Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Lê Thành Phương
lượt xem 0
download
Tài liệu nhằm phục vụ cho các em học sinh đang ôn luyện kì thi THPT Quốc gia. Hi vọng với Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Lê Thành Phương này các em sẽ ôn tập thật tốt và tự tin bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Lê Thành Phương
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 TRƯỜNG THPT LÊ THÀNH PHƯƠNG Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ MINH HỌA Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN (Đề gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:.......................................................................................... Số báo danh: .............................................................................................. Câu 1: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là A. xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. B. xây dựng tiềm lực Khoa học và công nghệ. C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. D. nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Câu 2: Trong tình hình hiện nay, một đòi hỏi khách quan ở nước ta là xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trở thành lực lượng: A. hiện đại, chính quy, từng bước tinh nhuệ. B. chính quy, hiện đại, tinh nhuệ. C. chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. D. tinh nhuệ, chính quy, từng bước hiện đại. Câu 3: Nền văn hoá chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc là nền văn hoá A. tiên tiến. B. mang giá trị bền vững, hiện đại. C. truyền thống yêu nước nồng nàn. D. đậm đà bản sắc dân tộc. Câu 4: Yếu tố có ý nghĩa quyết định sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc là A. Sức mạnh dân tộc. B. Sức mạnh của quốc phòng, an ninh. C. Sức mạnh thời đại. D. Sức mạnh của Đảng và Nhà nước. Câu 5: Nhà nước ta coi trọng chính sách nào dưới đây là quốc sách hàng đầu? A. Tài nguyên và bảo vệ môi trường; quốc phòng và an ninh. B. Giáo dục và đào tạo; văn hóa. C. Khoa học và công nghệ; quốc phòng và an ninh. D. Giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ. Câu 6. Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là A. lao động. B. người lao động. C. hoạt động sản xuất. D. sức lao động. Câu 7. Ở nền kinh tế nước ta hiện nay đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với sự phát triển của yếu tố nào sau đây? A. Kinh tế tri thức. B. Kinh tế nông nghiệp. C. Kinh tế công nghiệp. D. Kinh tế thị trường. Câu 8. Trong nền sản xuất hàng hoá cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ A. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường. B. đang lưu thông trên thị trường; C. đã có mặt trên thị trường. D. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường để tiêu thụ. 1
- Câu 9. Chị B giám đốc doanh nghiệp X quyết định cho toàn thể nhân viên dưới quyền đi du lịch nước ngoài khi nhận thấy các công ty lữ hành đồng loạt giảm giá. Chị B đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung - cầu? A. Giá cả giảm thì cầu tăng. B. Giá cả tăng thì cầu giảm. C. Giá cả độc lập với cầu. D. Giá cả ngang bằng giá trị. Câu 10. Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người được gọi là A. thời gian lao động xã hội. B. thời gian lao động xã hội cần thiết. C. thời gian lao động cá biệt. D. thời gian lao động tập thể. Câu 11. Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất. B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết trong lưu thông. Câu 12. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa là nội dung của A. quy luật giá trị. B. quy luật giá cả. C. quy luật cạnh tranh. D. quy luật cung cầu. Câu 13. Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào đâu? A. Nội dung của từng thành phần kinh tế. B. Hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. C. Vai trò của các thành phần kinh tế. D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế. Câu 14. Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là trách nhiệm A. pháp lí. B. đạo đức. C. xã hội. D. tập thể. Câu 15. Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động là A. ủy quyền. B. đại diện. C. bình đẳng. D. công bằng. Câu 16. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm tới các A. quy chế đơn vị sản xuất. B. quy tắc quản lí nhà nước. C. quy chuẩn sử dụng chuyên gia. D. quy ước trong các doanh nghiệp. Câu 17. Chị M chủ động làm thủ tục sang tên khi mua lại xe ô tô đã qua sử dụng của người khác là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ quy định. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng Nghị định. Câu 18. Anh T vay của anh B 30 triệu đồng và viết giấy biên nhận hẹn 6 tháng sau sẽ trả. Đến hẹn, anh B gặp anh T đòi tiền nhưng anh T mới trả được 15 triệu đồng và hẹn thêm một tuần nữa. Anh B không đồng ý và đã nhờ bạn mình là anh K giải quyết. Anh K gọi thêm anh X, anh N cùng đến nhà T và đã bắt trói T nhốt trong phòng giao hẹn có tiền mới thả người. Trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh B, anh K, anh X và anh N. B. Anh K, anh X và anh N. C. Anh K, anh X và anh B. D. Anh B, anh T và anh K. 2
- Câu 19: Ông A đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan. Phát hiện hành vi đưa và nhận hối lộ của ông A và anh B, anh K đã yêu cầu ông A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo cả hai. Ông A đã đưa một khoản tiền cho anh K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của anh K biết chuyện anh K nhận tiền của ông A đã đi kể lại với vợ của anh K. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật? A. Ông A, anh B và Y. B. Anh K, ông A và anh B. C. Anh K, ông A và Y D. Anh B, anh K và vợ anh K. Câu 20. Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã X đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu, chi quỹ ”Đền ơn đáp nghĩa”. Người dân xã X đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế nào dưới đây? A. Dân giám sát và kiểm tra. B. Dân bàn và quyết định. C. Dân thảo luận và góp ý kiến. D. Dân hiểu và đồng tình. Câu 21. Pháp luật là hệ thống các quy tác xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng A. quy ước cộng đồng. B. quyền lực nhà nước. C. thể chế chính trị. D. sức mạnh tập thể. Câu 22. Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thực hiện hình thức dân chủ A. trực tiếp. B. gián tiếp. C. chuyên chế. D. đại diện. Câu 23. Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng A. qui định của nhà chức trách. B. tính chất, mức độ của vi phạm. C. khả năng của người quản lí. D. trình tự, thủ tục của pháp luật. Câu 24. Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật B. Tuân thủ nội quy. C. Thực hiện quy chế. D. Thi hành pháp luật. Câu 25. Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông B đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà D bực tức xông vào nhà ông B chửi mắng và bị con ông B bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm; danh dự. B. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân. D. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư. Câu 26. Trên đường chở bạn gái đi chơi bằng xe SH, do phóng nhanh vượt ẩu anh K đã va chạm vào xe của anh B đang đi ngược đường một chiều nên hai bên to tiếng với nhau. Thấy người đi đường dừng lại dùng điện thoại di động quay video, anh K và bạn gái vội vã bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Anh K và anh B. B. Anh K và bạn gái. C. Anh K, bạn gái và người quay video. D. Anh B, K và bạn gái. Câu 27. Chị K đã giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên S của tổ bầu cử đã nhờ chị K viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Anh T và chị K. B. Chị K và nhân viên S. 3
- C. Anh T, chị K và nhân viên S. D. Chị K, cụ M và nhân viên S. Câu 28. Mọi thí sinh là người dân tộc thiểu sổ đều được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh đại học là thể hiện bình đẳng về A. nghĩa vụ. B. bổn phận. C. trách nhiệm. D. quyền. Câu 29. Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là thực hiện dân chủ trực tiếp ở phạm vi A. cả nước. B. quốc gia. C. cơ sở. D. địa phương. Câu 30. Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân? A. Tham gia hoạt động văn hóa. B. Đăng kí chuyển giao công nghệ. C. Bồi dưỡng để phát triển tài năng. D. Tiếp cận thông tin đại chúng. Câu 31. Công ty L thường xuyên mời chuyên gia tư vấn cách lựa chọn thực phẩm an toàn cho nhân viên là thực hiện quyền được phát triển của công dân ở nội dung nào dưới đây? A. Tự do phát triển tài năng. B. Quảng bá chất lượng sản phẩm. C. Sử dụng dịch vụ truyền thông. D. Được chăm sóc sức khỏe. Câu 32. Sau khi cha mẹ qua đời đã để lại số tài sản trị giá 500 triệu đồng. Anh X và vợ đã bàn bạc và thống nhất chia cho em gái là K số tài sản trị giá 100 triệu đồng. Không đồng ý với việc phân chia đó chị K đã kể với chồng là anh H. Anh H đã thuê M và N đến đánh X trọng thương. Trong tình huống trên những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Anh X, vợ anh X và chị K. B. Anh H, anh X và vợ. C. Anh H, M và N. D. Anh X, chị K và anh H. Câu 33. Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà C mẹ ruột chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh M, bà B và bà C. B. Anh M và bà B. C. Anh M và bà C. D. Vợ chồng chị X và bà B. Câu 34. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là A. công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí như nhau. B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều chịu trách nhiệm kỉ luật. C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật. D. công dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết về pháp luật thì không bị pháp luật xử lí. Câu 35. Trường hợp nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Biểu quyết công khai trong hội nghị. B. Đóng góp ý kiến trong cuộc họp. C. Bài xích mọi ý tưởng sáng tạo. D. Áp đặt quan điểm của cá nhân. Câu 36. Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? 4
- A. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ. B. Chồng cô B và bảo vệ. C. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B. D. Giám đốc P và trưởng phòng S. Câu 37. Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ giải thích rằng cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, ông Q cần căn cứ vào nội dung nào dưới đây về bình đẳng trong kinh doanh? A. Công dân được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành, nghề nào mình thích. B. Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. C. Công dân có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành, nghề để mà kinh doanh. D. Công dân có quyền chủ động mở rộng quy mô, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh. Câu 38. Thấy B đi chơi với người yêu của mình tên là S, V cho rằng B tán tỉnh S nên đã bắt và nhốt B tại phòng trọ của mình. Mặc cho S khuyên can nhưng V vẫn không thả B mà còn gọi thêm bạn là M và N đến. Cả V, M và N cùng đánh B rồi thả cho B về. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Anh V, anh M và anh N. B. Anh V, chị S, anh M và anh N. C. Anh V, chị S và anh B. D. Anh M và anh N và anh B. Câu 39. Nghi ngờ em Q lấy trộm điện thoại trong cửa hàng của mình, anh K đã bắt Q đứng im một chỗ trong suốt 3 tiếng và dán giấy có nội dung “Tôi là kẻ trộm” lên người Q. Chị C là nhân viên cửa hàng đã mượn điện thoại của bảo vệ A quay lại, sau đó chị C và bạn là chị H đã đưa clip đó lên mạng xã hội Facebook. Trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự? A. Chị C và bảo vệ A. B. Anh K, chị C và chị H. C. Anh K, chị C và bảo vệ A. D. Chị C và chị H. Câu 40. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức là A. vận dụng pháp luật. B. thực hiện pháp luật. C. bảo đảm pháp luật. D. tôn trọng pháp luật. ------Hết------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 5
- ĐÁP ÁN ĐỀ MINH HỌA KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1C 2C 3D 4A 5D 6D 7A 8A 9A 10C 11D 12A 13B 14A 15C 16B 17C 18B 19B 20A 21B 22A 23D 24D 25B 26A 27A 28D 29C 30B 31D 32C 33B 34C 35B 36A 37B 38A 39B 40B 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2509 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 238 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 76 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 53 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 89 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 92 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 71 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn