intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hưng” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hưng

  1. TRƯỜNG TH TÂN HƯNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 Lớp 2… Môn: Tiếng Việt- Lớp 2 Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học 2022 - 2023 Điểm: Lời phê của giáo viên: Đọc thành tiếng:……… Đọc hiểu: …………….. Điểm chung:…………… Đọc thầm: Cô gái đẹp và hạt gạo Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ-bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ-bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ-bia giận dữ quát : - Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ-bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ-bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm. Thấy Hơ-bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ-bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. Theo Truyện cổ Ê - đê Dựa vào bài đọc hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Hơ- bia là một cô gái như thế nào? A. Xinh đẹp B. Lười biếng C. Xinh đẹp nhưng rất lười biếng D. Da đen sạm Câu 2: Thóc gạo bỏ Hơ- bia đi lúc nào? A. Sáng sớm B. Trưa C. Chiều tối D. Đêm khuya Câu 3: Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? A. Vì thóc gạo thích đi chơi. B. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo.
  2. C. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi D. Vì Hơ - bia không chơi với thóc gạo. Câu 4: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia? A. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm. B. Vì Hơ - bia không có gì để ăn. C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia. D. Vì Hơ - bia nhớ thóc gạo. Câu 5: Các từ chỉ đặc điểm trong câu “Ngày xưa, ở một làng Ê- đê có cô Hơ- bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng.” là: A. xinh đẹp, B. lười biếng C. xinh đẹp, lười biếng D. Hơ - bia Câu 6: Câu: “Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.” được viết theo mẫu câu nào dưới đây? A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm Câu 7: Đặt dấu chấm, dấu phẩy thích hợp. Ngày xưa Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi cùng ăn và cùng nhau vui chơi Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.
  3. TRƯỜNG TH TÂN HƯNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 Môn: Tiếng Việt– Lớp 2 Năm học 2022 - 2023 A. KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm ) I.Đọc thành tiếng: ( 4 điểm )   Học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. II .Đọc hiểu: (6 điểm ) Đọc thầm: Cô gái đẹp và hạt gạo Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ - bia giận dữ quát : - Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm. Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. Theo Truyện cổ Ê - đê Dựa vào bài đọc hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Hơ- bia là một cô gái như thế nào? A. Xinh đẹp B. Lười biếng C. Xinh đẹp nhưng rất lười biếng D. Da đen sạm Câu 2: Thóc gạo bỏ Hơ- bia đi lúc nào? A. Sáng sớm B. Trưa C. Chiều tối D. Đêm khuya
  4. Câu 3: Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? A. Vì thóc gạo thích đi chơi. B. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo. C. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi D. Vì Hơ - bia không chơi với thóc gạo. Câu 4: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia? A. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm. B. Vì Hơ - bia không có gì để ăn. C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia. D. Vì Hơ - bia nhớ thóc gạo. Câu 5: Các từ chỉ đặc điểm trong câu “Ngày xưa, ở một làng Ê- đê có cô Hơ- bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng.” là: A. xinh đẹp, B. lười biếng C. xinh đẹp, lười biếng D. Hơ - bia Câu 6: Câu: “Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.” được viết theo mẫu câu nào dưới đây? A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm Câu 7: Đặt dấu chấm, dấu phẩy thích hợp. Ngày xưa Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi cùng ăn và cùng nhau vui chơi Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. CHÍNH TẢ. (Nghe – viết): (4 điểm – 15 phút) Chiếc rễ đa tròn Nhiều năm sau, chiếc rễ đã lớn và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. II. TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm – 25 phút) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về một con vật mà em yêu thích. a, Em muốn kể về con vật gì? b, Nó có đặc điểm gì về hình dáng, màu sắc, các bộ phận…? c, Nó thường có hoạt động gì?
  5. d, Nêu cảm nghĩ của em về con vật đó ? HƯỚNG DẪNĐÁNH GIÁ - CHO ĐIỂM MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 2 Năm học: 2022- 2023 A. Kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) I. Đọc thành tiếng : ( 4 điểm ) Học sinh đọc đúng, lưu loát, tốc độ đạt yêu cầu. ( 4 điểm ) Còn tuỳ theo mức độ đọc của học sinh giáo viên cho điểm 4; 3; 2; 1. II. Đọc thầm :( 6 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C D B A C B ,. Điểm 0,5 0,5 1 1 1 1 1 B. KIỂM TRA VIẾT : ( 10 điểm ) I. Viết chính tả : ( 4 điểm ) Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm II.Tập làm văn (6 điểm) + Nội dung (ý): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. (3 điểm) + Kĩ năng: 3 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
  6. === Hết ===
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0