intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THCS Long Khánh B, Hồng Ngự

Chia sẻ: Adelaide2510 Adelaide2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi học sinh giỏi cấp trước có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THCS Long Khánh B, Hồng Ngự để ôn tập nắm vững kiến thức môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THCS Long Khánh B, Hồng Ngự

  1. UBND HUYỆN HỒNG NGỰ KÌ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS LONG KHÁNH B NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Địa lý 9 ĐỀ THAM KHẢO Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có 1 trang) Câu 1: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Diện tích rừng ở Việt Nam (đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 a. Tính tỉ lệ % độ che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha) b. Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng ở Việt Nam. c. Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng ở nước ta bị thu hẹp? Nêu những biện pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng ở nước ta? Câu 2: (2 điểm) a. Trình bày các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên. b. Vị trí và hình dạng lãnh thổ của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Câu 3: (4 điểm) Dựa vào Alat, chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều? Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế? Cho biết 1 số giải pháp khắc phục. Câu 4: (5 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta (đơn vị: tỉ đồng) Năm 1990 1995 2000 2002 Khu vực kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp 16 252 62 219 108 356 123 383 Công nghiệp và xây dựng 9 513 65 820 162 220 206 197 Dịch vụ 16 190 100 853 171 070 206 182 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta qua các năm. b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta. Câu 5: (3 điểm) Dựa vào Alat Địa lý Việt Nam, hãy: a. Lập bảng số liệu về sản lượng các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta qua các năm 2000, 2005 và 2007? b. Qua bảng số liệu, nhận xét tình hình phát triển các ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. Câu 6: (2 điểm) Giải thích vì sao trong những năm gần đây nước ta phát triển mạnh ngành du lịch sinh thái? Đồng Tháp có những thuận lợi gì để phát triển du lịch sinh thái? Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN: ĐỊA LÝ 9 Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 a. Tính tỉ lệ % độ che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 1,0 (4 đ) triệu ha) - Kết quả: + Năm 1943: 43,3% + Năm 1993: 26,1% + Năm 2001: 35,8% b. Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng ở Việt Nam. - Từ năm 1943 đến năm 1993: diện tích rừng Việt Nam giảm 5,7 triệu 0,5 ha do nhiều nguyên nhân. - Từ năm 1993 đến năm 2001: diện tích rừng Việt Nam tăng 3,2 triệu ha 0,5 chủ yếu do đẩy mạnh công tác trồng rừng. c. Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng ở nước ta bị thu hẹp? Nêu những biện pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng ở nước ta? - Nguyên nhân làm cho diện tích rừng ở nước ta bị thu hẹp: + Cháy rừng 0,25 + Phá rừng làm nương rẫy 0,25 + Chiến tranh hủy diệt 0,25 + Khai thác quá mức phục hồi 0,25 …. - Biện pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng ở nước ta: + Trồng rừng 0,25 + Phòng chống cháy rừng, đốt rừng 0,25 + Ngăn chặn phá rừng 0,25 + Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. 0,25 Câu 2 a. Trình bày các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên. - Vị trí nội chí tuyến 0,25 - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á 0,25 - Vị trí cầu nối giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. 0,25 - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật, 0,25 b. Vị trí và hình dạng lãnh thổ của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? - Thuận lợi: + Phát triển kinh tế toàn diện với các ngành nghề, nhờ có khí hậu nhiệt 0,25 đới gió mùa, đất liền, biển,… + Hội nhập và giao lưu với các nước Đông Nam Á và thế giới do vị trí 0,25 gần trung tâm và cầu nối. - Khó khăn: + Thiên tai: bão, lụt, cháy rừng, hạn hán,.. 0,25 + Chủ động phòng chống thiên tai và tăng cường bảo vệ chủ quyền lãnh 0,25 thổ vùng biển, vùng trời, các hải đảo,…
  3. Câu 3 Dựa vào Alat, chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều: - Dân cư nước ta phân bố rất không đồng đều: 0,25 + Phân bố không đều giữa các vùng: dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng 0,25 sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và thưa thớt ở vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên,.. + Phân bố không đều trong nội vùng như Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung 0,25 Bộ: dân cư tập trung ở ven biển và thưa thớt ở phía Tây. + Phân bố không đều giữa đồng bằng và đồi núi: dân cư tập trung ở Đồng bằng 0,25 sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, thưa thớt ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,.. + Phân bố không đều giữa ven biển và sâu trong đất liền. 0,25 + Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị, 74% ở nông thôn và 26% ở 0,25 thành thị. Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế? - Đối với các vùng đồng bằng và đô thị: dân cư tập trung quá đông đã gây sức 0,5 ép đối với vấn đề giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đông đảo, ô nhiễm môi trường gia tăng, tài nguyên ngày càng cạn kiệt,việc giải quyết những yêu cầu phúc lợi như: giáo dục, y tế, nhà ở,…gặp nhiều khó khăn. - Đối với các vùng trung du, miền núi, các vùng nông thôn: tài nguyên thiên 0,5 nhiên phong phú, đất rộng, biên giới dài,..nhưng dân cư tập trung tương đối ít dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác và bảo vệ. Như vậy, việc phân bố dân cư không hợp lí không những dẫn đến việc khai 0,5 thác tài nguyên và sử dụng lao động chưa hợp lí mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng. Cho biết 1 số giải pháp khắc phục. 0,2 - Thực hiện chính sách KHHGĐ. 0,2 - Phân bố lại dân cư và lao động 0,2 - Có chính sách phát triển kinh tế vùng khó khăn như xây dựng cơ sở hạ tầng. - Thu hút đầu tư 0,2 - Xóa đói, giàm nghèo để thu hút dân cư, lao động, 0,2 Câu 4 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta qua các năm. *Xử lí bảng số liệu 1,0 Bảng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế Phân theo khu vực kinh tế của nước ta. (đơn vị: %) 1990 1995 2000 2002 Nông, lâm, ngư nghiệp 38,7 27,2 24,5 23,0 Công nghiệp và xây dựng 22,7 28,8 36,7 38,5 Dịch vụ 38,6 44,0 38,8 38,5 *Yêu cầu: 2,0 - Vẽ biểu đồ miền chính xác theo số liệu đã xử lí (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm). - Tên biểu đồ - Chú giải - Đại lượng ở trục tung, trục hoành - Khoảng cách các năm. *Nhận xét: - Cơ cấu các khu vực kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt 0,5 - Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng công nghiệp xât 0,5
  4. dựng tăng (dẫn chứng). Tỉ trọng dịch vụ nhiều biến động (dẫn chứng) *Giải thích: - Theo xu thế chung của thế giới - Đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, 0,5 hiện đại hóa đất nước. 0,5 Câu 5 Dựa vào Alat Địa lý Việt Nam, hãy: a. Lập bảng số liệu về sản lượng các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta qua các năm 2000, 2005 và 2007 - Lập bảng: 1,5 Bảng số liệu về sản lượng các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta qua các năm 2000, 2005 và 2007 Sản phẩm 2000 2005 2007 Dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 15,9 Than sạch (triệu tấn) 11,6 34,1 42,5 Điện (tỉ kWh) 26,7 52,1 64,1 b. Qua bảng số liệu, nhận xét tình hình phát triển các ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. Nhận xét: - Sản lượng các ngành công nghiệp năng lượng tăng trong giai đoạn 2000 – 0,5 2007 - Dầu còn biến động: từ 2000 – 2005 tăng (2,2 triệu tấn), từ 2005 – 2007 giảm 0,25 (2,6 triệu tấn) - Than sạch tăng 30,9 triệu tấn trong vòng 7 năm (2000 – 2007) 0,25 - Điện tăng 37,4 tỉ kWh. 0,25 - Tỉ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp năng lượng so với toàn ngành 0,25 công nghiệp là 11,1% (2007). Câu 6 Giải thích vì sao trong những năm gần đây nước ta phát triển mạnh ngành du lịch sinh thái? Đồng Tháp có những thuận lợi gì để phát triển du lịch sinh thái? - Do nhu cầu du lịch sinh thái ngày càng lớn: khách trong nước và quốc tế 0,25 khám phá các thắng cảnh tự nhiên tăng. - Do cơ sở vật chất đang được nâng cao và đang trong quá trình hoàn thiện 0,25 - Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú như: có 0,25 nhiều vườn quốc gia, di tích lịch sử, các làng nghề,… - Du lịch góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu 0,25 nhập lớn cho nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng Tháp có những thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái: - Tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng như: Vườn quốc gia Tràm Chim, khu di 0,5 tích Gáo Giồng, khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp,… - Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật đang được nâng cấp như quốc lộ 30,..mức 0,5 sống và nhu cầu du lịch sinh thái ngày càng tăng,.. Hết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2