intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự phòng bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

201
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Bệnh tiến triển lâu ngày sẽ làm tổn thương các mạch máu và gây ảnh hưởng xấu tới nhiều cơ quan như tim, não, thận, thậm chí gây nhiều biến chứng nặng nề như chảy máu não, suy tim. Năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã qui định là tăng huyết áp (HA) chính thức khi HA = 160/95 mmHg. Tới năm 1993 WHO đã qui định lại với HA từ 140/90 mmHg trở lên được coi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự phòng bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi

  1. Dự phòng bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Bệnh tiến triển lâu ngày sẽ làm tổn thương các mạch máu và gây ảnh hưởng xấu tới nhiều cơ quan như tim, não, thận, thậm chí gây nhiều biến chứng nặng nề như chảy máu não, suy tim.
  2. Năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã qui định là tăng huyết áp (HA) chính thức khi HA >= 160/95 mmHg. Tới năm 1993 WHO đã qui định lại với HA từ 140/90 mmHg trở lên được coi là tăng HA. Năm 1999 WHO và Hội tăng HA thế giới phân độ tăng HA như sau: - Tăng HA độ I : (140-159)/(90-99) mmHg. - Tăng HA độ II : (160-179)/(100-109) mmHg. - Tăng HA độ III : >= 180/110 mmHg. Tuy nhiên tăng HA nhẹ không có nghĩa là lành tính mà muốn xác định bệnh nhẹ hay nặng phải kết hợp với nhiều yếu tố khác, nhất là xác định có tổn thương các cơ quan đích như tim, não, thận…, có bệnh tim mạch kèm theo do ảnh hưởng của tăng HA hay không. Muốn khẳng định là có bệnh tăng HA, mức HA >= 140/90 mmHg phải được lấy trong ít nhất hai kỳ đo khác nhau, mỗi kỳ được đo ít nhất 03 lần trong những điều kiện như nhau, người được đo phải được nghỉ ngơi ít nhất 20 phút trước khi đo mới bảo đảm độ chính xác. Bệnh tăng HA tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến tim, não, thận, động mạch, để lại nhiều di chứng nặng nề, giảm chất lượng sống ở người có tuổi. Vì vậy
  3. việc dự phòng bệnh tăng HA là rất quan trọng ngay cả khi chưa mắc bệnh lẫn khi đã mắc bệnh. Một số biện pháp dự phòng sau đây nhằm giúp người cao tuổi và những người có nguy cơ mắc bệnh tăng HA ngăn ngừa được căn bệnh này và nâng cao chất lượng cuộc sống: 1. Luôn luôn giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đáng lưu ý nhất là không nên ăn quá mặn vì muối ăn là Natri Clorua. Các số liệu thống kê trên thế giới cho thấy ở những vùng mà người dân ăn quá nhiều muối thì tần suất mắc bệnh tăng HA cao rõ rệt. Ngoài ra không nên ăn quá nhiều thịt hộp, cá hộp, mì chính (bột ngọt) (chứa Natri Glutamat), nước khoáng có nhiều NaHCO3. - Tăng HA và xơ vữa động mạch thường hay song hành thúc đẩy nhau làm nặng thêm bệnh nên chế độ ăn cần điều chỉnh không để lượng cholesterol cao quá mức cần thiết trong máu, nên thay thế mỡ động vật bằng dầu ăn thực vật chế từ đậu nành, lạc, vừng. - Tăng cường thức ăn có nhiều vitamin C, vitamin P có sẵn trong rau quả chín có tác dụng tăng sức bền mạch máu và hạn chế quá trình xơ vữa động mạch. Vitamin C có trong quả chín, rau ngót, rau đay, rau dền. Vitamin P có trong hoa hòe, chè tươi, cam quít, bưởi. Đặc biệt Vitamin E chống lão hóa có vai trò bảo vệ sức khỏe ở người lớn tuổi và phòng xơ vữa động mạch có nhiều trong giá đỗ, cà chua chín, dầu lạc, đậu tương. - Không nên uống rượu bia, cà phê và đặc biệt là không hút thuốc lá.
  4. - Tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Khi có nguy cơ này cần phải giảm lượng Kalo trong chế độ ăn. 2. Rèn luyện thể lực, thể dục thể thao: đây là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với tất cả mọi người để giữ vững và nâng cao sức khỏe, cơ thể khỏe mạnh có khả năng chống đỡ với bệnh tật tốt hơn. Hoạt động thể lực và trí lực có hiệu quả, tinh thần sảng khoái và làm cho tim thích ứng với yêu cầu về cung cấp máu. Thể dục thể thao thường xuyên làm tăng Lipoprotein HDL là loại protein tốt có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch. Nên tập thường xuyên ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài ít nhất 30 phút. 3. Chế độ sinh hoạt và làm việc: Nên thu xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý bao gồm cả nghỉ ngơi tích cực như nghe nhạc, xem báo chí… Bảo đảm ngủ đủ, giữ được tâm hồn thanh thản, tránh stress, căng thẳng thần kinh. 4. Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh tăng HA thì phải tuân thủ các chế độ trên chặt chẽ hơn, cần phải khám sức khỏe định kỳ hàng năm và giải quyết các nguy cơ nếu có, đặc biệt khống chế các yếu tố dễ làm HA tăng cao đột ngột. 5. Đối với những người đã mắc bệnh tăng HA cần điều trị liên tục, có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc, giải quyết các yếu tố nguy cơ chính là những biện pháp dự phòng tích cực nhất đối với những biến chứng của bệnh tăng HA.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2