intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi KSCL môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: GDCD. Lớp 11. (Đề thi có 04 trang, gồm 50 câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày thi:22/11/2021) Mã đề116 Câu 1: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của người có đạo đức? A. Tuyên truyền từ bỏ hủ tục. B. Mua bán nội tạng người. C. Giúp đỡ người khó khăn. D. Tổ chức mua bán trẻ em Câu 2: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng A. đến lưu thông hàng hoá. B. tiêu cực đến người tiêu dùng. C. đến giá cả thị trường. D. đến quy mô thị trường. Câu 3: Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết A. hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. B. đặt nhu cầu của cá nhân lên trên hết. C. hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân. D. đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung. Câu 4: Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội là biểu hiện chức năng nào dưới đây của gia đình? A. Bảo vệ truyền thống. B. Duy trì nòi giống. C. Giáo dục con cái. D. Tổ chức đời sống gia đình. Câu 5: Quy luật nào sau đây giữ vai trò là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá? A. Quy luật giá trị. B. Quy luật kinh tế. C. Quy luật cung, cầu.D. Quy luật cạnh tranh. Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây không có ý nói về giá trị đạo đức tốt đẹp? A. Nhường cơm sẻ áo. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Cái nết đánh chết cái đẹp. D. Đất có lề, quê có thói. Câu 7: Đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên mà con người chỉ cần khai thác về là dùng được. Loại này thường là đối tượng lao động của các A. doanh nghiệp nhập khẩu hàng. B. doanh nghiệp xuất khẩu hàng. C. ngành công nghiệp chế biến. D. ngành công nghiệp khai thác. Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi lượng cầu có xu hướng tăng lên sẽ làm cho lượng cung có xu hướng như thế nào? A. Lượng cung tăng. B. Lượng cung giảm. C. Lượng cung cân bằng. D. Lượng cung giữ nguyên Câu 9: Người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của người khác là người A. biết tự giác. B. có tự trọng. C. rất biết điều. D. có đạo đức. Câu 10: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là A. cung. B. cầu. C. tổng cầu. D. tổng cung. Câu 11: Gia đình bạn H đang là học sinh lớp 11 có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong vùng. Sau giờ học H rủ các bạn cùng lớp đến để làm kiếm thêm thu nhập mua sách vở, tài liệu phục vụ cho việc học tập. Việc làm của H và các bạn là đề cập đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với? A. Tập thể. B. Xã hội. C. Khu vực. D. Cá nhân. Câu 12: Đến trung thu, bà Q mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất bánh kẹo để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy bà Q đang thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường? A. Chức năng thực hiện. B. Chức năng thông tin. C. Chức năng điều tiết, kích thích. D. Chức năng thừa nhận, kích thích. Câu 13: Tính chất của cạnh tranh là A. thu nhiều lợi nhuận. B. ganh đua, đấu tranh.C. thu hút khách hàng. D. thu hút đầu tư. Câu 14: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính A. cưỡng chế. B. tự nguyện. C. bắt buộc. D. áp đặt. Trang 1/4 - Mã đề thi 116-GDCD 11
  2. Câu 15: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền tệ thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán khi tiền dùng để A. biểu hiện giá trị hàng hóa. B. quản lý trong sản xuất. C. nộp thuế sử dụng đất. D. đo lường giá trị hàng hóa. Câu 16: Trong sản xuất hàng hóa, thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. Nó đã chứng minh điều gì dưới đây? A. Sản xuất nhiều hàng. B. Sản xuất có lãi. C. Sản xuất ít hàng. D. Sản xuất thua lỗ. Câu 17: Đạo đức và pháp luật có điểm chung là A. chịu sự tác động của dư luận xã hội. B. mỗi cá nhân đều phài tự giác thực hiện . C. đều mang tính bắt buộc chung. D. đều điều chỉnh hành vi con người. Câu 18: Một người luôn thực hiện những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, thì họ sẽ có trạng thái A. thoải mái hài lòng. B. thanh thản lương tâm. C. rất sung sướng, rất phấn khởi. D. mãn nguyện với chính mình. Câu 19: Những phong tục, tập quán lâu đời nhưng vẫn còn phù hợp với những chuẩn mực đạo đức tiến bộ hiện nay được coi là A. thuần phong mỹ tục. B. đạo đức truyền thống. C. văn hóa truyền thống. D. phong tục truyền thống. Câu 20: Khi nào thì các yêu cầu chung của tập thể, xã hội trở thành nghĩa vụ của mỗi cá nhân? A. Khi cá nhân biến nó thành trách nhiệm phải thực hiện trong cuộc sống. B. Khi cá nhân nhận thức được yêu cầu chung đó và thực hiện nó liên tục. C. Khi cá nhân ý thức được yêu cầu đó và biến nó thành trách nhiệm của bản thân. D. Khi cá nhận luôn luôn tự nguyện thực hiện các yêu cầu chung đó trong cuộc sống. Câu 21: Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng suất lao động tăng làm cho lượng giá trị của hàng hóa A. giảm xuống và lợi nhuận cũng giảm. B. tăng lên và lợi nhuận giảm xuống. C. tăng lên và lợi nhuận cũng tăng. D. giảm xuống và lợi nhuận tăng lên. Câu 22: Các chuẩn mực “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn A. biến đổi cho phù hợp xã hội. B. biến đổi theo nhu cầu của mỗi người. C. thường xuyên biến đổi. D. biến đổi theo trào lưu xã hội. Câu 23: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố giữ vai trò quan trọng, quyết định nhất vì A. kết quả trình độ phát triển của tư liệu lao động. B. hệ quả trình độ phát triển của tư liệu lao động. C. biểu hiện trình độ phát triển của tư liệu lao động. D. kết tinh trình độ phát triển của tư liệu lao động. Câu 24: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành công nghiệp chế biến? A. Máy sấy. B. Sắt thép. C. Nhà xưởng. D. Sân bay. Câu 25: Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phẩm chất gì? A. Cá tính con người.B. Nhân cách con người.C. Đạo đức cá nhân. D. Đạo đức xã hội. Câu 26: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là gì? A. Tạo ra các giá trị vật chất. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. Giúp con người có việc làm. D. Cơ sở tồn tại của xã hội. Câu 27: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị là A. năng suất lao động xã hội tăng. B. Người mua mua được hàng rẻ. C. Người bán ngày càng giàu có. D. Sản xuất nhiều hàng hóa chất lượng. Câu 28: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây? A. Quy luật cung, cầu. B. Quy luật giá trị. C. Quy luật cạnh tranh. D. Quy luật lưu thông tiền tệ. Trang 2/4 - Mã đề thi 116-GDCD 11
  3. Câu 29: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về nghĩa vụ của công dân? A. Nam thanh niên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự. B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của Quân đội. C. Học tập đạt thành tích cao là nghĩa vụ của học sinh. D. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành. Câu 30: Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác gọi là A. chỉ số hối đoái. B. tỉ giá hối đoái. C. mệnh giá tiền. D. giá niêm yết. Câu 31: Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 3.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 2.000 chiếc, giá cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ có xu hướng A. giảm. B. tăng. C. tăng mạnh.. D. ổn định Câu 32: Thanh niên M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Phát triển kinh tế. B. Phát huy truyền thống văn hóa. C. Củng cố an ninh quốc phòng. D. Giữ gìn truyền thống gia đình. Câu 33: Lối sống nào sau đây sẽ góp phần quan trọng tạo nên hạnh phúc gia đình? A. Gia giáo. B. Biết sẻ chia. C. Biết ghen tuông. D. Gia trưởng. Câu 34: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền giữ vai trò như thế nào trong quá trình trao đổi hàng hóa? A. Cơ sở. B. Tiêu thụ. C. Quyết định. D. Trung gian. Câu 35: Câu nói: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” thể hiện phạm trù nào của đạo đức? A. Nghĩa vụ. B. Lương tâm. C. Lương tâm. D. Hạnh phúc. Câu 36: Câu ca dao, tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm" nói lên phạm trù đạo đức nào mà em đã học? A. Nhân phẩm, danh dự. B. Nghĩa vụ, lương tâm. C. Hạnh phúc, lương tâm. D. Lương tâm, nhân phẩm. Câu 37: Do ghen ghét K được nhiều bạn quý mến, T đã bịa đặt, nói xấu trên mạng xã hội. Việc làm này của T là trái với A. lối sống cá nhân. B. giá trị đạo đức. C. sở thích cá nhân D. giá trị nhân văn. Câu 38: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Khả năng sản xuất. B. Khả năng mua, bán. C. Giá cả hàng hóa. D. Giá trị trao đổi. Câu 39: Trong năm qua chị, em bạn K đã tích trữ được một khoản tiền 20 triệu đồng, do chưa có nhu cầu dùng đến và để chuẩn bị cho năm học tới nên bạn K muốn cất trữ. Vậy bạn K làm cách nào sau đây để có hiệu quả cao nhất? A. Cất tiền trong tủ. B. Mua đồ dự trữ. C. Gửi tiền tiết kiệm. D. Cho các bác vay. Câu 40: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng A. được xã hội thừa nhận. B. mua – bán trên thị trường. C. có giá trị sử dụng. D. được đưa ra để bán trên thị trường. Câu 41: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm A. triệt tiêu lợi nhuận đầu tư. B. tìm kiếm các hợp đồng có lợi. C. hạ giá thành sản phẩm. D. kiểm soát tăng trưởng kinh tế. Câu 42: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. B. Không phải nhập khẩu hàng hóa. C. Giá cả hàng hóa rất rẻ. D. Chỉ còn xuất khẩu hàng hóa. Câu 43: Công ty KT chuyên sản xuất đồ gốm, hiện công ty đang bày bán 1.200 sản phẩm ở cửa hàng, 700 sản phẩm đang ở trong kho. Cung về mặt hàng gốm của công ty KT là A.3.100 sản phẩm. B. 700 sản phẩm. C.1.200 sản phẩm. D.1.900 sản phẩm. Trang 3/4 - Mã đề thi 116-GDCD 11
  4. Câu 44: Những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó là tác động nào sau đây của quy luật giá trị? A. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất. B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. C. Tăng năng suất lao động xã hội. D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Câu 45: Hai bạn H và L đến siêu thị để mua hàng, tại đây các bạn thấy bất kỳ hàng hóa nào cũng được niêm yết giá như: 7.500đ/1 hộp sữa, 300.000đ/1ấm điện,6.000đ/1cuốn vở,.. Việc in giá công khai như vậy là biểu hiện chức năng nào của tiền tệ? A. Chức năng cất trữ. B. Chức năng thanh toán. C. Thước đo giá trị. D. Chức năng lưu thông. Câu 46: Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trong nước gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với sản phẩm dệt may có chất lượng tốt, giá rẻ của các nước khác. Để vượt qua khó khăn và cạnh tranh thắng lợi, giành ưu thế trên thị trường các doanh nghiệp cần phải A. hạ giá thành sản phẩm. B. đổi mới công nghệ. C. bỏ qua bảo vệ môi trường. D. cắt giảm nhân công. Câu 47: Các công ty V, N, M và K cùng sản xuất bột giặt và cung cấp cho thị trường trong nước. Công ty V chú trọng vào đổi mới hệ thống bao bì, công ty N chú trọng đổi mới xe vận chuyển hàng hóa cho các đại lý, công ty M chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Công ty K chú trọng vào đổi mới máy móc và dây chuyền sản xuất. Việc công ty N là đã chú trọng vào yếu tố nào dưới đây của quá trình sản xuất? A.Tư liệu lao động. B.Tư duy sáng tạo. C.Hệ thống bình chứa. D.Kết cấu hạ tầng. Câu 48: Nhận thấy mặt hàng mỹ nghệ do gia đình mình sản xuất có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo tuy nhiên do dây chuyển sản xuất thủ công, dựa chủ yếu vào tay nghề của người lao động nên chi phí nhân công cao nên sức cạnh tranh thấp, hàng làm ra không bán được, anh N đã bàn với bố là ông K đầu tư máy móc để áp dụng công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên ông K kịch liệt phản đối cho rằng việc chuyển sang sản xuất bằng máy sẽ làm mất đi giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Trong trường hợp này anh N đã hiểu đúng tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết lưu thông. B. Kích thích tiêu thụ. C. Phân hóa giàu,nghèo. D. Điều tiết sản xuất. Câu 49:Chị M, N, K, H cùng bán hàng hoa tươi, thời gian gần đây có thêm nhiều cửa hàng hoa tươi mà số lượng người mua thì ít nên việc buôn bán thường bị thua lỗ. Chị M đã chuyển sang bán hải sản đóng hộp vì mặt hàng này còn ít người bán, chị N thì mở rộng thêm quy mô và nhập về nhiều hàng hơn trước, chị K thì không thay đổi gì nhưng chị H thì đi tìm thị trường có thể tiêu thụ hàng hóa tốt hơn để buôn bán. Trường hợp này những ai đãkhôngthực hiện tốt tác động của quan hệ cung - cầu để góp phần duy trì hoạt động kinh doanh của mình? A. Chị H và chị N. B. Chị N và chị K. C. Chị N và chị M. D. Chị M và chị K. Câu 50: Được anh M cung cấp hồ sơ nên chị L đã tiếp cận được một số bí quyết kinh doanh từ công ty Z, rồi hợp thức hóa giấy tờ cùng anh T mở cơ sở sản xuất riêng mang tên mình. Do không phải chi trả các khoản tiền liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, nên hàng hóa của chị L có giá rẻ hơn nhiều so với anh Z, nên chỉ trong một thời gian ngắn hàng hóa do công ty Z làm ra không thể tiêu thụ được và phải tuyên bố phá sản. Những ai dưới đây đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh? A. Anh Z và chị L. B. Chị L và anh M. C. Anh T và chị L. D. Anh M và anh Z. ………….……..Hết………………….. Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu.Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 116-GDCD 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2