ u sầu, dần dần phai màu. Ở xa xa, hồ sen nở rộ đẹp
  2. tinh khôi.Với những bông hoa sen còn ngủ mê mải, cất cánh nhẹ nhàng như những bông lụa thoải mái. Trên dòng sông, những chiếc thuyền nhỏ trôi đi từng bước, thay đổi như cánh hoa trên mặt nước trong sương mù dày đặc, tạo ra một cảm giác khó tả như bước vào một thế giới huyền bí. Đàn cá vui tươi bơi lội trong nước trong lành và mát lạnh. Dòng sông quê thân thuộc không phải vì vẻ đẹp kiêu sa, mà vì sự bình dị và chân thành của nó. (Sưu tầm) Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) Nhân vật trong bài đang hồi tưởng đến điều gì của quê hương? A. Dòng sông quê. B. Vườn cây xanh. C. Nhớ đến gia đình. D. Nhớ những ngọn núi. Câu 2. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) Hình ảnh “những ngọn cỏ lau” trong bài được so sánh với điều gì? A. Như những cánh diều bay trong gió. B. Như mái tóc của thiếu nữ đang thoảng bay trong gió. C.Như cánh đồng lúa trải qua những ngày nắng đẹp. D.Như những bông hoa sen còn ngủ mãi mê. Câu 3. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) Nhân vật trong bài đang miêu tả cảnh vật quê mình vào mùa nào? A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu D. Mùa đông. Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S (0,5 điểm) Vì sao dòng sông trở nên thân thuộc với nhân vật trong bài văn? Vì dòng sông mang vẻ đẹp kiêu sa, thanh khiết. Vì dòng sông mang đến sự bình yên và chân thành. Câu 5. Nhân vật trong bài văn rất yêu quý dòng sông quê mình. Vậy ở quê của các em, các em yêu mến nhất là điều gì? Vì sao? (1 điểm) .......................................................................................................... ................................................................................................. .......................................................................................................... ................................................................................................. .......................................................................................................... .................................................................................................
  3. .......................................................................................................... ................................................................................................. .......................................................................................................... ................................................................................................. .......................................................................................................... ................................................................................................. Câu 6. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “Thiên nhiên”? A. Tất cả những gì do con người tạo ra. B. Tất cả những gì không do con người tạo ra. C. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người. D. Tất cả những gì do ông bà tạo ra. Câu 7. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có từ “ăn” mang nghĩa gốc? A. Mẹ em lội ruộng bị nước ăn chân. B. Chiều chiều, những chiếc tàu lại vào cảng ăn than. C. Cả nhà em cùng ăn cơm chiều với nhau. D. Mãi mê bơi dưới biển nêm da bạn Nam bị ăn nắng. Câu 8. Tìm đại từ xưng hô trong câu sau và cho biết đại từ xưng hô đó có tác dụng gì? (1đ) “Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ” - Đại từ xưng hô là:......................................................................................... - Tác dụng của đại từ xưng hô trong câu trên: ................................................. Câu 9. Gạch dưới và ghi chú Trạng ngữ (TN), Chủ ngữ (CN), Vị ngữ (VN) trong câu sau: (1 điểm) Ở xa xa, hồ sen nở rộ, đẹp tinh khôi. Câu 10. Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ “Nguyên nhân- kết quả” (1 điểm) .......................................................................................................... ................................................................................................. .......................................................................................................... ................................................................................................. B/ KIỂM TRA VIẾT: ( 10đ) 1. Chính tả ( 2 điểm) Nghe – viết: Buổi sáng trên cánh đồng.
  4. 2.Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài : Trong cuộc sống chắc hẳn em được tiếp xúc với rất nhiều người từ người thân trong gia đình, đến bạn bè, thầy cô ở trường,.... Em hãy tả lại một người mà em quý mến nhất.
  5. - HẾT- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: MÔN TIẾNG VIỆT_ KHỐI 5 NĂM HỌC: 2023- 2024 Phần Câu Nội dung kiến thức cần kiểm tra Điểm Mức Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: (3 điểm) Đọc trôi chảy lưu loát đoạn văn, diễn cảm, đúng tốc độ (khoảng 120 tiếng/phút). Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu : (7 điểm) 1 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5 điểm) M1 2 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5 điểm) M2 3 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5 điểm) M1 4 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5 điểm) M1 ĐỌC 5 Tìm hiểu nội dung bài đọc (1 điểm) M4 6 MRVT: thiên nhiên (0,5 điểm) M1 7 Từ nhiều nghĩa (0,5 điểm) M2 8 Đại từ (1 điểm) M2 9 Cấu tạo của câu (1 điểm) M3 10 Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ. (1 điểm) M3 Chính tả (nghe-viết): 1 Kiểm tra kỹ năng nghe-viết đúng bài Chính chính tả, trình bày sạch sẽ, đúng hình (2 điểm) tả thức bài văn, đúng tốc độ viết (khoảng 100 chữ/15 phút) không mắc quá 5 lỗi
  6. trong bài. VIẾT Viết bài văn: 2 Kiểm tra kỹ năng viết bài văn tả người TLV (8 điểm) có nội dung như đề yêu cầu. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT NĂM HỌC: 2023 - 2024 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: (1đ) - Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 6 7 Đáp án A B C B C Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 4: S ; Đ Câu 5. HS nêu ý phù hợp, diễn đạt rõ, từ ngữ chính xác, không sai lỗi chính tả cho 1 điểm. Ý phù hợp, diễn đạt chưa rõ hoặc từ ngữ chưa chính xác, tùy mức độ cho từ 0,5 đến 0,75 điểm. (VD: Hình ảnh em yêu thích nhất ở quên em là cánh đồng lúa. Vì cảnh đồng lúa ở quê em rất đẹp, mang lại cảm giác yên bình, không khí ở cánh đồng cũng thật trong lành, mát mẻ,…) (1 điểm) Câu 8. (1 điểm) - Đại từ xưng hô : Nó ( 0,5đ) - Tác dụng: Thay thế cho từ chim chích bông (0,5 đ)
  7. Câu 9. Gạch dưới và ghi chú Trạng ngữ (TN), Chủ ngữ (CN), Vị ngữ (VN) trong câu sau: (1 điểm) Ở xa xa, hồ sen nở rộ, đẹp tinh khôi. TN CN VN Câu 10: (1 đ) Câu HS viết câu có nghĩa trọn vẹn, hợp lí về nghĩa, đúng theo yêu cầu của đề bài, đầu câu viết hoa, cuối câu có dùng dấu câu được 1 điểm. (Thiếu dấu cuối câu hoặc đầu câu không viết hoa trừ 0,25 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) Buổi sáng trên cánh đồng. Chân trời đằng đông ửng hồng. Ánh xuân nhuốm hồng cả đất trời. Bầu trời bao la xanh thẳm. Cỏ cây đôi bờ sáng ửng lên. Cánh đồng làng như một tấm lụa màu thiên lí căng tít tận chân đê. Lúa con gái xanh biêng biếc dâng lên dưới nắng xuân ấm áp. Người ra đồng mỗi lúc một đông. Nón trắng của mấy cô đang đắp đập be bờ, làm cỏ nhấp nhô. Tiếng hát êm ái, ngọt ngào của các cô lan xa theo làn gió nhẹ thoảng thơm hương lúa. Theo Như Thủy - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng (0,5 điểm) - Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (0,5 điểm) - Viết đúng chính tả + Không mắc quá 5 lỗi: 1 (đ), nếu mắc từ 6 - 7 lỗi trừ 0,25đ, từ 8 đến 9 lỗi: (0,5 điểm); 10 lỗi trở lên trừ 1 đ 1. Tập làm văn: (8 điểm) Viết bài văn miêu tả một người a. Mở bài: (1 điểm) - HS giới thiệu được tên người. Có quan hệ với bản thân như thế nào. (1 điểm) - Mở bài kiểu gián tiếp (0,5 điểm) b. Thân bài: (4 điểm), trong đó: Nội dung (1,5 điểm): bài văn miêu tả người có: + Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ...) + Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ...). - Kĩ năng (1,5 điểm): Trình tự miêu tả hợp lí. - Cảm xúc (1 điểm): Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. c. Kết bài: (1 điểm)
  8. - HS cảm xúc, suy nghĩ của mình về người được tả. (1 điểm) - Kết bài mở rộng (0,5 điểm) Cộng thêm: + Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): chữ viết đúng cỡ chữ, đều, đẹp; bài viết không có lỗi chính tả. + Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác. Diễn đạt câu trôi chảy. + Sáng tạo (1 điểm): Có sáng tạo hợp lí trong quá trình viết một bài văn BÀI 1. TRONG MƯA BÃO Cả bầu trời vần vũ, thét gào rồi như đổ ụp xuống. Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không. Bụi nước bay mù mịt. Mặt biển như một chảo dầu sôi. Từng bụi cây trên đảo như co cụm lại, dẹp mình xuống, run rẩy, sợ hãi. Bờ kè đang xây dở bị sóng cuốn lôi tuột cả những khối bê tông lớn xuống biển, khoét sâu vào đảo. Đống vỏ bao xi măng nhảy tung lên. Tiếp đó là một cơn mưa lớn chưa từng thấy. Mưa rầm rầm như ném từng cột nước lên những mái nhà, những thân cây. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn. Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng. Mưa đến hơn một giờ thì bỗng từ sở chỉ huy có điện thoại: mỗi bộ phận cử một số người canh trực tại chỗ, còn lại tập trung đi cứu kho đạn. (Theo Nguyễn Xuân Thuỷ) BÀI 2. BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. BÀI 3. QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Cách Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước Biển Đông xanh mênh mông. Từ lâu Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút.
  9. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi. Người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa. (Hà Đình Cẩn – trích Quần đảo san hô) BÀI 4. SÔNG HỒNG - HÀ NỘI Nước sông Hồng đỏ rực như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào. Ban đêm, từ phía bắc sông Hồng nhìn về Hà Nội, ánh điện lung linh. Những ngọn đèn áp từ cảng Vĩnh Tuy đến cầu Thăng Long như những vì sao xanh. Những ngọn đèn từ cửa sổ nhà cao tầng, ngọn cao, ngọn thấp nhấp nhô như con rồng vàng uốn khúc bay lên. Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông, vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Dòng sông như đang sóng sánh, ánh trăng sao luôn biến đổi khi tỏ khi mờ. Thỉnh thoảng trên mặt lại xuất hiện một vài cánh buồm ngược xuôi theo dòng nước lấp lóa trăng sao và ánh điện. Những vì sao và ánh đèn rẽ ra cho thuyền đi, rồi lại lấp lánh cuộn lên sau bánh lái. Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông. Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của thủ đô ngàn năm văn hiến. Bức tranh sông Hồng, Hà Nội tương lai chắc chắn sẽ càng thêm rực rỡ đẹp tươi. (Theo Hà Nội mới) BÀI 5 BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những li kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”. Cô giáo ngẩn người. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt
  10. hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác nhưng hóa ra đối với Đắc- gờ-lớt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. Theo quà tặng cuộc sống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2