Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn<br />
<br />
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM<br />
MÔN: Vật lý 10 Ban KHTN<br />
Thời gian làm bài: 15 phút;<br />
(15 câu trắc nghiệm)<br />
Mã đề thi 209<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:..........................................................................<br />
Số báo danh:...............................................................................<br />
Câu 1: Trong hệ trục xOt, đồ thị x(t) của chuyển động thẳng đều đi từ gốc tọa độ, theo chiều dương<br />
sẽ có dạng:<br />
A. Một đường thẳng dốc xuống.<br />
B. Một đường thẳng dốc lên.<br />
C. Một đường thẳng xuất phát từ gốc tọa độ, dốc lên.<br />
D. Một đường thẳng song song với trục thời gian.<br />
Câu 2: Chọn câu đúng.<br />
A. Khi vật chuyển động nhanh dần thì ta có a.v < 0.<br />
B. Vật chuyển động chậm dần đều có gia tốc âm.<br />
C. Khi vật chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc của vật mang giá trị dương.<br />
D. Vật chuyển động thẳng chậm dần thì có vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.<br />
Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất mất thời gian t. Hỏi nếu thả rơi vật từ độ cao 2h<br />
xuống đất thì mất thời gian là:<br />
A. 1,41t.<br />
B. t/2.<br />
C. 2t.<br />
D. 1,33t.<br />
Câu 4: Chọn phát biểu chính xác nhất về gia tốc.<br />
A. Vật chuyển động theo chiều dương thì gia tốc có giá trị dương.<br />
B. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi của vectơ vận tốc theo thời gian.<br />
C. Chỉ có chuyển động thẳng biến đổi đều mới có gia tốc.<br />
D. Gia tốc cho biết chiều chuyển động của vật.<br />
Câu 5: Một vật chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ với gia tốc không đổi. Trong khoảng<br />
thời gian t, vận tốc của vật tăng một lượng v. Trong khoảng thời gian t tiếp theo, vận tốc của vật<br />
tăng một lượng v’. So sánh v và v’ trên.<br />
A. v < v’.<br />
B. v = 0,73.v’<br />
C. v > v’.<br />
D. v = v’.<br />
Câu 6: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 2m/s. Lúc t = 2s thì tọa độ của vật là x = 5m.<br />
Phương trình nào mô tả đúng chuyển động của vật?<br />
A. x = -1 + 3.t.<br />
B. x = 5 – 2.t.<br />
C. x = 5 + 2.t.<br />
D. x = 1 + 2.t.<br />
Câu 7: Cho đồ thị chuyển động thẳng của hai vật như hình vẽ. Xác định<br />
v<br />
thời điểm mà vật 2 đuổi kịp vật 1? Trong đó v đo bằng m/s, thời gian t đo<br />
bằng s.<br />
A. 4/3s.<br />
B. 3s.<br />
C. 1s.<br />
D. 5,45s.<br />
Câu 8: Một chất điểm chuyển động trên trục Ox. Phương trình có dạng<br />
x= –t2 + 10t + 8 (m,s) (t 0) chất điểm chuyển động:<br />
1<br />
3<br />
O<br />
t(s)<br />
A. Chậm dần đều theo chiều dương, rồi nhanh dần đều theo chiều âm<br />
của trục Ox.<br />
B. Chậm dần đều, rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox.<br />
C. Nhanh dần đều, rồi chậm dần đều theo chiều dương của trục Ox.<br />
D. Nhanh dần đều, rồi chậm dần đều theo chiều âm của trục Ox.<br />
Câu 9: Trong các đồ thị dưới đây, đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng đều ngược chiều dương của<br />
trục tọa độ?<br />
x<br />
v<br />
v<br />
x<br />
<br />
O<br />
<br />
t<br />
Hình 1<br />
<br />
O<br />
<br />
t<br />
Hình 2<br />
<br />
O<br />
<br />
t<br />
Hình 3<br />
<br />
O<br />
<br />
t<br />
Hình 4<br />
<br />
Trang 1/2 - Mã đề thi 209<br />
<br />
A. hình 4.<br />
B. hình 3.<br />
C. hình 2.<br />
D. hình 1.<br />
Câu 10: Phương trình chuyển động thẳng của một vật có dạng: x = 4 + 3.t ( x đo bằng m, t đo bằng<br />
s). Vật sẽ chuyển động như thế nào trên quỹ đạo?<br />
A. theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động.<br />
B. đổi chiều từ dương sang âm tại x = 4m.<br />
C. theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động.<br />
D. đổi chiều từ dương sang âm lúc t = 4/3(s).<br />
Câu 11: Một con kiến bò dọc miệng một cái chén có dạng đường tròn bán kính r. Khi đi được ¼<br />
đường tròn, đường đi và độ dời của con kiến trong khoảng thời gian trên là:<br />
A. r/2 và 1,41r.<br />
B. r và r.<br />
C. r/2 và r.<br />
D. r/4 và 0.<br />
Câu 12: Một đoàn tàu chạy với vận tốc 72km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Chọn<br />
chiều dương là chiều chuyển động của đoàn tàu, giá trị gia tốc hãm là – 0,5m/s2. Thời gian từ lúc hãm<br />
phanh đến lúc đoàn tàu dừng lại hẳn là:<br />
A. 100s.<br />
B. 20s.<br />
C. 40s.<br />
D. 50s.<br />
Câu 13: Phát biểu nào sau đây về gia tốc trọng trường g(gia tốc rơi tự do) là không đúng?<br />
A. Ở Hà Nội, gia tốc g có trị số lớn hơn gia tốc g ở Quy Nhơn.<br />
B. Trong sự rơi tự do, ta có thể áp dụng công thức g = v/t.<br />
C. Vectơ gia tốc rơi tựu do tại địa cực và xích đạo có phương vuông góc nhau.<br />
D. Vật rơi có kích thước rất nhỏ thì độ lớn gia tốc g không đáng kể.<br />
Câu 14: Một ô tô bắt đầu chuyển động nhanh dần từ trạng thái nghỉ với gia tốc 0,1m/s2. Tính thời<br />
gian để vận tốc của nó đạt đến giá trị là 36km/h là:<br />
A. 100s.<br />
B. 40s.<br />
C. 20s.<br />
D. 10s.<br />
Câu 15: Cho một khung dây hình chữ nhật ABCD, hai con kiến ở hai vị trí D và A. Con kiến A chạy<br />
với vận tốc 7mm/s hướng đến B, con kiến D chạy với vận tốc 8mm/s hướng theo con kiến A. Biết<br />
AD = 3cm, AB = 4cm và khi gặp nhau các con kiến có thể vượt qua nhau. Ở thời điểm nào con kiến<br />
D chạy nhiều hơn con kiến A một vòng?<br />
A. 20s.<br />
B. 2 phút 20 giây.<br />
C. 1 phút.<br />
D. 120s.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 2/2 - Mã đề thi 209<br />
<br />