intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị bệnh nhân mắc COPD

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

172
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu điều trị đối với COPD là cải thiện chất lượng sống bằng cách phòng ngừa các triệu chứng và cơn nặng của bệnh, do đó bảo toàn chức năng tối ưu của phổi. Nếu bị chẩn đoán là COPD, bạn nên tìm hiểu kỹ về bệnh của mình và tham gia tích cực vào chương trình điều trị. Điều trị tại nhà Ngừng hút thuốc là việc quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện tình hình. Hầu hết những bệnh nhân bị COPD đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc trước đây. Kế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị bệnh nhân mắc COPD

  1. Điều trị bệnh nhân mắc COPD Mục tiêu điều trị đối với COPD là cải thiện chất lượng sống bằng cách phòng ngừa các triệu chứng và cơn nặng của bệnh, do đó bảo toàn chức năng tối ưu của phổi. Nếu bị chẩn đoán là COPD, bạn nên tìm hiểu kỹ về bệnh của mình và tham gia tích cực vào chương trình điều trị. Điều trị tại nhà Ngừng hút thuốc là việc quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện tình hình. Hầu hết những bệnh nhân bị COPD đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc trước đây. Kế hoạch ngừng hút thuốc là một phần cơ bản trong toàn bộ kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ thuốc thành công vẫn thấp do những nguyên nhân sau: - Sức gây nghiện của nicotine. - Đáp ứng của cơ thể với những tác nhân kích thích liên quan đến khói thuốc. - Vấn đề tâm lý, bao gồm stress, trình độ văn hóa thấp, và những chiến dịch phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp thuốc lá.
  2. Quá trình chuyển từ hút thuốc sang không hút thuốc gồm 5 giai đoạn: - Trước khi suy tính - Suy tính - Chuẩn bị - Hành động - Duy trì Tiến trình bỏ thuốc có thể có sự can thiệp của nhiều phía, bao gồm: - Bản thân - Nhóm - Bác sĩ - Nơi làm việc - Các chương trình cộng đồng. Một chương trình bỏ thuốc thành công thường dùng các nguồn trợ lực sau: - Giáo dục sức khỏe - Theo dõi - Phòng tái phát
  3. - Những lời khuyên về thay đổi lối sống - Chương trình hỗ trợ của xã hội - Điều trị phụ thêm (chẳng hạn như uống thuốc) Điều trị tại bệnh viện Ba mục tiêu chính của việc điều trị COPD là: - Giảm giới hạn thông khí - Phòng ngừa và điều trị những biến chứng (như giảm oxy máu, nhiễm trùng). - Giảm triệu chứng hô hấp và cải thiện chất lượng sống. Những cơn cấp của COPD là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải nhập viện tại Hoa Kỳ. Bạn có thể phải cần nhập viện nếu bị suy chức năng hô hấp nặng, nếu bệnh tiến triển, hoặc nếu bạn có một bệnh về hô hấp nghiêm trọng khác (như viêm phổi, viêm phế quản cấp). Mục tiêu nhập viện là để điều trị triệu chứng và ngăn ngừa diễn tiến xấu hơn). Có thể bạn sẽ phải vào phòng săn sóc tích cực (ICU - Intensive care unit) nếu cần phải thở máy xâm lấn hoặc không xâm lấn hoặc nếu có những triệu chứng sau:
  4. - Lú lẫn - Lơ mơ - Mỏi cơ hô hấp - Thiếu oxy máu nặng - Toan hô hấp (tình trạng tích trữ CO2 trong máu) Thuốc điều trị Các bác sĩ có thể cho rằng bạn cần phải dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng. - Cai thuốc lá bằng liệu pháp thay thế nicotine Dùng thuốc có theo dõi chặt là phần bổ sung quan trọng trong kế hoạch cai thuốc. Nicotine là một thành phần trong thuốc lá là tác nhân chính gây nghiện. Không sử dụng nicotine nữa sẽ gây cho bạn những tác dụng phụ khó chịu như: bứt rứt, kích thích, khó tập trung, tức giận, mệt mỏi, lơ mơ, trầm cảm, và dễ tỉnh giấc khi ngủ. Những hiện tượng này thường xảy ra vào vài tuần đầu sau khi bỏ thuốc. Liệu pháp thay thế nicotine giảm những triệu chứng cai nghiện trên. Nếu bạn cần phải hút thuốc trong vòng 30 phút sau khi tỉnh dậy, có nhiều
  5. khả năng là bạn bị nghiện nặng và sẽ cảm thấy khá hơn khi dùng liệu pháp này. Nicotine polacrilex là kẹo chewing gum. Có 2 loại là 2mg và 4mg. Nếu bạn hút 1 gói/ngày, bạn nên dùng loại 4mg. Nếu bạn hút ít hơn 1 gói/ngày, bạn nên dùng loại 2mg. Nên nhai mỗi giờ và cũng nên nhai mỗi khi cảm thấy muốn hút thuốc trong vòng 2 tuần đầu. Bạn có thể sẽ giảm dần lượng kẹo sau 3 tháng kế tiếp. Miếng dán nicotine cũng có thể được sử dụng. Tác dụng phụ thường gặp nhất là da bị kích thích nhẹ ở vùng dán. Miếng dán này được bán dưới nhiều tên thương mại khác nhau như: Nicoderm, Nicotrol, và Habitrol. Mỗi loại được thiết kế để giảm nicotine sau 6 - 10 tuần. Dùng thuốc chống trầm cảm bupropion (Zyban) cũng có hiệu quả. Nó là thuốc không chứa nicotine giúp bỏ thuốc. Bupropion cũng có hiệu quả đối với những người không có khả năng bỏ thuốc bằng liệu pháp nicotine thay thế. - Corticoid hít Một số người bị COPD đáp ứng tốt với corticoid đường uống có thể duy trì trong thời gian dài với corticoid hít.
  6. Việc sử dụng loại thuốc này rất phổ biến mặc dù bằng chứng về hiệu quả của nó đối với COPD cũng rất ít. Corticoid không làm chậm lại quá trình suy giảm chức năng phổi. Tuy nhiên, chúng làm giảm tần số xuất hiện cơn và cải thiện tính chất bệnh cùng với chất lượng sống ở một số bệnh nhân COPD. Corticoid dạng hít có ít tác dụng phụ hơn dạng uống, nhưng chúng cho hiệu quả thấp hơn, ngay cả khi được sử dụng với liều cao. - Thuốc đồng vận Beta 2 - thuốc giãn phế quản Thuốc giãn phế quản đồng vận beta 2 dạng hít có tác dụng làm giãn và thông đường thở. Chúng có tác dụng nhanh, thường là trong vài phút. Thuốc đồng vận beta 2 được dùng chủ yếu để giảm triệu chứng của COPD. Đồng vận beta 2 dạng hít là cách điều trị lựa chọn cho cơn COPD cấp. Có 2 loại đồng vận beta 2 tác dụng kéo d ài (formoterol, salmeterol) được sử dụng. Chúng có thể có ích nếu như bạn thường dùng loại tác dụng ngắn hoặc bạn thấy xuất hiện triệu chứng vào ban đêm. - Thuốc ức chế đối giao cảm - giãn phế quản
  7. Duy trì điều trị bằng thuốc kháng đối giao cảm dạng xịt (ipratropium bromide) có thể sẽ hiệu quả hơn đồng vận beta 2 đối với những bệnh nhân COPD, đặc biệt trong việc giảm thở hụt hơi. Ipratropium bromide làm thông đường thở nhưng có ít tác dụng phụ. Nó được cho dưới dạng bình xịt có định liều, khoảng 2 - 4 nhát, 4 lần mỗi ngày. Có thể cho thêm đồng vận beta 2 nếu cần thiết. Mặc dù nó cho tác dụng chậm hơn đồng vận beta 2 dạng hít (khoảng 30 - 60 phút), nhưng tác dụng của nó lại kéo dài hơn. Do đó nó không thích hợp để dùng với mục đích khẩn cấp. Những người bị cơn COPD cấp đáp ứng tốt với đồng vận beta 2 dạng hít và kháng đối giao cảm dạng xịt. Việc điều trị thường là bắt đầu với việc cho đồng vận beta 2 dạng hít qua máy xông. Cho thuốc dạng này cũng làm giảm tác dụng phụ. Ipratropium bromide dạng xịt cũng thường có thể được thêm vào. - Thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài Methylxanthine, chẳng hạn như theophylline, là một nhóm thuốc có liên quan đến caffein. Chúng tác động trên bệnh COPD bằng cách làm thông đường thở. Ngoài ra, methylxanthine làm giảm viêm, cải thiện chức năng cơ hô hấp, kích thích trung tâm hô hấp của não.
  8. Thêm theophyline vào nhóm thuốc dãn phế quản có thể có ích mặc dù đáp ứng với theophyline khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên người ta ngày càng ít sử dụng chúng trong thập kỷ vừa qua do nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Những tác dụng phụ bao gồm: bứt rứt, run giật, buồn ngủ, nôn ói, loạn nhịp tim và đột quỵ. - Corticoid dạng uống Corticoid được dùng với những người không cải thiện sau khi đã dìmh các loại thuốc khác hoặc những người đang lên cơn cấp tính. Corticoid dạng uống được dùng điều trị thành công ở những người bị cơn cấp tính. Chúng cải thiện triệu chứng và chức năng của phổi trong những trường hợp này. Corticoid dạng uống thường không được khuyến khích dùng trong thời gian dài do những phản ứng phụ của chúng. - Kháng sinh Những bệnh nhân COPD thường hay bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, mục đích của kháng sinh không phải là để ngăn chặn vi trùng mà là điều trị những cơn cấp. Điều trị bằng kháng sinh có lợi cho những người bị cơn cấp với ít nhất 2 trong số những triệu chứng sau (tiêu chuẩn Winnipeg): thở hụt hơi tăng nhiều, tăng sản xuất đàm, tăng xuất tiết đàm.
  9. Loại thuốc được lựa chọn đầu tiên bao gồm amoxicillin, cefaclor, hoặc trimethoprim/sulfamethoxazole. Thứ hai là azithromycin, clarithromycin, và fluoroquinolone. - Thuốc loãng đàm Thuốc làm loãng đàm không chỉ làm giảm độ đặc của đàm mà còn tăng độ thanh thải của nó nữa. - Thở Oxy COPD thường đi kèm với thiếu oxy máu. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng thiếu oxy máu không xuất hiện lúc bệnh nhân nghỉ ngơi mà là vào lúc họ gắng sức. Ngay cả khi những nghiên cứu xác định ích lợi lâu dài của việc thở oxy đơn độc đối với các hoạt động thể lực vẫn chưa được tiến hành thì việc cho thở oxy tại nhà vẫn thường được các bác sĩ khuyên dùng đối với những người bị giảm oxy máu khi gắng sức. Thở oxy khi gắng sức có thể giúp làm tăng áp lực động mạch phổi, giảm triệu chứng thở hụt hơi và tăng khả năng vận động. Việc thở oxy đối với những bệnh nhân COPD cũng có thể cần thiết trong khi đi máy bay do áp suất trong cabin máy bay thấp. Bạn có thể chuẩn bị cho chuyến bay bằng cách thở oxy trước khi khởi hành.
  10. Những bệnh nhân COPD bị thức dậy giữa chừng bởi những triệu chứng của nó cũng có thể cần phải thở oxy. Thở oxy thường thì an toàn. Người ta đã nhận biết được độc tính của oxy liều cao, nhưng vẫn tìm thấy rất ít những tác hại lâu dài của thở oxy liều thấp. Do việc thở oxy lâu dài làm giảm tỷ lệ tử vong với những người bị COPD nặng, tăng khả năng sống còn và chất lượng sống đã lấn át những nguy cơ có thể xảy ra. Mối nguy hiểm lớn nhất của liệu pháp này là cháy và nổ. Những bệnh nhân COPD, gia đình, và người chăm sóc không nên hút thuốc khi máy thở oxy đang được sử dụng. Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì những tai nạn lớn thường hiếm gặp và có thể tránh nếu được huấn luyện kỹ càng. Phẫu thuật Trong vòng 50-75 năm gần đây, nhiều phương pháp phẫu thuật đã được thử để cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng của phổi ở những người bị khí phế thủng nhưng chỉ có mổ cắt bóng khí và có thể là phẫu thuật làm giảm thể tích phổi được chứng minh là có hiệu quả. - Mổ cắt bóng khí Là phẫu thuật cắt những bóng khí lớn ở phổi do khí phế thủng nằ m ở phần ngoại vi của phổi. Phẫu thuật này được xem là phẫu thuật tiêu chuẩn
  11. trong nhiều năm. Bóng khí ở những bệnh nhân bị khí phế thủng thường có kích thước thay đổi từ 1 - 4 cm đườn kính, tuy nhiên, bóng khí có thể chiếm hơn 33% nửa ngực. Các bóng khí có thể chèn ép những nhu mô phổi gần kề, giảm lượng máu đến và giảm thông khí cho những mô khỏe mạnh. Loại bỏ những bóng khí này sẽ giúp phần phổi bị chèn ép nở ra và chức năng được cải thiện. - Phẫu thuật cắt phổi Lần đầu tiên được thực hiện cách đây gần 40 năm. Thông thường, phẫu thuật viên sẽ lấy đi 20-30% từ phần trên của mỗi phổi, là khu vực thường bị thương tổn nhiều nhất do khói thuốc. Người ta lý giải rằng việc lấy đi phần phổi bị bệnh sẽ làm tăng đường kính đường dẫn khí ở những phần phổi còn lại và do đó sẽ cải thiện chức năng phổi và thông khí, do đó, sẽ làm giảm triệu chứng. Thủ thuật này có tỷ lệ tử vong từ 0 - 8% và một số biến chứng. Tiêu chuẩn để xác định những ai nên phẫu thuật gần đây đã được công bố. Nói chung, tất cả những người nên phẫu thuật là những người có những triệu chứng của khí phế thủng nặng, phì đại đường thở và bóng khí do khí phế thủng một cách nhanh chóng, và bằng chứng của khí phế thủng trên HRCT.
  12. Một nghiên cứu tiền cứu đa trung tâm lớn vừa mới được hoàn thành cho thất những bệnh nhân bị bệnh phổi ở thùy trên và dung nạp kém với vận động thể lực có thể được hưởng lợi từ phương pháp này. - Ghép phổi Ghép phổi là cách điều trị tương đối mới đối với những bệnh nhân bị bệnh phổi nặng. Những người bị COPD nằm trong nhóm lớn nhất những người được ghép. Thời gian ghép rất khó xác định, nhưng những người được lựa chọn để ghép là những người chỉ còn có thể sống được dưới 2 năm nữa do COPD nếu không được ghép.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2