intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TÂY GIANG MÔN VẬT LÝ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; ĐỀ CHÍNH THỨC (Không tính thời gian giao đề) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề VL 103 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 28 Câu 7 điểm) Câu 1: Đồ thị bên dưới mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một vật đang chuyển động từ A đến B. Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là bao nhiêu? A. 2,5 m/s2. B. 0 m/s2. C. – 2,5 m/s2. D. 5 m/s2. Câu 2: Khi so sánh quãng đường và độ dịch chuyển, kết luận nào sau đây là đúng? A. Quãng đường và độ dịch chuyển luôn có giá trị dương. B. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được. C. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động. D. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm. Câu 3: Trong thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do, gia tốc rơi tự do của trụ thép được xác định theo công thức nào? s s A. g = . B. g = . t2 t 2s 2s C. g = 2 . D. g = . t t Câu 4: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây? A. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng. B. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam. C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ. D. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng. Câu 5: Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2. Vận tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian đó là A. . B. . C. . D. . Câu 6: Một vật khối lượng 20 kg. Lấy gia tốc trọng trường g =10 m/ thì có trọng lượng bằng giá trị nào sau đây? A. P = 200 N. B. P = 2000 N. C. P = 2 N. D. P = 20 N. Trang 1/4 - Mã đề VL 103
  2. Câu 7: Khi một ôtô đang chở khách đột ngột tăng tốc độ thì hành khách A. vẫn ngồi như cũ. B. ngả sang người bên cạnh. C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước. Câu 8: Tổng hợp lực là thay thế A. các lực bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt như các lực đó. B. một lực bằng vectơ gia tốc có tác dụng giống hệt như lực đó. C. một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. D. nhiều lực tác dụng bằng một lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Câu 9: Những dụng cụ chính để đo tốc độ tức thời của viên bi gồm A. đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, viên bi, máng và thước kẹp. B. đồng hồ đo thời gian hiện số, cần rung, viên bi, máng và thước thẳng. C. đồng hồ đo thời gian hiện số, cần rung, viên bi, máng và thước kẹp. D. đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, viên bi, máng và thước thẳng. Câu 10: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì? A. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng. D. Các dạng vận động và tương tác của vật chất. Câu 11: Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh dần đều là A. v2 – v02 = ad. B. v2 – v02 = 2ad. C. v – v0 = 2ad. D. v02 – v2 = ad. Câu 12: Trong đồ thị vận tốc của một chuyển động thẳng của một vật như hình bên. Xét quãng đường từ O đến C, đoạn nào ứng với chuyển động thẳng đều? v A B O C t A. OA và BC. B. AB. C. OA. D. BC. Câu 13: Trong một bài thực hành, gia tốc rơi tự do được tính theo công thức g = 2h . Sai số tuyệt 2 t đối của phép đo trên tính theo công thức nào?  h t   h t   h t   h t  A. g = g  − 2  . B. g = g  + . C. g = g  + 2  . D. g = g  + 2  .  h t   h t   h t   h t  Câu 14: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn? A. bằng 0 N. B. Lớn hơn 500 N. C. bằng 500 N. D. nhỏ hơn 500 N. Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật? A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. B. Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau. C. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều. D. Lúc t = 0 thì vận tốc ban đầu theo phương ngang khác không. Câu 16: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến Trang 2/4 - Mã đề VL 103
  3. trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động? A. s = 700 m và d = 300 m. B. s = 300 m và d = 200 m. C. s = 500 m và d = 200 m. D. s = 200 m và d = 300 m. Câu 17: Có hai lực đồng qui và . Góc α là góc hợp bởi và và . nếu thì góc A. . B. . C. . D. . Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trọng lượng của vật? A. Trọng lượng kí hiệu là P. B. Trọng lượng được đo bằng lực kế. C. Trọng lượng của vật luôn không đổi. D. Trọng lượng là độ lớn trọng lực tác dụng lên vật. Câu 19: Theo định luật II Niu-tơn thì A. gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật. B. khối lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng. C. khối lượng tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật. D. gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật. Câu 20: Theo định luật III Newton thì cặp “lực” và “phản lực” A. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. B. tác dụng vào cùng một vật. C. tác dụng vào hai vật khác nhau. D. không bằng nhau về độ lớn. Câu 21: Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc 30°. Cho g = 10 m/s2, vật đạt đến độ cao cực đại là A. 45 m. B. 60 m. C. 1,25 m. D. 22,5 m. Câu 22: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động theo thời gian như hình vẽ. Vật chuyển động A. ngược chiều dương với tốc độ 60 km/h. B. ngược chiều dương với tốc độ 20 km/h. C. cùng chiều dương với tốc độ 20 km/h. D. cùng chiều dương với tốc độ 60 km/h. Câu 23: Khi vật được ném theo phương ngang thì trên phương Ox A. độ dịch chuyển d = v0t + 2. B. vật có gia tốc a = g. C. vật chuyển động nhanh dần đều. D. vật chuyển động thẳng đều. Trang 3/4 - Mã đề VL 103
  4. Câu 24: Theo định luật I Newton, nếu một vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đang chuyển động sẽ A. chuyển động chậm dần. B. tiếp tục chuyển động thẳng đều. C. chuyển động nhanh dần. D. đứng yên. Câu 25: Khi nói về những quy tắc an toàn khi làm việc với phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Mang áo phòng hộ và không cần đeo mặt nạ. B. Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể. C. Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ. D. Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ. Câu 26: Kết quả đo đại lượng A được viết dưới dạng A = A  A . Giá trị thực của đại lượng cần đo A nằm trong khoảng A. từ −A đến +A . B. từ A − A đến A + A . C. từ A − 2A đến A + 2A . D. từ A − 2A đến A . Câu 27: Một xe ô tô đang chuyển động đều, gặp chướng ngại vật xe hãm phanh, sau một khoảng thời gian thì xe dừng lại. Kể từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại, xe đang có trạng thái chuyển động như thế nào? A. Tích a.v >0a.v >0 . B. chuyển động nhanh dần. C. a cùng chiều với v. D. chuyển động chậm dần. Câu 28: Gia tốc là một đại lượng A. đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc. B. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động. D. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm) Bài 1:(1 điểm) Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s so với mặt nước tĩnh lặng. Một người đi đều trên sàn thuyền có vận tốc 1 m/s so với thuyền. Tính vận tốc của người đó so với mặt nước khi người và thuyền chuyển động cùng chiều. Bài 2: (1 điểm) Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Thời gian vật rơi 10 m cuối cùng trước khi chạm đất là 0,2 s. Cho g = 10 m/s2. Tính độ cao h của vật. Bài 3: (1 điểm) Một vật có khối lượng 3 kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì được kéo bởi hai lực đồng quy có độ lớn bằng 3 N và 4 N. Biết hướng của hai lực hợp với nhau góc 600. a. Tính độ lớn của hợp lực của hai lực kéo? b.Tính gia tốc của vật. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề VL 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2