intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS PHƯỚC CHÁNH NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN : VẬT LÍ – Lớp 8 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên : Điểm Nhận xét của Giáo viên: ….............................................. Lớp 8/……. I. Trắc nghiệm. (5,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ cái A ,B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi: A. Khoảng cách của vật so với vật khác. B. Vị trí của vật so với vật khác. C. Phương chiều của vật. D. Hình dạng của vật so với vật khác. Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc? A. m/s. B. km/h. C. kg/m3. D. m/phút. Câu 3. Độ lớn của vận tốc cho biết: A. Quỹ đạo của chuyển động. B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. C. Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc. D. Dạng đường đi của chuyển động. Câu 4. Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều? A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường. B. Chuyển động của tàu hỏa lúc vào sân ga. C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay. D. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội. Câu 5. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó. Câu 6. Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. Phương, chiều. B. Điểm đặt, phương, chiều. C. Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. Câu 7. Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính? A. Vận tốc của vật luôn thay đổi. B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi. C. Vật chuyển động theo đường cong. D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 8. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Chuyển động của cành cây khi gió thổi. B. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc. C. Quả dừa rơi từ trên cao xuống. D. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà. Câu 9. Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
  2. A. Ma sát trượt. B. Ma sát nghỉ. C. Ma sát lăn. D. Lực quán tính. Câu 10. Áp lực là lực ép có phương: A. Vuông góc với mặt bị ép. B. Song song với mặt bị ép. C. Tạo với mặt bị ép một góc bất kì. D. Trùng với mặt bị ép. Câu 11. Đơn vị của áp lực là: A. N/m2. B. Pa. C. N. D. N/cm2. Câu 12. Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Vì: A. Đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. B. Đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người. C. Đệm mút dày hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. D. Lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển? A. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân. B. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên. C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. D. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương. Câu 14. Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? A. Càng tăng. B. Càng giảm. C. Không thay đổi. D. Có thể vừa tăng, vừa giảm. Câu 15. Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ. B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm. C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi. D. Uống nước trong cốc bằng ống hút. II. Tự luận. (5,0 điểm) Câu 16. (1,0 điểm) Hành khách ngồi trên ô tô đang rời khỏi bến. So với bến xe thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? Câu 17. (1,0 điểm) Dùng khái niệm quán tính giải thích vì sao bút tắc mực nếu ta vẩy mạnh bút lại có thể viết tiếp được? Câu 18. (1,0 điểm) Viết công thức tính áp suất. Nêu rõ ý nghĩa và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức. Câu 19. (2,0 điểm) Treo một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ giá trị P1=5N. Khi nhúng vật nặng vào nước lực kế chỉ giá trị P2=3N. a. Tính lực đẩy Ác- si- mét tác dụng vào vật. b. Tính thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ. Biết dN =10.000N/m3. .…..Hết……
  3. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS PHƯỚC CHÁNH NĂM HỌC: 2022- 2023 MÔN : VẬT LÝ – Lớp 8 I. Trắc nghiệm. (5,0 điểm) Mỗi câu chọn đúng ghi 0,33 điểm, 2 câu đúng ghi 0,67 điểm, 3 câu đúng ghi 1,0 điểm. Nếu 1 câu khoanh vào 2 đáp án trở lên thì không có điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C B D A D D B C A C B D B A II. Tự luận. (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 16/ - So với bến xe thì hành khách chuyển động. Vì cột mốc là bến xe (1,0 điểm) đang đứng yên mà hành khách ngồi trên ô tô đang rời khỏi bến. 1,0 17/ - Bút tắc mực, nếu ta vẩy mạnh bút lại viết được vì do quán tính (1,0 điểm) nên mực tiếp tục chuyển động xuống đầu ngòi bút khi bút đã dừng lại. 1,0 18/ - Áp suất được tính bằng công thức: p = F/S 0,25 (1,0 điểm) - Trong đó : F là áp lực (N) 0,25 S là diện tích bị ép (m2) 0,25 p là áp suất (N/m2) 0,25 19/ Tóm tắt 0,5 (2,0 điểm) P1 = 5N P2 = 3N dN = 10000N/m3 a. FA = ? N b. V = ? m3 Bài giải a. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào vật là: FA = P1 - P2 = 5-3 = 2(N) 0,75 b. Thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ là: FA = d.V => V = FA/d = 2 /10000 = 0.0002(m3) 0,75 Đáp số: a. FA = 2(N); b. V = 0.0002(m3) Tổng cộng 5,0 ……..Hết……..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2