intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GELATIN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

293
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gelatin là một protein tinh khiết thu được bằng cách thuỷ phân acid một phần (dạng A) hoặc thuỷ phân kiềm một phần (dạng B) colagen động vật (kể cả cá và gia cầm). Gelatin cũng có thể là hỗn hợp của nhiều loại khác nhau. Quá trình thuỷ phân tạo ra các sản phẩm dạng gel hoặc không phải dạng gel. Chuyên luận này được áp dụng cho cả hai loại sản phẩm trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GELATIN

  1. GELATIN Gelatinum Gelatin là một protein tinh khiết thu đ ược bằng cách thuỷ phân acid một phần (dạng A) hoặc thuỷ phân kiềm một phần (dạng B) colagen động vật (kể cả cá và gia cầm). Gelatin cũng có thể là hỗn hợp của nhiều loại khác nhau. Quá trình thuỷ phân tạo ra các sản phẩm dạng gel hoặc không phải dạng gel. Chuyên luận này được áp dụng cho cả hai loại sản phẩm trên. Gelatin được mô tả trong chuyên luận này chưa thích hợp cho các chế phẩm dùng để tiêm hoặc cho các mục đích đặc biệt khác. Tính chất Chất rắn không mùi, màu vàng nhạt đến màu vàng nâu sáng, thường ở dạng phiến trong, mờ, mảnh vụn, hạt hoặc bột.
  2. Độ hoà tan Gelatin thực tế không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường. Gelatin dạng gel trương nở trong nước lạnh và khi đun nóng cho dung dịch keo, dung dịch keo này khi làm lạnh tạo thành gel cứng hoặc mềm. Điểm đẳng điện là một đặc tính quan trọng nói lên chất lượng của gelatin trong nhiều ứng dụng: điểm đẳng điện của gelatin dạng A nằm trong khoảng pH từ 6,0 và 9,5; và khoảng đặc trưng của gelatin dạng B là giữa pH 4,7 và 5,6. Những khoảng giới hạn này áp dụng cho nhiều loại gelatin, trong trường hợp những ứng dụng cụ thể thường sử dụng giới hạn hẹp hơn. Các loại gelatin khác nhau tạo ra dung dịch trong nước với độ trong và màu sắc khác nhau. Với một ứng dụng cụ thể, thường áp dụng một yêu cầu thích hợp về độ trong và màu sắc. Định tính A. Thêm 0,05 ml dung dịch đồng sulfat 12,5% (kl/tt) vào 2 ml dung dịch S. Trộn đều và thêm 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT). Màu tím được tạo thành. B. Thêm vào 0,5 g chế phẩm trong một ống nghiệm chứa 10 ml nước. Để yên 10 phút, đun nóng ở 60 oC trong 15 phút và gi ữ ống thẳng đứng ở 0 oC trong 6 giờ. Xoay ngược ống, chế phẩm chứa trong ống lập tức chảy ra ngoài nếu là dạng không tạo gel và không được chảy ra ngoài ngay lập tức nếu là dạng gel.
  3. Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch S: Hoà tan 1,00 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) ở khoảng 55 oC, pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi và giữ dung dịch ở nhiệt độ này để tiến hành các phép thử. Dung dịch S không được có màu đậm hơn màu mẫu V4 (Phụ lục 9.3, Phương pháp 2) và dung dịch S được chuẩn bị từ gelatin dạng A hoặc dạng B không đ ược đục hơn độ đục mẫu S4 (Phụ lục 9.3). Hỗn hợp của gelatin dạng A và dạng B có thể cho dung dịch đục do sự hình thành keo tụ trên một khoảng rộng pH, phụ thuộc vào nồng độ. pH Dung dịch S có pH từ 3,8 đến 7,6 (Phụ lục 6.2). Độ dẫn Tối đa 1 mS.cm-1, xác định trên dung dịch 1,0% tại 30  1,0 oC. Lưu huỳnh dioxyd Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 7.9, phương pháp 2). Peroxyd Không được quá 0,01%.
  4. Hoà tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml nước bằng cách đun nóng và thêm 2 ml dung dịch divanadi pentoxyd trong acid sulfuric (TT). Bất kỳ màu vàng cam nào của dung dịch cũng không được đậm hơn màu mẫu đối chiếu được chuẩn bị trong cùng điều kiện với một hỗn hợp của 1 ml dung dịch hydrogen peroxyd 0,01% và 9 ml nước. Độ bền gel Phải đạt từ 80 - 120 % giá trị ghi trên nhãn của chế phẩm. Nếu dự định sử dụng để pha chế thuốc trứng, thuốc đạn hoặc gelatin kẽm, gelatin phải đáp ứng thêm yêu cầu về độ bền gel: 150 g đến 250 g. Độ bền gel là khối lượng tính ra gam cần thiết để tạo ra một lực tác dụng lên piston có đường kính 12,7 mm gây nên một sự lún sâu 4 mm trong gel có nồng độ 6,67% (kl/kl) và đã làm đông ở 10 oC. Máy móc: Máy đo độ bền gel bao gồm: Một piston hình trụ có đường kính 12,7  0,1 mm với bề mặt áp lực phẳng có cạnh tròn (bán kính 0,5 mm). Một thiết bị điều chỉnh chiều cao của chai chứa gel sao cho bề mặt gel đến tiếp xúc với piston mà không sử dụng áp lực.
  5. Một thiết bị mà nhờ đó tải trọng piston sử dụng có thể đ ược tăng ở tốc độ không đổi 40 g/s. Một thiết bị mà nhờ đó chuyển động thẳng đứng của piston có thể được dừng lại trong vòng 1/40 giây khi đã lún sâu 4  0,1 mm. Một thiết bị đo (cân) mà nhờ đó tải trọng cuối cùng có thể được đo với độ chính xác  0,5 g. Một chai có đường kính trong 59  1 mm và cao 85 mm. Tiến hành: Cho 7,5 g chế phẩm vào chai. Thêm 105 ml nước, đậy chai bằng mặt kính đồng hồ và để yên trong 3 giờ. Đun nóng trong cách thuỷ ở 65 oC trong 15 phút. Trong khi đun khuấy nhẹ nhàng bằng đũa thuỷ tinh. Khi dung dịch đã đồng nhất và không còn nước ngưng tụ trên thành trong của chai, để ở nhiệt độ phòng trong 15 phút và chuyển chai vào bình được điều nhiệt ở 10  0,1 oC và được lắp một thiết bị thích hợp để đảm bảo bề mặt trên đó đặt chai nằm ngang hoàn toàn. Đậy chai bằng nút cao su và để yên trong 16 đến 18 giờ. Chuyển ngay chai vào máy đo độ bền gel và điều chỉnh sao cho piston tiếp xúc với bề mặt gel mà không sử dụng áp lực. Tăng tải trọng tr ên
  6. piston ở tốc độ 40 g/s đến khi piston đã lún sâu 4  0,1 Mm. Trọng tải mà piston sử dụng tại thời điểm đó, tính ra gam, biểu thị độ bền của gel. Tiến hành xác định ít nhất 3 lần và lấy giá trị trung bình. Giới hạn sắt Không được quá 30 phần triệu. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4). Dung dịch thử: cân 5,0 g chế phẩm vào bình nón nút mài, thêm 10 ml acid hydrocloric (TT). Đậy nút, đun cách thuỷ ở 75 – 80 0C trong 2 giờ. Để nguội, pha loãng dung dịch trong bình với nước thành 50 ml. Dung dịch đối chiếu: chuẩn bị dung dịch chuẩn sắt nồng độ 3 phần triệu. Bước sóng: 248,3 nm Giới hạn crom Không được quá 10 phần triệu. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4). Dung dịch thử: dùng dung dịch thử trong phần giới hạn sắt. Dung dịch đối chiếu: chuẩn bị dung dịch chuẩn crom nồng độ 1 phần triệu.
  7. Bước sóng: 357,9 nm Giới hạn kẽm Không được quá 30 phần triệu. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4). Dung dịch thử: pha loãng 5 ml dung dịch thử ở phần giới hạn sắt với nước thành 25 ml. Dung dịch đối chiếu: chuẩn bị dung dịch chuẩn kẽm nồng độ 0,6 phần triệu. Bước sóng: 213,9 nm Mất khối lượng do làm khô Không được quá 15,0 %, (Phụ lục 9.6). (1,000 g; 100 – 105 oC). Độ nhiễm khuẩn Tổng số vi khuẩn hiếu khí có khả năng sống lại được không được quá 1000 trong 1 g chế phẩm. Xác định bằng phương pháp đĩa thạch (Phụ lục 13.6). Chế phẩm phải không có Escherichia coli và Salmonella (Phụ lục 13.6).
  8. Bảo quản Bảo quản trong chai lọ kín. Ghi nhãn Nhãn ghi rõ độ bền gel nếu gelatin dự định sử dụng cho pha chế thuốc trứng, thuốc đạn hoặc gelatin kẽm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2