intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược sĩ và cây Khoai tây

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoai tây (Solanum tuberosum L.) Dược sĩ người Pháp Antoine Augustin Pamentier (sinh ở Montdidier 1737 - mất ở Paris 1813). Năm 20 tuổi là dược sĩ phụ tá trong quân đội, tham gia cuộc chiến 7 năm; bị thương và bị bắt làm tù binh, Pamentier nghiên cứu hệ thực vật ở xứ Hanover, và nhận xét có một loài cây họ Cà (Solanaceae) mà củ dùng làm thức ăn được. Trở về Pháp, Pamentier tiếp tục nghiên cứu học tập và thi tuyển (1776), được nâng cấp bậc lên trung úy quân dược sĩ, công tác tại Hôtel royal des...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược sĩ và cây Khoai tây

  1. Dược sĩ và cây Khoai tây Khoai tây (Solanum tuberosum L.) Dược sĩ người Pháp Antoine Augustin Pamentier (sinh ở Montdidier 1737 - mất ở Paris 1813). Năm 20 tuổi là dược sĩ phụ tá trong quân đội, tham gia cuộc chiến 7 năm; bị thương và bị bắt làm tù binh, Pamentier nghiên cứu hệ thực vật ở xứ Hanover, và nhận xét có một loài cây họ Cà (Solanaceae) mà củ dùng làm thức ăn được.
  2. Trở về Pháp, Pamentier tiếp tục nghiên cứu học tập và thi tuyển (1776), được nâng cấp bậc lên trung úy quân dược sĩ, công tác tại Hôtel royal des Invalides (Sở thương phế binh hoàng gia Pháp) và có phòng thí nghiệm ở đó. Năm 1772 là quân dược sĩ trưởng. Cùng lúc đó, khu giáo dục Besançon tổ chức cuộc thi có giải thưởng, nhằm phát hiện những thực vật thay thế cho thực phẩm hiện có cho con người. Pamentier dự thi và kiến nghị nhiều cây có chất bột, trong đó có khoai tây. Ông đã trồng nhiều thứ Khoai này và đã phân tích hóa học. Pamentier được giải thưởng năm 1773. Sau trận đói 1785, với sự bảo trợ của Louis XVI, ông thử làm thí nghiệm để tuyên truyền về trồng cây Khoai tây trên diện tích 50 mẫu trên cánh đồng Sablons, Neuilly. Thực ra, Khoai tây (Solanum tuberosum L.) họ Cà (Solanaceae), nguồn gốc ở dãy núi Andes tại Chile và Perou; năm 1534 mới di thực sang châu Âu, lần đầu tiên ở Tây Ban Nha. Từ đó, được truyền sang Áo (1588) cho nhà thực vật học Clausius. Ông này lại truyền bá Khoai tây sang Đức, rồi từ đó sang Thụy Sĩ, sang Pháp (phía đông). Ngoài ra Khoai tây được nhập khẩu vào Anh 1585, vào Bỉ 1620.
  3. Ở Pháp, Khoai tây chỉ được thực sự cho phép làm thực phẩm từ cuối thế kỷ 18, nhờ có sự cố gắng hết sức của dược sĩ Pamentier. Ông trồng cây có củ quý giá này, năm 1788 ở cánh đồng Sablons gần Paris. Sau đó ông đề xuất được trồng Khoai tây phổ biến ở khắp nước Pháp. Không bao lâu, Khoai tây được trồng phổ biến ở châu Âu và ở khắp thế giới tại các vùng ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới núi cao, hay nhiệt đới có mùa đông lạnh. Miền Bắc Việt Nam đã di thực nhiều giống Khoai tây. Giống Khoai tây có ruột vàng ở huyện Thường Tín, Hà Tây (nguyên là giống nhập từ Pháp) tương đối thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta. Khoai tây là loại rau, củ thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta. Khoai tây là loại rau, củ ăn bổ, giàu chất bột và vitamin C, có 2% protid, 21% glucid, 1% chất xơ, 10 mg% calci, 50 mg% kali, 50 mg% phosphor, 10 mg% vitamin C. Trong y dược, bột Khoai tây dùng làm chất làm dịu, làm mềm (emollient), làm thuốc đắp (cataplasme) và tá dược. Hàng năm thế giới sản xuất trên 200 triệu tấn Khoai tây. Công của Pamentier trong việc trồng phổ biến Khoai tây không phải là nhỏ; từ điển còn xếp ông vào hàng ngũ các nhà nông học, kinh tế gia giỏi, mặc dù xuất thân là dược sĩ.
  4. Ngoài Khoai tây ra, ông còn đóng góp nhiều về tạo nguồn thực phẩm. Để khắc phục nạn thiếu đường mía, ông đã hiệu chỉnh được cách chế tạo xi rô nho và các thực phẩm có chứa đường, Pamentier nghiên cứu sử dụng sản phẩm từ sữa, công tác bảo quản rượu vang và các chất bột, thịt. Ông cải tạo nghề xay bột và nghề làm bánh mì. Ông còn khuyên dùng cách ướp lạnh thịt. Pamentier còn nghiên cứu thuốc phiện, và bổ sung công trình bằng các thử nghiệm sinh lý học. Pamentier vẫn tiếp tục binh nghiệp của ông; tham gia chiến sự 1779 - 1781. Năm 1782, được cử làm phụ tá Hội đồng y tế và năm 1792 là ủy viên hội đồng cho đến khi mất. Từ 1773 đến 1813, DS. Pamentier đã viết 95 công trình và bài ghi chép hoặc khảo luận, báo cáo, với các đề tài phong phú liên quan đến dược học, vệ sinh học, thực phẩm, nông học và cả nghệ thuật. Thật không ngờ một nhà dược học lại có kỳ công đóng góp vào khoa học kinh tế nông nghiệp thực phẩm lớn như vậy. GS. NGUYỄN VĂN ĐÀN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0