
1
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT BỐ HẠ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2024-2025
MÔN THI: ĐỊA LÍ 10
Ngày thi: 27/2/2025
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
Họ và tên thí sinh:.......................................................Số báo danh:......................
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm)
I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (5.0 điểm)
Câu 1. Điểm nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngày và đêm luôn phiên trên Trái
Đất?
A. Trái Đất hình cầu.
B. Trái Đất tự quay mình theo chiều từ tây sang đông.
C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.
D. Trục Trái đất luôn nghiêng một góc 66033.
Câu 2. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa do Trái Đất
A. chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc không đổi
B. chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm
C. chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi
D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.
Câu 3. Hà Nội vào mùa hạ có ngày dài hơn ngày ở TP. Hồ Chí Minh, không phải do
A. ở vĩ độ cao hơn. B. gần chí tuyến hơn.
C. xa xích đạo hơn. D. ở kinh độ nhỏ hơn.
Câu 4. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường không có các
A. vành đai núi lửa. B. vành đai động đất.
C. vùng núi trẻ. D. vùng núi già.
Câu 5. Nơi nào trên trái Đất xảy ra phong hóa mạnh nhất?
A. Vùng khí hậu ôn đới B. Vùng hàn đới.
C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?
A. Nhiệt độ ở bán cầu Tây cao hơn bán cầu Đông.
B. Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ hơn ở lục địa.
C. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở đại dương.
D. Biên độ nhiệt lớn nhất và nhỏ nhất đều ở lục địa.
Câu 7. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và
đại dương theo mùa và hình thành gió mùa?
A. Giữa lục địa và đại dương có sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều theo mùa.
B. Các vành đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.
C. Các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa.
D. Hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa.
Câu 8. Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông, sẽ dẫn tới hậu quả là
A. mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
B. mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết.
C. mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.
D. sông sẽ không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.
Câu 9. Nguyên nhân do đâu mà các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta thường bị lũ quét?
A. Địa hình dốc, dễ xói mòn, mất lớp phủ thực vật.
B. Địa hình dốc, tầng đất mỏng, ít chất dinh dưỡng.
C. Địa hình thấp, trũng, có nhiều sông lớn.
D. Địa hình thấp, đất phù sa màu mỡ.
Câu 10. Nhân tố nào hạn chế sự xói mòn của nước, điều hòa nhiệt độ ở lớp không khí sát mặt đất, điều hòa
lại lượng nước thấm vào đất?
A. Động vật. B. Địa hình.