intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị Chảy máu mũi

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

108
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mũi là nơi dễ bị chấn thương và dễ chảy máu. Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời; trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y tế. Niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch rất dày. Chảy máu mũi hay gặp nhất ở người trên 40 tuổi (64%) do thành mạch ở độ tuổi này có sức đàn hồi kém. Số bệnh nhân tăng đáng kể trong giai đoạn chuyển mùa vì sự thay đổi thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị Chảy máu mũi

  1. Chảy máu mũi I.Tổng quan: * Mũi là nơi dễ bị chấn thương và dễ chảy máu. Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời; trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y tế. Niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch rất dày. Chảy máu mũi hay gặp nhất ở người trên 40 tuổi (64%) do thành mạch ở độ tuổi này có sức đàn hồi kém. Số bệnh nhân tăng đáng kể trong giai đoạn chuyển mùa vì sự thay đổi thời tiết ảnh hưởng lớn đến một số bệnh toàn thân (như tăng huyết áp, dị ứng...) hoặc gây rối loạn vận mạch, làm tổn thương niêm mạc hốc mũi. Ngoài các ca chảy máu mũi do tăng huyết áp, chấn thương, viêm nhiễm tại chỗ, nhiễm trùng toàn thân (sốt do virus, viêm gan mạn tính, tiểu đường, suy thận...), phần lớn trường hợp không xác định được nguyên nhân. Đây là loại chảy máu mũi tự nhiên, lượng máu chảy ít, tự cầm, hay tái diễn, thường xảy ra khi gắng sức hoặc đi ngoài trời nắng.
  2. Khi bị chảy máu mũi, trước hết nên tìm cách cầm máu, khi ổn định mới tiến hành tìm hiểu nguyên nhân. Tại nhà, nếu chảy máu nhẹ (máu chảy nhỏ giọt ra phía trước của mũi, số lượng ít), nên để người bệnh ngồi cúi về phía trước, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong 10 phút, máu có thể cầm. Ở những nơi có sẵn lá nhọ nồi hay lá chuối non, nên giã nhỏ lá này rồi nhét vào bên mũi chảy máu. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều ra trước mũi và xuống dưới miệng, phải nhớ luôn luôn đùn máu ra phía ngoài miệng, tuyệt đối không được nuốt (để tránh chướng bụng và những chất độc do máu phân hủy thành) * Có 3 mức độ chảy máu: nhẹ, vừa và nặng. Cách xử trí khác hẳn nhau. II.Chẩn đoán: 1.Hỏi - Khám - XN: a. Hỏi: · Chảy máu từ bao giờ. · Số lượng máu chảy trong 15 phút. · Có tiền căn chảy máu răng, da nổi đỏ ? b. Khám:
  3. · Chảy máu mũi nhẹ (điểm mạch): 5ml / 15 phút. · Chảy máu mũi vừa (chảy từ trên xuống): 50ml / 15 phút. · Chảy máu mũi nặng (chảy ra phía sau): 300ml / 15 phút. c. Xét nghiệm: · CTM - Hct - tiểu cầu – TS,TC. · Nhóm máu, TQ, TCK (nếu nghi ngờ bệnh ưa chảy máu). · Định lượng yếu tố VII, VIII, IX, X · X quang mũi xoang, sọ nghiêng (nếu nghi ngờ có nguyên nhân của vùng mũi họng) 2.Chẩn đoán a.Chẩn đoán xác định: Dựa vào khám lâm sàng và nội soi: Máu tươi chảy ra mũi trước, chảy xuống thành sau họng. b.Chẩn đoán có thể · Hốc mũi có máu đông. · Rỉ nhẹ máu ở thành sau họng. · Không thấy máu chảy ra ngoài.
  4. c.Chẩn đoán phân biệt · Chảy máu từ các xoang. · Chảy máu từ u xơ. · Bướu máu mũi, dị dạng mạch máu mủi, · Bệnh osler · Bệnh rối loạn đông máu bẩm sinh III. Điều trị: 1.Nguyên tắc điều trị: · Cầm máu · Điều trị nguyên nhân chảy máu. · Nếu rối loan đông máu thì hội chẩn khoa huyết học 2.Xử trí ban đầu * Cầm máu: + Chảy máu mũi nhẹ: - dùng ngón trỏ và ngón cái bóp 2 cánh mũi trong vòng 10 - 15 phút. - Nhét bông hoặc bấc có tẩm nước oxy già 10 thể tích vào tiền đình mũi nơi chảy máu.
  5. - Có thể đốt điện lưỡng cực. + Chảy máu mũi vừa: - Nhét mũi trước: Dùng bấc hay merocel nhét vào hốc mũi đang chảy máu theo hệ thống đèn xếp từ trên xuống dưới, và từ trong ra ngoài. Kiểm tra lại sau khi nhét bấc. - Nếu không hết chảy máu có thể nhét mũi sau. + Chảy máu mũi nặng: - Nhét mũi sau: Dùng bông cầu tấn ở vùng vòm, sau đó nhét mũi trước như kỹ thuật trên. Cột 2 dây của bông cầu vào 1 cái phao ở cửa mũi trước. Một sợi dây ở họng được dán băng keo ở má. Sợi này dùng để rút bông cầu sau này. Kiểm tra kỹ sau nhét mũi sau. - Sau 24 giờ, nếu không hết chảy máu phải thắt động mạch hàm trong, hoặc động mạch cảnh ngoài. - Có thể dùng bao cao su đặc biệt loại có eo ở giữa. Đưa vào mũi 1 phần ở vòm, eo ở cửa mũi sau và phần kia chiếm hốc mũi. Bơm phồng lên. * Cầm máu bằng phương tiện nội soi (nếu có phương tiện): - Gây mê - Nội soi tìm nơi chảy máu - Đốt điện cầm máu - Thắt động mạch bướm khẩu cái hay đ.m sàng trước
  6. 3.Điều trị theo nguyên nhân · Chảy máu mũi do chấn thương xoang: pt sắp xương và cầm máu. · Chảy máu mũi do khối u: pt lấy bỏ khối u. · Chảy máu mũi do dị vật: lấy dị vật. · Chảy máu mũi do nhiễm trùng: kháng sinh. · Chảy máu mũi do bệnh về máu: điều trị đặc hiệu, phối hợp chuyên khoa. 4.Chăm sóc sau cầm máu: · Giảm đau Acétaminphen. · Kháng sinh: Amoxycilline, nếu dị ứng, dùng Erythromycine, Céfalexine, Cephalosporine . Trong trường hợp nhét mũi sau, bệnh nhân uống rất khó, nên dùng Ampicilline tiêm từ 3 đến 7 ngày. IV.Theo dõi & Tái khám: · Theo dõi chảy máu, nhiễm trùng. Rút nhét mũi trước 24 -48 giờ sau. Rút nhét mũi sau 72 giờ sau. Nếu bệnh nhân sốt, đau nhức, dùng giảm đau và kháng sinh tiêm Céfotaxime.
  7. Thời gian sử dụng kháng sinh từ 3 đến 8 ngày. · Ra viện: sau khi rút bấc, bệnh ổn từ 1 đến 3 ngày. Cấp toa. Tái khám: mỗi tuần cho đến khi ổn định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2