intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - THPT Lê Lợi

Chia sẻ: Trần Văn Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - THPT Lê Lợi tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - THPT Lê Lợi

  1. TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ THI KSNL LẦN 1, NH: 2019 – 2020 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: (1) Tôi nói nửa đùa nửa thật: “Cậu có xem phim Khiêu vũ với bầy sói chưa? Làm thế nào để sống với bầy “sói” mà không bị “sói” ăn thịt, và cũng không bị ... trở thành sói, mà “vẫn là mình”, đấy là cái khó nhất! Chắc phải có khả năng khiêu vũ với bầy sói rồi”. (...) Chắc chắn đó là điều không hề dễ, nếu không muốn nói là rất khó. Khó đến mức để tồn tại, nhiều người đã phải chấp nhận thỏa hiệp, đến mức ngay cả những người khó tính nhất cũng buộc phải chấp nhận vì không còn giải pháp nào khác. Nhưng câu hỏi đặt ra là: thỏa hiệp đến mức nào để mình vẫn là chính mình? (2) Vì trong tất cả các tội, có lẽ phản bội chính mình là tội nặng nhất. Và trong tất cả các đánh mất, khó có đánh mất nào lớn hơn là đánh mất chính mình! (...) Nhưng có một điều rõ ràng là khi ta bị hạn chế về chuyên môn hay hạn chế về năng lực làm việc thì không có nhiều lựa chọn trong công việc, vậy tự do cũng ít đi, và khả năng giữ được mình cũng khó hơn. Như vậy, trở thành một chuyên gia ưu tú trong một công việc hay một nghề nào đó cũng là cách để mình có thể trở thành một con người tự do. (3) Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta cũng có những cách khác và sẵn sàng hi sinh nhiều thứ để có thể thoát khỏi tình trạng “đánh mất mình”. Chẳng hạn, Abraham Lincoln, một trong những tổng thống được kính trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã từng làm luật sư trước khi trở thành một chính khách vĩ đại, và ông từng viết về nghề của mình như vậy: “Hãy quyết tâm sống chân thật trong mọi sự; nếu bạn thấy mình không thể trở thành một luật sư trung thực, thì hãy cố gắng sống trung thực mà không cần phải làm luật sư”. (Giản Tư Trung, Đúng việc, NXB Tri Thức, 2017, tr.101-104) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, “khi ta bị hạn chế về chuyên môn hay hạn chế về năng lực làm việc” thì sẽ dẫn đến điều gì? (0,5 điểm) Câu 3. Việc tác giả viện dẫn trường hợp của Abraham Lincoln và câu nói nổi tiếng của ông nhằm mục đích gì? (1,0 điểm) Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm “trở thành một chuyên gia ưu tú trong một công việc hay một nghề nào đó cũng là cách để mình có thể trở thành một con người tự do”? Vì sao? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “trong tất cả các đánh mất, khó có đánh mất nào lớn hơn là đánh mất chính mình!”.
  2. Câu 2. (5,0 điểm) Cho đoạn trích: Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.156) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nêu ý kiến về cách thể hiện tình yêu của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay. ------ Hết ------ Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………..……; Số báo danh: ……………………....... Chữ kí của giám thị 1:…………..…………….….; Chữ kí của giám thị 2: ……………….
  3. TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ THI KSNL LẦN 1, NH: 2019 – 2020 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm. - Điểm toàn bài được làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00). B. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3,0 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận. 0,5 Theo tác giả, “khi ta bị hạn chế về chuyên môn hay hạn chế về năng lực làm việc” thì sẽ dẫn đến: - Không có nhiều lựa chọn trong công việc. Câu 2 0,5 - Tự do cũng ít đi. - Khả năng giữ được mình cũng khó hơn. (Đúng 2 ý: 0,25 điểm; đúng 3 ý: 0,5 điểm) Việc tác giả viện dẫn trường hợp của Abraham Lincoln và câu nói nổi tiếng của ông nhằm mục đích: - Dẫn trường hợp của Abraham Lincoln: Minh chứng cụ thể để tăng tính Câu 3 1,0 thuyết phục. (0,5 điểm) - Câu nói của Abraham Lincoln: Một trong những cách không “đánh mất mình” là sẵn sàng hi sinh nhiều thứ. (0,5 điểm) - Đồng tình/không đồng tình/vừa đồng tình vừa không đồng tình (0,25 Câu 4 điểm). 1,0 - Lí giải: sâu sắc, hợp lí, thuyết phục (0,75 điểm). II. PHẦN LÀM VĂN 7,0
  4. Câu 1. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “trong tất cả các đánh mất, 2,0 khó có đánh mất nào lớn hơn là đánh mất chính mình!”. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc 0,25 xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Đánh mất chính mình là đánh mất to lớn nhất c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ đánh mất chính mình là đánh mất to lớn nhất. Có thể theo hướng sau: - Giải thích Đánh mất chính mình là thay đổi hoàn toàn nhân cách, phẩm chất, mục đích cao đẹp của mình, biến mình thành một con người khác. - Bàn luận + Có thể đánh mất những giá trị vật chất mà bản thân có, nhưng phải giữ lại nhân 1,0 cách, phẩm chất, mục đích cao đẹp cho mình vì đó là giá trị lớn nhất cần có của mỗi người. + Khi đánh mất chính mình sẽ bị lệ thuộc vào người khác, không dễ đạt được mục đích mà mình mong muốn; chấp nhận “sống chung” với cái ác, cái xấu; + Phê phán những ai dễ dàng thỏa hiệp với cái xấu, cái ác; dễ bỏ cuộc, chấp nhận đánh mất chính mình. - Bài học nhận thức và hành động Cần phải kiên định giữ vững phẩm chất của mình; không quá cố chấp nếu biết mình sai. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong “Sóng”. Từ đó nêu ý kiến về 5,0 cách thể hiện tình yêu của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn 0,25 đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vẻ đẹp tâm hồn và khát khao cháy bỏng về tình yêu và được yêu của nhân vật trữ tình 0,25 trong bài thơ “Sóng”; nêu ý kiến về cách thể hiện tình yêu của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay.
  5. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 0,25 * Vẻ đẹp tâm hồn và khát khao cháy bỏng về tình yêu và được yêu của nhân vật trữ 2,75 tình trong bài thơ “Sóng”. - Là tình yêu đích thực nên dù cuộc đời có đảo điên, dù trong hoàn cảnh nào thì tình yêu cũng vượt qua trở ngại để đến đích. Đó là biểu hiện của tình yêu chung thủy, sắt son, chân thành. - Trước sự hữu hạn của đời người so với sự vô hạn của đất trời, nhân vật trữ tình khao khát được “tan ra” để hòa vào thiên nhiên, để tình yêu được trường tồn, vĩnh cửu. Đó là khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng, đầy nữ tính. - Thể thơ năm chữ, nhịp thơ linh hoạt, đa dạng, giọng điệu tha thiết, chân thành * Khái quát, đánh giá vấn đề. 0,25 * Nêu ý kiến về cách thể hiện tình yêu của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay. 0,75 Thí sinh cần nêu ý kiến hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng sau: - Các bạn trẻ trong xã hội ngày nay thể hiện tình yêu cũng rất cháy bỏng, mãnh liệt; khát khao về tình yêu chân thành và được yêu say đắm. - Một số ít thể hiện tình yêu lệch lạc, quá đáng, bất chấp thuần phong mỹ tục. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2