intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn "Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ" để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC MA TRẬN MÔN: VẬT LÍ 7 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian: 45 phút Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm – gồm 30 câu , mỗi câu 0,33 điểm Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ - Biết được ta nhìn - Hiểu được khi - Dựng được ảnh thấy các vật khi có nào xảy ra hiện của một vật đặt ánh sáng từ các vật đó tượng nhật thực, trước gương truyền vào mắt ta. hiện tượng. nguyệt phẳng. - Biết được nguồn thực. - Nêu được ví dụ sáng là gì? vật sáng là - Hiểu và phát biểu về nguồn sáng và gì? được định luật vật sáng. truyền thẳng ánh - Xác định được - Biết được ba loại sáng. tia tới, tia phản chùm sáng: song song, - Hiểu và phát biểu xạ, góc tới, góc hội tụ và phân kì. được định luật phản xạ trong - Biết cách biểu diễn định luật phản xạ phản xạ ánh sáng. đường truyền của ánh ánh sáng. CHƯƠNG - Hiểu được đặc sáng. - Giải thích được I:QUANG điểm của ảnh của HỌC - Biết được tia tới, tia một vật tạo bởi các hiện tượng phản xạ, góc tới, góc gương phẳng, trong thực tế liên phản xạ, pháp tuyến, gương cầu lồi và quan đến vùng điểm tới trong định gương cầu lõm. nhìn thấy của luật phản xạ ánh sáng. gương phẳng, - Biết được thế nào là - Hiểu được sự gương cầu lồi. bóng tối, bóng nửa tối. giống và khác nhau của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm. Số câu 7 5 3 15 Điểm 2,31 1,65 0,99 4,95 - Biết được nguồn âm - Hiểu được các vật - Chỉ ra được bộ - Giải CHƯƠNG là những vật phát ra phát ra âm đều dao phận dao động thích II:ÂM âm thanh. động. trong một số được HỌC - Biết được tần số là - Hiểu được âm cao nguồn âm. các gì? Đơn vị, kí hiệu của (bổng) có tần số - Giải thích được hiện tần số. lớn, âm thấp (trầm) một số hiện tượng tượng có tần số nhỏ. liên quan đến môi liên - Bết được biên độ trường truyền âm. quan
  2. dao động là gì? kí - Hiểu được âm to đến hiệu, đơn vị độ to của có biên độ dao phản xạ âm. động lớn, âm nhỏ âm, - Biết được âm truyền có biên độ dao tiếng trong các chất rắn, động nhỏ. vang. lỏng, khí và không - Hiểu được âm - Đề ra truyền trong chân phản xạ là gì? Khi các không. nào ta nghe được biện - Biết được vật phàn tiếng vang? pháp xạ âm tốt, vật phản xạ chống ô âm kém. nhiễm - Biết được như thế tiếng nào là ô nhiễm tiếng ồn ồn. trong một số trường hợp. Số câu 7 5 2 1 15 Điểm 2,31 1,65 0,66 0,4 4,95 Tổng số câu 14 10 5 1 30 Tổng điểm 4,62 3,3 1,65 0,4 10
  3. TRƯỜNG: THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LỚP: …………………………………… HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022 HỌ VÀ TÊN:…………………………… MÔN: VẬT LÍ - KHỐI 7 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY (CÔ) GIÁO ĐỀ BÀI: Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất (10đ) Câu 1. Khi nào ta nhìn thấy một vật? A. khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. B. khi vật phát ra ánh sáng. C. khi vật được chiếu sáng. D. khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật. Câu 2. Nguồn sáng có đặc điểm gì? A. tự nó phát ra ánh sáng. B. chiếu sáng vào vật xung quanh C. truyền ánh sáng đến mắt ta. D. phản chiếu ánh sáng. Câu 3. Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn một tia sáng? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 4. Thế nào là vùng bóng tối? A. vùng nằm phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. B. vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. C. vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. D. vùng lúc nhận được, lúc không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. Câu 5. Vùng nửa tối là: A. vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. B. vùng nằm phía sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. C. vùng chỉ nhận được ánh sáng phát ra từ nguồn sáng yếu. D. vùng lúc nhận được, lúc không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
  4. Câu 6. Chọn từ đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng ...............trên đường truyền của chúng. A. giao nhau B. không giao nhau C. loe rộng ra Câu 7. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng ...............trên đường truyền của chúng. A. giao nhau B. không giao nhau C. loe rộng ra Câu 8. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực? A. Ban ngày, khi Trái đất che khuất Mặt trăng. B. Ban đêm, khi Trái đất che khuất Mặt trăng. C. Ban đêm, khi Mặt trời bị nửa kia của Trái đất che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được nơi ta đứng. D. Ban ngày, khi Mặt trăng che khuất Mặt trời, không có ánh sáng Mặt trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng. Câu 9. Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng. A. Ảnh không hứng được trên màn và lớn bằng vật. B. Ảnh hứng được trên màn và lớn hơn vật C. Ảnh hứng được trên màn và lớn bằng vật D. Ảnh không hứng được trên màn và bé hơn vật Câu 10. Nếu nhìn vào gương, thấy ảnh ảo lớn hơn vật thì kết luận đó là: A. gương phẳng B. gương cầu lồi C. gương cầu lõm Câu 11. Hai vật giống hệt nhau, một vật đặt trước gương phẳng và một vật đặt trước gương cầu lồi, ta thu được hai ảnh. Có nhận xét gì về đặc điểm của hai ảnh đó? A. cùng là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. B. cùng là ảnh ảo, bằng vật. C. cùng là ảnh ảo, lớn hơn vật. D. cùng là ảnh ảo. Câu 12. Sắp xếp các gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm) về sự tạo ảnh của vật theo thứ tự bé dần từ trái sang phải? B. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng. C. Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi. D. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm. Câu 13. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Đèn ống đang sáng. B. Ngọn nến đang cháy. C. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. D. Mặt trời. Câu 14. Vật nào sau đây là nguồn sáng? A. Mặt trăng. B. Bông hoa dưới ánh nắng mặt trời. C. Mảnh giấy trắng. D. Bóng đèn đang sáng. Câu 15. Trong các hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?
  5. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 16. Số dao động trọng một giây gọi là..................... A. vận tốc B. tần số C. biên độ D. độ cao Câu 17. Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động.............. A. càng lớn B. càng nhỏ C. càng mạnh D. càng yếu Câu 18. Đơn vị đo tần số là: A. s (giây ) B. m/s C. dB (đềxiben ) D. Hz (héc ) Câu 19. Biên độ dao động của vật là: A. tốc độ dao động của vật. B. vận tốc truyền dao động của vật. C. tần số dao động của vật. D. độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. Câu 20. Khi biên độ dao động của vật càng lớn thì: A. âm phát ra càng to B. âm phát ra càng nhỏ C. âm phát ra càng trầm D. âm phát ra càng bổng Câu 21. Độ to của âm được đo bằng đơn vị: A. s (giây ) B. m/s C. dB (đềxiben ) D. Hz (héc ) Câu 22. Âm không thể truyền qua môi trường nào dưới đây? A. khoảng chân không B. tường bê tông C. nước biển D. Không khí Câu 23. Âm có thể truyền qua môi trường nào dưới đây? A. chất lỏng B. chất rắn C. chất khí D. chất lỏng, chất rắn và chất khí Câu 24. Những vật nào sau đây phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt) ? A. thép, gỗ, vải. B. bêtông, sắt, bông C. đá, sắt, thép D. vải nhung, tấm xốp, nệm mút. Câu 25. Tai ta nghe được tiếng vang khi nào? A. khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ. B. khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ. C. khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
  6. Câu 26. Âm phản xạ là gì? A. âm dội lại khi gặp vật chắn B. âm truyền đi qua vật chắn C. âm đi vòng qua vật chắn Câu 27. Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. khi kéo căng vật . B. khi uốn cong vật. C. khi nén vật. D. khi làm vật dao dộng. Câu 28. Khi ta gảy vào dây đàn ghita thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là: A. Dây đàn dao động B. Không khí xung quanh dây đàn C. Hộp đàn D. Ngón tay gảy đàn Câu 29. Dùng tay gõ xuống mặt bàn. Ta nghe thấy âm thanh phát ra là do: A. mặt bàn dao động phát ra âm. B. tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm. C. cả tay và mặt bàn đều dao động phát ra âm. D. lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm. Câu 30. Nhà em ở gần đường quốc lộ. Hàng ngày phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, trong những phương án để chống lại sự ô nhiễm tiếng ồn đó như sau. Phương pháp nào là tốt nhất? A. Treo biển cấm bóp còi. B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính và đóng lại khi cần. C. Trang bị cho mỗi người trong nhà một cái mũ chống ồn để bịt tai. D. Che cửa bằng các màng vải. HẾT.
  7. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 7 TRẮC NGHIỆM (10 điểm) (Mỗi câu đúng 0,33đ) 1. A 2. A 3. A 4. A 5. B 6. A 7. C 8. D 9.A 10.C Câu 11. D 12. C 13. C 14. D 15.B 16. B 17. A 18.D 19. D 20. A 21. C 22. A 23. D 24. D 25. C 26. A 27. D 28.A 29. A 30. B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0