intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Minh Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Minh Châu” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Minh Châu

  1. TRƯỜNG THPT MINH CHÂU ĐÊ THI HOC SINH GIOI CÂP TR ̀ ̣ ̉ ́ ƯƠNG ̀ TỔ XàHỘI NĂM HỌC 2020 ­ 2021 Môn: LỊCH SỬ – Khối 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát   đề) Câu 1: (4 điểm)           Chính quyền của nước Đức và nước Mĩ đã tìm cách giải quyết hậu quả  của   cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 như thế nào? Hãy nêu nhận xét của em về cách  giải quyết khủng hoảng của hai quốc gia đó. Câu 2: (1 điểm)          Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng:  Chế độ  phong kiến Việt Nam  ở nửa đầu   thế kỉ XIX đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng? Câu 3: (2 điểm)        Em có nhận xét gì về hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918)   và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939­1945)? Từ đó, hãy rút ra bài học cho cuộc   đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay.   Câu 4: (3 điểm) a. Tại sao năm 1917 ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng? b. Chứng minh  nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga được đánh   giá là một sự  kiện lịch sử  vĩ đại nhất trong lịch sử  nước Nga và lịch sử  nhân   loại đầu thế kỉ XX.” ­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­­­ (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:............................................... Chữ ký của giám thị:……………………… Số báo danh:……………….. Phòng thi số:………
  2. TRƯỜNG THPT MINH CHÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH  TỔ XàHỘI GIỎI NĂM HỌC 2020 ­ 2021 Môn: LỊCH SỬ – Khối 11 Câu Nội dung Điểm Câu 1  1. Khái quát về nguyên nhân, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế  0,5 1929­1933: Trong những năm 1924 ­1929, các nước tư bản bước vào  thời kì ổn định về chính trị, tăng trưởng nhanh về kinh tế. Tuy nhiên,  sự phát triển diễn ra không đều giữa các nước tư bản. Hơn nữa, sự  phát triển ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, thiếu kế hoạch, không tương  xứng với sự cải thiện đời sống nhân dân, “ cung” vượt quá xa “cầu”,  đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế thế giới 1929­1933. Khủng hoảng  kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng  trăm triệu người vào tình trạng mất việc, đói khổ, xã hội mất ổn định,  nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình... diễn ra liên tục, lôi kéo hàng triệu  người tham gia. Sự tồn tại của CNTB bị đe dọa nghiêm trọng...  2. Việc giải quyết hậu quả khủng hoảng ở các nước Đức, Mĩ : ­ Nước Đức: Phát xít hóa bộ máy chính quyền, chuần bị chiến tranh  đòi chia lại thế giới. Thể hiện rõ thông qua chính sách của Chính phủ  Hittle thực hiện từ năm 1933­1939:  1 + Về chính trị: Thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng  bố các đảng phái dân chủ tiến bộ...  + Về kinh tế: Chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo  hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự...  + Về đối ngoại: Tích cực chuẩn bị chiến tranh...  ­ Nước Mĩ: Chính quyền của Tổng thống Rudơven đã thực hiện một  hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên tất cả các lĩnh  vực kinh tế­tài chính, chính trị­xã hội, được gọi chung là Chính sách  mới.
  3. + Về kinh tế: Thực hiện nhiều đạo luật để giải quyết nạn thất  nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế...  1 + Về đối ngoại: Đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải  thiện quan hệ với các nước Mĩ La­tinh và thiết lập quan hệ ngoại giao  với Liên Xô. Quốc hội Mĩ đã thông qua nhiều đạo luật để giữ vai trò  trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài nước Mĩ...  3. Nhận xét:  ­ Đều chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới  1929­1933  nhưng do xuất phát từ hoàn cảnh khác nhau nên nước Đức  và Mĩ lựa chọn con đường thoát khỏi khủng hoảng khác nhau. Nước  Đức do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, chịu những điều  khoản nặng nề của Hòa ước Véc­xai... nên phát xít hóa chế độ chính  trị, thiết lập chế độ độc tài phát xít trong khi nước Mĩ nhiều vốn, thị  trường, thuộc địa... nên tiến hành cải cách kinh tế, xã hội duy trì chế  độ đại nghị, giữ nguyên hệ thống Véc xai ­ Oasinhtơn...  ­ Chính sách của chính quyền các nước Đức, Mĩ  và thái độ hiếu chiến  của Đức giai đoạn này là nhân tố dẫn đến sự hình thành hai khối đế  0,75 quốc đối lập dẫn đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai... 0,75 Câu 2 Chế độ phong kiến Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX đang trong tình trạng  khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng: ­ Chính trị: Triều đình chuyên chế, bảo thủ, lạc hậu.  0,25 Quyền lực ngày càng tập trung trong tay vua. ­ Kinh tế: + Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém  0,25 thường xuyên xảy ra.               + Công – thương nghiệp đình đốn, nhà nước nắm độc  quyền, thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. 0,25 ­ Quân sự: lạc hậu, yếu kém. Đối ngoại: sai lầm,  nhất là việc thực hiện chính sách “cấm đạo”. ­ Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với  0,25 triều định ngày càng gay gắt. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều 
  4. đình nổ ra….  Câu 3 a. Nhận xét về hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế  1 giới: Cả hai cuộc chiến tranh đều để lại hậu quả hết sức nặng nề.  CTTG thứ nhất: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.  CTTG thứ hai: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương… b. Rút ra bài học:  ­ Các cuộc chiến tranh đều đưa đến hậu quả hết sức  0.5 nặng nề. Vì vậy, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ nền hòa bình  thế giới. Đây là trách nhiệm chung của toàn nhân loại. ­ Thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều nguy cơ  lớn dẫn đến chiến tranh như: tranh chấp xung đột lãnh thổ giữa các  0,5 quốc gia, khu vực; chiến tranh hạt nhân,  đặc biệt là nguy cơ của  chủ nghĩa khủng bố… Vì vậy,  các quốc gia đều phải chung tay  bảo vệ hòa bình, đồng thời tăng cường giải quyết các tranh chấp  bằng  biện pháp hòa bình… a.  Câu 4 ­ Năm 1917 ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng:  + CMDCTS tháng Hai 1 + CMXHCN tháng Mười. ­ Sau cách mạng tháng Hai, chế độ Nga Hoàng bị lật đổ nhưng lại đưa  đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: + Chính phủ tư sản lâm thời. + Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. Vì vậy, nước Nga phải tiếp tục làm cách mạng nhằm lật đổ chính  phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay nhân dân lao động. b. Cách mạng tháng Mười Nga được đánh giá là một sự kiện lịch  sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại thế kỷ  XX vì: Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã đưa đến việc thành  lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa vô cùng to lớn  đối với nước Nga nói riêng và thế giới nói chung:  ­ Ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, làm  cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới  nữa.  2  ­ Sự ra đời của nhà nước XHCN đã đưa nhân dân lên nắm quyền với  mục đích cao cả là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng con  người thoát khỏi xiềng xích làm chủ đất nước và vận mệnh của mình,  xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc, công bằng cho người lao động. 
  5.  ­ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước trên  thế giới, cũng như phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc  tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh  chống chủ nghĩa tư bản.   ­ Mở ra một kỉ nguyên mới, làm thay đổi vận mệnh của đất nước và  số phận hàng triệu người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp  công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng. ­ Ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam: Cách mạng tháng Mười Nga  đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển, chỉ ra  con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng  vô sản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2