
TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO
TỔ HÓA-SINH
(Đề thi có 03 trang)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ LỚP 11
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
Môn thi: Hóa học-Ca chiều
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề 301
Họ, tên thí sinh: ……………………………. Lớp: …………..Số báo danh:………………………..
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom?
A. 1. B. 0,5 C. 1,5. D. 2.
Câu 2: Các ancol no, đơn chức tác dụng được với CuO nung nóng tạo anđehit là ancol bậc
A. III. B. I và II. C. I. D. II.
Câu 3: Công thức CH3‒CH(OH)‒CH3>ứng với tên gọi nào sau đây?
A. pentan-1-ol. B. propan-1-ol. C. propan-2-ol. D. butan-1-ol.
Câu 4: Tên của phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic với ancol (có axit H2SO4>đặc làm xúc tác) là
phản ứng
A. este hóa. B. xà phòng hóa. C. thủy phân. D. trung hòa.
Câu 5: Để phân biệt C2H5OH và C6H5OH ta có thể dùng hóa chất nào dưới đây?
A. kim loại Na. B. dung dịch HCl. C. nước brom. D. Mg(OH)2.
Câu 6: Để phân biệt toluen và stiren ta dùng hóa chất nào dưới đây?
A. dung dịch brom. B. kim loại Na. C. dung dịch AgNO3/NH3. D. H2, xúc tác Ni.
Câu 7: Cho phản ứng hóa học sau: CH4>+ Cl2X + HCl. Công thức phân tử của X là
A. CH3Cl. B. CH2Cl. C. C2H6. D. C2H5Cl.
Câu 8: Cho các phát biểu sau:>
(a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.>
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.>
(c) Anđehit tác dụng với H2>(dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.>
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.>
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ.>
(g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.>
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 9: Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxi, phản
ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3?
A. Etilen. B. Axetilen. C. Butađien. D. Benzen.
Câu 10: Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutan-2-ol, sản phẩm chính thu được là
A. 2-metylbut-3-en. B. 3-metylbut-2-en. C. 3-metylbut-1-en. D. 2-metylbut-2-en.
Câu 11: Khi hiđrat hóa etin có xúc tác, nhiệt độ thì thu được sản phẩm cuối cùng là
A. CH3CHO. B. CH3CH2OH. C. CH2= CH-OH. D. CH3-O-CH3.
Câu 12: Tính thơm của ankylbenzen biểu hiện ở đặc điểm>nào?
A. Có mùi thơm dễ chịu, dễ phản ứng với các tác nhân oxi hóa.
B. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng vào vòng benzen.
C. Khó tham gia phản ứng thế và dễ phản ứng với các tác nhân oxi hóa.
D. Khó tham gia cả phản ứng thế lẫn phản ứng cộng vào vòng benzen.
Câu 13: Cho các hợp chất thơm: C6H5OH (1), CH3-C6H3(OH)2>(2), C6H5-CH2OH (3). Chất thuộc loại
phenol là
A. (1). B. (2). C. (1) và (2). D. (3) và (2).
Trang 1/2 - Mã đề 301