intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học THCS năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học THCS năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Tiền Giang” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học THCS năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Tiền Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TỈNH TIỀN GIANG TRUNG HỌC CƠ SỞ Năm học 2023-2024 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 05 trang) Ngày thi: 27/3/2024 _________________________________________________________ Câu 1: (3,00 điểm) Bảng sau đây mô tả tóm tắt thí nghiệm của hai nhà khoa học: Thí nghiệm Đậu Hà Lan (I) Ruồi giấm (II) P thuần chủng Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, Thân xám, cánh dài x Thân vỏ nhăn đen, cánh cụt F1 Hạt vàng, vỏ trơn Thân xám, cánh dài F1 lai phân tích Hạt vàng, vỏ trơn: hạt vàng, vỏ Thân xám, cánh dài: thân đen, nhăn: hạt xanh, vỏ trơn: hạt cánh cụt xanh, vỏ nhăn 1.1. Sự di truyền tính trạng ở thí nghiệm nào tuân theo quy luật phân li độc lập? Hãy phát biểu nội dung của quy luật đó. 1.2. Trình bày ý nghĩa của quy luật phân li độc lập trong chọn giống và tiến hoá. 1.3. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân (thân cao, thân thấp) và màu sắc quả (quả đỏ, quả vàng). Biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen quy định. Cho một cây F1 giao phấn với 2 cây khác nhau thu được kết quả như sau: - Phép lai I: Với cây 1 thu được F 2 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 25% thân thấp, quả vàng. - Phép lai II: Với cây 2 thu được F 2 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 6,25% thân thấp, quả vàng. Hãy biện luận để xác định kiểu gen của các cây và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên (kiểu di truyền của 2 tính trạng này là như nhau). Câu 2: (3,50 điểm) 2.1. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Tế bào I Tế bào II Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. a. Tế bào (I, II) đang ở kì nào của quá trình phân bào? Ngày thi: 27/3/2024 Môn thi: Sinh học Trang 1/5
  2. b. Giả sử, cặp nhiễm sắc thể Aa của tế bào II không phân li trong quá trình phân bào thì các tế bào con được tạo ra sẽ có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? c. Trình bày ý nghĩa sinh học của các quá trình phân bào trên. 2.2. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4 pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là: Thể đột biến A B C D Số lượng NST 24 24 48 25 Hàm lượng ADN 3,8 pg 4,3 pg 8 pg 4,4 pg a. Xác định dạng đột biến của 4 thể đột biến A, B, C và D. b. Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến D. 2.3. Một tế bào sinh dục cái sơ khai có 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên 11176 nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%. Hãy tính: a. Số hợp tử tạo thành. b. Số tế bào sinh tinh cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh. Câu 3: (3,50 điểm) 3.1. Vào năm 1950, sau khi hai nhà khoa học F.H.C.Crick và J.D.Watson công bố mô hình cấu trúc không gian của ADN, cơ chế nhân đôi của ADN vẫn chưa được biết đến một cách chính xác. Các nhà khoa học thời đó đề xuất ADN có thể nhân đôi theo một trong ba mô hình dưới đây. Cho đến cuối năm 1950, Matthew Meselson và Franklin Stahl đã tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng và xác định được chính xác mô hình nhân đôi ADN. a. Matthew Meselson và Franklin Stahl xác định ADN nhân đôi theo mô hình nào trong các mô hình trên? b. Quá trình nhân đôi ADN tuân theo các nguyên tắc nào? Sự tự nhân đôi ADN có ý nghĩa gì? 3.2. Một gen có 2576 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có nuclêôtit loại Guanin gấp 2 lần loại Xitôzin, loại Timin gấp 4 lần loại Xitôzin và nuclêôtit loại Ađênin gấp 1,5 lần loại Guanin. Gen này nhân đôi liên tiếp 2 lần. Hãy xác định: Ngày thi: 27/3/2024 Môn thi: Sinh học Trang 2/5
  3. a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu. b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi. c. Số gen con được tạo ra có cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường. 3.3. Ở tế bào nhân thực, một đoạn mạch ADN (mạch gốc) có trình tự nuclêôtit như sau: …ATT GGX TAX XAA GGX AXX ATT AGA AAA ATX … a. Viết trình tự nuclêôtit của mARN được tổng hợp từ đoạn mạch ADN trên. b. Nếu phân tử mARN trên (câu a) được dùng làm khuôn cho quá trình tổng hợp chuỗi axit amin thì cần môi trường cung cấp bao nhiêu axit amin? Câu 4: (4,00 điểm) 4.1. Một bệnh nhân có ngoại hình bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa 2 mí mắt xa nhau, ngón tay dài, trí tuệ kém phát triển được đưa vào bệnh viện khám. Bác sĩ đã làm tiêu bản nhiễm sắc thể quan sát dưới kính hiển vi và thấy có 47 nhiễm sắc thể trong tế bào. a. Bệnh nhân trên đã mắc bệnh gì? b. Trình bày cơ chế phát sinh bệnh này. c. Theo em, có thể hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền ở người bằng những biện pháp nào? 4.2. Sơ đồ phả hệ sau mô tả một loại bệnh di truyền hiếm gặp ở người. I Nam bệnh . 1 2 3 4 Nam không bệnh II. 6 8 9 10 5 7 Nữ bệnh III. Nữ không bệnh 11 12 13 14 IV. ? a. Xác định đặc điểm di truyền của bệnh nói trên. b. Xác định kiểu gen của những người (8), (9), (11) trong phả hệ. c. Xác suất cặp vợ chồng (12), (13) sinh một con trai bệnh và một con gái bình thường là bao nhiêu %? (Biết rằng không phát sinh đột biến đối với tất cả các cá thể trong phả hệ trên). Câu 5: (2,00 điểm) 5.1. Sơ đồ dưới đây mô tả quy trình nhân bản vô tính ở cừu. Ngày thi: 27/3/2024 Môn thi: Sinh học Trang 3/5
  4. a. Quy trình tạo ra cừu M có xảy ra quá trình thụ tinh không? Giải thích. b. Kiểu gen cừu M giống với kiểu gen của cừu nào? Giải thích. 5.2. Khi theo dõi sự thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể ngô qua các thế hệ liên tiếp, người ta đã thu được kết quả thông qua bảng số liệu như sau: Thế hệ Tỉ lệ kiểu gen AA Tỉ lệ kiểu gen Aa Tỉ lệ kiểu gen aa P / 100% / F1 25% 50% 25% F2 37,5% 25% 37,5% Cho rằng không xảy ra đột biến, các cá thể mang các kiểu gen khác nhau trong quần thể đều sống sót và có khả năng sinh sản như nhau. a. Theo em quần thể ngô trên đã trải qua hình thức thụ phấn nào? Vì sao? b. Nếu tiếp tục duy trì hình thức thụ phấn trên thì trong tổng số 100000 cây của quần thể ở thế hệ F5 sẽ có bao nhiêu cây mang kiểu gen dị hợp? Câu 6: (2,00 điểm) 6.1. Khi nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến sự sinh trưởng và phát triển của 3 loài sinh vật A, B, C trong một khu rừng có diện tích rất lớn, người ta có bảng số liệu sau: Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Loài Giới hạn dưới Giới hạn trên Giới hạn dưới Giới hạn trên A 20 42 55 80 B 10 28 30 50 C 15 35 55 75 o o Tại nơi có nhiệt độ dao động từ 26 C  32 C và độ ẩm dao động từ 60%  75%, người ta sẽ thấy sự có mặt của những loài nào? Loài nào nhiều nhất? Giải thích. (Biết rằng mức độ tiến hóa giảm dần từ loài A  loài B  loài C). 6.2. Trên một thảo nguyên (đồng cỏ), các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, Ngày thi: 27/3/2024 Môn thi: Sinh học Trang 4/5
  5. cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. a. Xác định mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái trên. b. Sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt? Giải thích. Câu 7: (2,00 điểm) Khi khảo sát một hệ sinh thái, người ta lập được lưới thức ăn sau: B E A C G D F (A, B, C, D, E, F, G là tên các loài sinh vật, A là thực vật) 7.1. Viết các chuỗi thức ăn có số mắt xích nhiều nhất. 7.2. Xác định mối quan hệ sinh thái giữa loài C và loài E trong hệ sinh thái trên. 7.3. Trong hệ sinh thái trên xuất hiện loài M (loài M chỉ tác động trực tiếp đến một loài trong hệ sinh thái), từ khi có loài M xuất hiện làm cho số lượng cá thể của tất cả các loài trong hệ sinh thái đều giảm. a. Loài M đã tác động trực tiếp đến loài nào trong lưới thức ăn trên? b. Loài M là động vật hay thực vật? Giải thích. ------------------------------------------- HẾT ------------------------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.........................................Số báo danh:………………………… Ngày thi: 27/3/2024 Môn thi: Sinh học Trang 5/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2