TRƯỜNG TH&THCS LÊ HỒNG PHONG
Họ và tên: ……………………………………
Lớp: …
KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2024-2025
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút (Không kF thời gian giao đề)
ĐiFm bài thi Nhận xét của giám khảo Chữ ký
giám th=
Chữ ký
giám khảo
Bằng s^ Bằng chữ
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điFm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu h`i:
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong
rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức
mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung
hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám
chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã.
Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi già từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và
làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn
dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông,
ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh
của mình.
(Theo Viva Consunlting - Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh, 2009, trang 126 - 127)
Câu 1. Văn bản Ngọn gió và cây sồi được viết theo thể loại nào?
A. Truyện vừa B. Truyện ngắn C. Truyện dài D. Truyện cổ tích
Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và thứ ba
Câu 3. Theo văn bản, vì sao ngọn gió không quật ngã được cây sồi?
A. Vì cây sồi khỏe hơn ngọn gió rất nhiều.
B. Vì cây sồi luôn tự tin, vững vàng trước mọi kẻ thù.
C. Vì cây sồi có những cành lá xum suê, rợp đầy trời.
D. Vì cây sồi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất.
Câu 4. Câu: “Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ!” thuộc kiểu câu:
A. Câu hỏi B. Câu khiến C. Câu cảm D. Câu kể
Câu 5. Trong câu: “- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?” cụm từ “Cây sồi kia!”
thuộc thành phần biệt lập:
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần gọi đáp. D. Thành phần chêm xen.
Câu 6. Theo em từ “hiên ngang” trong câu văn sau: “Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không
bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng” có nghĩa là gì?
A.xTỏ ra không chút sợ sệt, mà coi thường, bất chấp tất cả.
B. Tỏ ra đường hoàng, tự tin, không chịu khuất phục trước sự đe doạ.
C. Tỏ ra kiêu kì, ngạo mạn, tự coi mình mạnh mẽ hơn hẳn người khác.
D. Tỏ ra tự tin, tự hào một cách thái quá đến mức mất đi sự tôn trọng đối với người khác.