intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở VIỆT NAM - 4

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

83
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu mô hình EGC Ma trận hạch toán xã hội (MCS) được sử dụng trong mô hình này đã được xây dựng từ ma trận hạch toán xã hội được CIEM xây dựng cho năm 2000 (Jensen, 2004) và từ các dữ liệu của cuộc điều tra VHLSS 2004. Trong nghiên cứu này, mức độ phân tách của ma trận là như sau21 : - 31 hoạt động / 31 hàng hoá (Phụ lục B) 14 yếu tố sản xuất trong đó có 12 loại lao động (nông thôn/đô thị, nam giới/nữ giới, 3 mức tay nghề) 4 nhóm tài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở VIỆT NAM - 4

  1. 4.2. Giới thiệu mô hình vi mô-vĩ mô Giới thiệu mô hình EGC Ma trận hạch toán xã hội (MCS) được sử dụng trong mô hình này đã được xây dựng từ ma trận hạch toán xã hội được CIEM xây dựng cho năm 2000 (Jensen, 2004) và từ các dữ liệu của cuộc điều tra VHLSS 2004. Trong nghiên cứu này, mức độ phân tách của ma trận là như sau21 : - 31 hoạt động / 31 hàng hoá (Phụ lục B) ; - 14 yếu tố sản xuất trong đó có 12 loại lao động (nông thôn/đô thị, nam giới/nữ giới, 3 mức tay nghề) ; - 4 nhóm tài khoản (1 hộ gia đình, 1 doanh nghiệp, Nhà nước, phần còn lại của thế giới) ; - một tài khoản Tiết kiệm-Đầu tư. Nghiên cứu ma trận hạch toán xã hội của CIEM cho thấy tiểu ma trận về thanh toán giá trị gia tăng cho các yếu tố sản xuất - đặc biệt là thanh toán cho các loại lao động - thể hiện tính đều đặn nhân tạo (cấu trúc tương tự của các dòng giá trị gia tăng đến từ 31 hoạt động và rót vào các loại lao động khác nhau), điều này giả thiết tất cả các dòng đều đã được định cỡ từ một cấu trúc « trung bình » khi xây dựng ma trận hạch toán xã hội. Tính đều đặn này, ngoài khía cạnh không thực tế của nó, còn đặt ra một số vấn đề khác, vì mọi cú sốc dẫn đến việc tái phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành đều làm tăng mức thù lao tương ứng của các yếu tố sản xuất, và từ đó dẫn đến việc đánh giá thấp những tác động của cú sốc đó đối với tình hình phân phối thu nhập. Vấn đề phân phối thu nhập là vấn đề trung tâm của nghiên cứu này. Do vậy, cần phải « điều chỉnh » ma trận hạch toán xã hội bằng cách xây dựng một tiểu ma trận (Yếu tố sản xuất-Hoạt động) có tính thực tế hơn. Công việc này thực hiện được là nhờ việc sử dụng các dữ liệu của cuộc điều tra VHLSS 2004 về đặc điểm, ngành nghề hoạt động và tiền lương của từng cá nhân. Từ những thông tin này, cấu trúc của các dòng của ma trận (Yếu tố sản xuất-Hoạt động) đã được định cỡ lại nhờ một số những điều chỉnh do việc phân tách các ngành của ma trận hạch toán xã hội không tương ứng với việc phân tách các mã hoạt động của VHLSS. Mô hình. Mã của mô hình được sử dụng là do CIEM cung cấp và tương ứng với mô hình chuẩn của IFPRI (Löfgren, 2001). Mô hình này là một mô-đun vĩ mô của mô hình vĩ mô-vi mô. Trong phiên bản hiện nay, mô hình này là một mô hình đa ngành tĩnh cho phép lựa chọn các thị trường các yếu tố sản xuất trong một số lượng hạn chế các cơ sở kinh tế vĩ mô và các cơ sở chuẩn (mềm dẻo hoàn toàn hoặc cứng nhắc hoàn toàn). Mô hình cũng đã có nhiều cải thiện. Các nội dung được cải thiện gồm: - mô hình hoá ngoại thương, đặc biệt là nhu cầu xuất khẩu; - mô hình hoá thị trường lao động, đặc biệt là đưa vào các yếu tố cứng nhắc về tiền lương (đường cong Phillips). 21 Ma trận hạch toán xã hội do CIEM xây dựng bao gồm 112 ngành, nhưng xét những vấn đề về mặt đối chiếu, cả ở tầm vĩ mô (cú sốc do CEPII cung cấp) và vi mô (dữ liệu của VHLSS), mức độ phân tách này là quá cao, và do vậy, người ta đã sử dụng cách tích hợp kém chi tiết hơn cho MCS. 52/82
  2. Việc đưa hàm nhu cầu xuất khẩu vào mô hình cho phép tính đến thực tế là tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong thương mại thế giới bị ảnh hưởng bởi nhiều loại hàng rào, đặc biệt là các hàng rào phi thuế quan (hạn ngạch) trong ngành dệt. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ giúp dỡ bỏ các hàng rào này và làm tăng nhu cầu xuất khẩu (xem Phần 2). Mô phỏng tác động này có thể thực hiện được nhờ việc vận dụng các thông số của hàm nhu cầu xuất khẩu. Hàm cầu xuất khẩu được lập cho mỗi sản phẩm C : η ⎛ pweC ⎞ C QEDC = qed .⎜ ⎜ PED ⎟ 0 ⎟ C ⎝ C⎠ Trong đó QEDC cầu xuất khẩu sản phẩm C 0 qed C là cầu xuất khẩu sản phẩm C vào năm cơ sở pweC là giá thế giới của sản phẩm C tính bằng tiền địa phương PEDC là giá trong nước của sản phẩm C khi xuất khẩu η C là hệ số co giãn của giá so với cầu xuất khẩu sản phẩm C (Hệ số co giãn Armington) Liên quan đến sự vận hành của thị trường lao động, mô hình mô tả một thị trường bị phân đoạn khá nhiều, vì xem xét tới 12 loại lao động. Trong phiên bản chuẩn của mô hình, tỷ lệ tiền lương được kết hợp với từng yếu tố sản xuất và thị trường lao động có thể được biểu diễn theo hai cách: - tỷ lệ lương mềm dẻo và cho phép cân bằng cung và cầu đối với mỗi loại lao động phù hợp với giả thiết sử dụng hết tất cả các yếu tố sản xuất; - tỷ lệ lương cố định và cân bằng cung-cầu được thực hiện nhờ điều chỉnh cầu lao động phù hợp với giả thiết không sử dụng hết các yếu tố sản xuất. Việc đưa vào đường cong lương (loại đường cong Philip) cho phép đưa ra một cách biểu diễn trung gian về thị trường lao động. Nói một cách cụ thể hơn, cân bằng cung- cầu được thực hiện nhờ điều chỉnh cả mức lương và cung lao động. Đường cong lương được viết như sau : log(WFF ) = A1F + A2 F log(U F ) + A3 log(WG F ) Trong đó WFF là tỷ lệ lương của yếu tố F A1F , A2 F và A3 F là các tham số của đường cong U F là mức thất nghiệp của yếu tố F WGF là tỷ lệ lương của yếu tố F trong hàm Liên quan đến cơ sở kinh tế vĩ mô của mô hình, có thể có nhiều sự lựa chọn. Cơ sở kinh tế vĩ mô của mô hình bao gồm tổng thể các quy tắc cho phép thực hiện sự cân bằng kinh tế vĩ mô của mô hình. Trong mô hình được chúng tôi sử dụng, có 3 quy tắc loại này : 1. cân bằng ngân sách có thể được thực hiện nhờ điều chỉnh tiết kiệm của Chính phủ hoặc nhờ điều chính thu ngân sách của Chính phủ; 2. cân bằng cán cân vãng lai có thể được thực hiện nhờ điều chỉnh tỷ giá hối đoái thực tế hoặc điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm nước ngoài; 53/82
  3. 3. cân bằng tiết kiệm-đầu tư có thể được thực hiện nhờ điều chỉnh đầu tư hoặc điều chỉnh tiết kiệm của một trong các tác nhân của mô hình. Giới thiệu mô hình mô phỏng vi mô Các dữ liệu. Xét khía cạnh vi mô, đã thống nhất xây dựng mô hình mô phỏng vi mô thuộc loại kế toán vi mô (không có hành vi ứng xử) từ các dữ liệu của cuộc điều tra VHLSS 2004. Cơ sở kinh tế vi mô chứa đựng các cấu trúc sau: - cấu trúc thu nhập từ tiền lương theo loại lao động (12) ; - cấu trúc thu nhập không từ tiền lương theo ngành (31) ; - cấu trúc thu nhập ngoài hoạt động (6) ; - cấu trúc tiêu dùng theo loại sản phẩm (31). Nhóm mẫu đầy đủ của cuộc điều tra VHLSS 2004 chứa khoảng 45 000 hộ gia đình, nhưng những số liệu về chi tiêu cho tiêu dùng chỉ được thu thập cho 9 000 hộ. Như vậy, chỉ có 9 000 hộ gia đình này được đưa vào mô hình. Mô hình. Nghiên cứu tác động của cú sốc có liên quan đối với tình hình phân phối thu nhập dựa trên sự so sánh giữa sự phân phối chỉ số hài lòng tại năm gốc (trước cú sốc) và sự phân phối chính chỉ số này sau cú sốc. Chỉ số hài lòng được sử dụng ở đây là thu nhập theo đầu người. Mô hình mô phỏng vi mô xuất phát từ sự phân phối quan sát được trong các dữ liệu VHLSS 2004 và mô phỏng một sự phân phối mới xuất phát từ việc cập nhật các loại thu nhập của các hộ gia đình dựa trên cơ sở những biến động tạo ra từ mô hình EGC. Sự cập nhật này dựa trên mô hình thu nhập sau: Hoặc hhincpc0 thu nhập theo đầu người tại năm gốc được xác định như là tổng của của các loại thu nhập chia cho quy mô của hộ gia đình: hhincpc0 = (hhwageinc0 + hhselfinc0 + hhnlabinc0)/hhsize ho ặc hhwageinc0 là thu nhập từ các hoạt động có lương tại năm gốc hhselfinc0 là thu nhập từ các hoạt động độc lập tại năm gốc hhnlabinc0 là những khoản thu nhập ngoài hoạt động tại năm gốc hhsize là quy mô của hộ gia đình Cụ thể hơn, ba loại thu nhập này được thể hiện như sau hhwageinc0 = Σf wt0(f) ở đó f = 1 đến 12 hhselfinc0 = Σa revb0(a) ở đó a=1 đến 31 hhnlabinc0 = revdivid0 + revtrpub0 + revtrpri0 + revremit0 + revimmob0 + revterre0 ở đó wt0(f) là thu nhập từ lương thu được từ yếu tố f tại năm gốc revb0(a) là thu nhập từ hoạt động độc lập a tại năm gốc revdivid0 là thu nhập từ tài sản tài chính tại năm gốc revtrpub0 là tổng các khoản chuyển giao công cộng tại năm gốc revtrpri0 là tổng các khoản chuyển giao tư nhân nội địa tại năm gốc revremit0 là tổng các khoản chuyển giao tư nhân nước ngoài tại năm gốc revimmob0 là thu nhập từ tài sản là bất động sản (trừ đất đai) tại năm gốc revterre0 là thu nhập từ cho thuê đất tại năm gốc 54/82
  4. Tình toán thu nhập theo đầu người được mô phỏng dựa trên việc mô phỏng các loại thu nhập khác nhau và mô phỏng chỉ số giá đặc thù cho phép tính đến sự khác nhau về cấu trúc tiêu dùng của các hộ gia đình. Mô phỏng các yếu tố thu nhập khác nhau được thực hiện dựa trên các dữ liệu của năm gốc và những biến động về giá và chất lượng do mô hình EGC sinh ra (xem danh mục các biến liên hệ vĩ mô-vi mô trong Phụ lục D). Như đã nêu trong phần giới thiệu mô hình EGC, có thể xây dựng nhiều cơ sở cho thị trường lao động. Trong trường hợp điều chỉnh thị trường lao động theo giá và theo khối lượng, thì cần phải tìm được một quy tắc cho phép phân chia ở cấp độ hộ gia đình (cấp độ vi mô) kết quả tăng trưởng giá trị gia tăng trả công cho 12 yếu tố lao động trong các ngành khác nhau (cấp độ vĩ mô). Sự tăng trưởng này có hai thành phần: tăng khối lượng lao động và tăng lương (giá). Giải pháp được đưa ra là tính đến tỷ lệ thiếu việc làm ở cấp độ mỗi hộ gia đình để phân bổ các biến động phát sinh từ sự thay đổi khối lượng lao động. Quy tắc phân bổ mức tăng thời gian lao động được trình bày trong Phụ lục C. Mô hình EGC và mô hình mô phỏng vi mô được sử dụng kết tiếp nhau: - trước tiên, cú sốc có liên quan được mô phỏng với mô hình EGC ; - đối với mỗi mô phỏng, mô hình này sản sinh ra một véctơ biến động một số biến nhất định ; - các véctơ này tạo thành các cú sốc được đưa vào các mô phỏng của mô hình mô phỏng vi mô. Tất cả các biến này cũng như sự đối chiếu giữa các biến vĩ mô và vi mô được trình bày trong Phụ lục D. 4.3. Phân tích các mô phỏng Trong phần nhỏ thứ ba, chúng tôi trình bày các kịch bản mô phỏng dựa trên mô hình mô phỏng vi mô (Bảng 15) và các kết quả chính của mô phỏng, cả trên quan điểm kinh tế vi mô cũng như kinh tế vĩ mô (Bảng 16 đến 21). Các kịch bản mô phỏng dựa trên mô hình Trong khuôn khổ mô hình được sử dụng cho nghiên cứu, chúng tôi phân tích ba loại cú sốc kinh tế được coi là những cú sốc chính có thể xay ra sau khi gia nhập WTO: giảm thuế nhập khẩu; việc giảm thuế tương ứng với những cam kết của Việt - Nam về cắt giảm bảo hộ hải quan (thuế quan hoặc phi thuế quan) ; tăng nhu cầu xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam ; do các thành viên WTO cắt - giảm bảo hộ tương ứng với mức độ cam kết tự do hoá của Việt Nam (đặc biệt là việc Mỹ xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may) ; tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ; sự gia tăng này (đã quan sát được, xem - Phần 1) gắn với việc cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam đối với các tập đoàn đa quốc gia sau khi Việt Nam gia nhập WTO (ít ràng buộc và hạn chế hơn đối với đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường nước ngoài dễ dàng hơn...). 55/82
  5. Các kịch bản 1 và 2 được định cỡ dựa trên các cú sốc ngoại sinh được mô hình hoá bởi CEPII (kết hợp các cú sốc về thuế quan và cầu xuất khẩu), tương ứng với hai loại cú sốc đầu ở trên. Bên cạnh các cú sốc đồng thời này, chúng tôi bổ sung thêm cú sốc tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp (Kịch bản 3 và 4). Sự gia tăng đầu tư nước ngoài sẽ góp phần tăng lượng vốn sẵn có trong các lĩnh vực có đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mô hình của chúng tôi là một mô hình tĩnh, nên không có mô hình hoá trực tiếp các dòng đầu tư vốn bổ sung. Các dòng đầu tư này chỉ đơn thuần là một hình thức khác của cầu trên thị trường hàng hoá. Các dữ liệu về cơ cấu vốn công nghiệp ở Việt Nam cho thấy người nước ngoài nắm giữ khoảng 35% vốn trong các ngành công nghiệp. Sự gia tăng gấp đôi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sắp tới sẽ làm tăng thêm khoảng 35% lượng vốn trong các ngành công nghiệp. Chúng tôi mô hình hóa cú sốc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở đưa vào sự gia tăng này22. Về cơ sở kinh tế vĩ mô, các quy tắc được sử dụng trong tất cả các kịch bản là các quy tắc sau : - cân bằng tiết kiệm-đầu tư được thực hiện thông qua điều chỉnh đầu tư; - cân bằng ngân sách được thực hiện thông qua điều chỉnh tiết kiệm của Chính phủ; - cân bằng cán cân vãng lai được thực hiện thông qua điều chỉnh tỷ giá thực tế. Mỗi mô phỏng được xem xét dưới hai giả thiết cơ sở của thị trường lao động: đủ việc làm (điều chỉnh thông qua lương) ; thiếu việc làm với tính cứng nhắc của tiền lương (điều chỉnh thông qua lương và cung lao động), phản ánh rõ hơn phương thực vận hành của thị trường lao động ở Việt Nam. Tất cả các mô phỏng đều được thực hiện cho thời hạn 5 năm kể từ năm 2004, được coi là năm cơ sở. Tất cả các kịch bản mô phỏng được giới thiệu trong Bảng 15 và các tham số của các kịch bản này được trình bày tại Phụ lục E. 22 Trên thực tế, sự gia tăng đầu tư nước ngoài không chỉ tập trung trong lĩnh vực công nghiệp và có cả dịch vụ (văn phòng, khách sạn, du lịch...). Tuy nhiên, do không có các số liệu về tỷ lệ góp vốn nước ngoài trong các ngành này, cho nên khó đánh giá được mức gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ; do đó, chúng tôi tạm thời chỉ tính đến tác động của sự gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp. 56/82
  6. Bảng 15 : Miêu tả các kịch bản mô phỏng Cơ sở của thị trưởng lao động Mềm dẻo Cứng nhắc Cú sốc bên ngoài (đủ việc làm) (thiếu việc làm với tính cứng nhắc về lương) Giảm thuế nhập khẩu và tăng nhu cầu Kịch bản 1 : Kịch bản 2 : xuất khẩu hàng dệt may COMEXflex COMEXrig Giảm thuế nhập khẩu và tăng nhu cầu Kịch bản 3 : Kịch bản 4 : xuất khẩu hàng dệt may COMEX+flex COMEX+rig + Tăng 35% nguồn vốn trong các ngành công nghiệp Các kết quả mô phỏng gộp chính Xét trên bình diện các tập hợp kinh tế vĩ mô, hai kịch bản đầu, kết hợp giữa giảm thuế hải quan và tăng nhu cầu xuất khẩu, chỉ có tác động hạn chế đối với GDP thực tế, tác động là bằng 0 trong kịch bản theo giả thiết sử dụng hết các yếu tố (trong kịch bản 1, chỉ quan sát được tác động tái phân bổ các yếu tố sản xuất) và tác động là tích cực trong kịch bản theo giả thiết không sử dụng hết các yếu tố sản xuất (Bảng 16). Tuy nhiên, các dòng trao đổi thương mại tăng rất mạnh cùng với việc tăng kim ngạch nhập khẩu khoảng 3,6 % (tương ứng là 3,8%) và tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,5% (tương ứng là 1,9%) đối với kịch bản 1 (tương ứng là 2). Sự gia tăng các dòng trao đổi thương mại này diễn ra cùng với xu hướng tăng giá của tiền đồng Việt Nam gắn với tăng nhu cầu xuất khẩu. Tác động kinh tế vĩ mô bổ sung gắn với tăng lượng vốn trong các ngành công nghiệp (kịch bản 3 và 4) dẫn đến những hệ quả tương đối rõ nét hơn: GDP thực tế tăng 2,2% (tương ứng 3,3%), trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 6,3% (tương ứng 7,1%) và kim ngạch xuất khẩu tăng 5,8% (tương ứng 7,0%) trong kịch bản 3 (tương ứng kịch bản 4). Bảng 16 : Các kết quả mô phỏng – Các tập hợp kinh tế vĩ mô Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 0,4 2,2 3,3 GDP thực tế 44 164,7 0.0 1,9 5,8 7,0 Xuất khẩu 24 189,5 1.5 3,8 6,3 7,1 Nhập khẩu 25 365,9 3.6 -1,5 -2,4 -1,8 Tỷ giá 100,0 -1.7 Ghi chú : Những giá trị của năm gốc được trình bày trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày theo tỷ lệ % biến động. Tỷ giá : Giảm tỷ giá tương ứng với sự tăng giá của tiền đồng. Hiện tượng tác động kinh tế vĩ mô đạt mức cao trong tất cả các kịch bản thực hiện theo giả thiết không sử dụng hết các yếu tố lao động (kịch bản 2 và 4) không có gì đáng ngạc nhiên : trong bối cảnh của cú sốc về cầu, tác động bổ sung đối với GDP thu được là do tăng tỷ lệ việc làm. Cơ chế cũng diễn ra tương tự trong trường hợp tăng lượng vốn 57/82
  7. trong các ngành công nghiệp (kịch bản 3 và 4) : sự gia tăng này có tác động trực tiếp đến năng lực sản xuất của nền kinh tế. Liên quan đến thu nhập từ thuế (Bảng 17), việc cắt giảm thuế hải quan sẽ làm giảm nguồn thu nhập từ thuế. Xét trong giai đoạn tương lai (Ex ante), việc cắt giảm thuế hải quan sẽ làm giảm 5,6% nguồn thu từ thuế hải quan (chiếm 0,8% ngân sách Nhà nước). Xét trong giai đoạn quá khứ (Ex post), sự thâm hụt nguồn thu từ thuế do các biện pháp tự do hoá được bù đắp một phần bởi xu hướng tăng khối lượng nhập khẩu (mức giảm nguồn thu từ thuế hải quan trong giai đoạn quá khứ (ex post) chỉ là 4,0% trong kịch bản 1) và bởi việc tăng các nguồn thu từ thuế khác (với thuế suất không đổi). Nguồn thu thuế của Việt Nam chủ yếu dựa trên các loại thuế thu nhập của các thiết chế (doanh nghiệp, hộ gia đình), hoặc ở cấp độ các ngành, lĩnh vực hoạt động (thuế giá trị gia tăng, thuế đánh vào sản xuất), hoặc thuế đối với hàng hoá tiêu dùng (thuế tiêu thụ đặc biệt). Trong khi đó, hiện tượng phân bổ lại các yếu tố gây ra bởi cú sốc giảm thuế hải quan và tăng nhu cầu xuất khẩu chỉ xảy ra trong các ngành, lĩnh vực có tỷ lệ đánh thuế tương đối cao. Ngoài ra, các cú sốc này có tác động tích cực đối với thu nhập của các thiết chế, góp phần làm tăng nhẹ nguồn thu từ thuế trực thu. Bảng 17 : Các kết quả mô phỏng – Thu nhập của Nhà nước Cấu Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 trúc Những chuyển giao của phần -1,7 -1,5 -2,4 -1,8 202,8 2,2% còn lại của thế giới 2,4 3,1 -1,2 1,1 Thuế trực thu 2 794,3 30,8% 1,6 2,3 -0,3 1,9 Thuế đối với các yếu tố 1 122,5 12,4% -4,7 -4,3 -3,4 -2,0 Thuế nhập khẩu 1 359,5 15,0% 3,3 3,6 1,3 2,2 Thuế giá trị gia tăng 1 506,7 16,6% 0,8 1,2 4,1 5,5 Thuế đối với hoạt động sản xuất 1 701,5 18,7% 0,9 1,3 4,0 5,3 Thuế đối với hàng tiêu dùng 387,6 4,3% 0,9 1,5 0,2 1,8 Tổng 9 074,9 100,0% Ghi chú : Những giá trị của năm gốc được trình bày trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày theo tỷ lệ % biến động. Phân bổ lại việc làm giữa các ngành Ở cấp độ ngành, tác động kết hợp của việc giảm thuế hải quan và tăng nhu cầu xuất khẩu (kịch bản 1 và 2) dẫn đến việc phân bổ lại các yếu tố, tập trung vào ngành dệt (Bảng 18). Ngành dệt là ngành có nhu cầu xuất khẩu cao nhất: Việc gia nhập WTO sẽ làm tăng gần 40% nhu cầu các sản phẩm dệt của Việt Nam 23. Cú sốc về nhu cầu xuất khẩu này sẽ làm tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong ngành dệt từ 10% lên hơn 25% 23 Mô hình không phân biệt các vùng trên thế giới : các luồng trao đổi ngoại thương chỉ tập trung vào một vùng duy nhất là « Phần còn lại của Thế giới ». 58/82
  8. tuỳ theo các kịch bản. Mức tăng mạnh nhất thu được từ các kịch bản có đưa vào cú sốc về lượng vốn (kịch bản 3 và 4), nhất là dưới giả thiết không sử dụng hết các yếu tố (kịch bản 4). Trong kịch bản thứ nhất, lượng lao động (và lượng vốn) là cố định trong nền kinh tế, nhưng thay đổi tuỳ theo từng lĩnh vực. Cú sốc về cầu ở cấp độ ngành dẫn đến việc phân bổ lại yếu tố lao động từ các ngành khác tập trung vào ngành dệt, và do đó các ngành khác kia có hàm lượng giá trị gia tăng giảm đi (biết rằng lượng vốn là cố định trong từng ngành cũng như trên bình diện tổng thể). Xét giá trị tương đối, các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngành luyện kim và ngành sản xuất phân bón. Xét giá trị tuyệt đối, các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngành dầu khí, các ngành dịch vụ khác, ngành bất động sản, ngân hàng và viễn thông. Các kết quả này cũng còn nguyên giá trị dưới giả thiết không sử dụng hết yếu tố lao động (kịch bản 2) mặc dù là với tỷ lệ thấp hơn. 59/82
  9. Bảng 18 : Kết quả mô phỏng – Giá trị gia tăng theo từng ngành Ngành, lĩnh vực Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Nhóm ngành 1 10 749 -1,4 -0,7 -1,0 0,3 Trong đó Gạo 3 400 -1,9 -1,0 -0,6 1,0 Cà-phê 409 -5,1 -4,3 -7,2 -5,8 Mía đường 206 0,5 1,3 7,1 8,6 Nhóm ngành 2 15 375 0,9 2,1 8,0 10,2 Trong đó Xi măng 298 4,4 5,9 13,8 17,0 Dệt may 1 277 25,7 27,0 49,2 52,1 Hoá chất 798 -3,2 -1,6 6,6 9,6 Nhóm ngành 3 14 592 -1,3 -0,1 1,0 2,9 Trong đó Xây dựng 2287 1,8 2,4 1,7 3,6 Thương mại 4 124 2,2 3,4 10,6 12,9 Vận tải 862 -3,6 -2,4 -2,3 -0,6 Ghi chú : Các giá trị của năm gốc được giới thiệu trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày dưới dạng tỷ lệ % biến động. Trong các ngành mở cửa mạnh nhất, trừ ngành dệt may (có nhu cầu xuất khẩu tăng rất cao), tác động của việc giảm thuế hải quan và các cú sốc về cầu xuất khẩu (Kịch bản 1 và 2) là âm. Lý do là vì đồng Việt Nam lên giá làm tăng giá của các sản phẩm không trao đổi so với mức giá của sản phẩm trao đổi. Các cơ chế này là lý do giải thích cho sự suy giảm về giá trị gia tăng trong các ngành nông nghiệp trong 2 kịch bản đầu. Ngược lại, các sản phẩm không trao đổi, đặc biệt là thương mại và xây dựng lại được hưởng lợi từ sự lên giá của Đồng Việt Nam . Trong 2 kịch bản cuối (3 và 4), sự gia tăng lượng vốn trong các ngành sản xuất bù đắp lại một phần tác động tiêu cực của việc Đồng Việt Nam lên giá trong hầu hết các ngành khác. Sự gia tăng lượng vốn trong các ngành sản xuất có tác động tích cực đối với tất cả các ngành khác, đặc biệt là các ngành cung cấp sản phẩm trung gian cho các ngành sản xuất (xi măng, hóa chất...). Trong tất cả các kịch bản, nhóm ngành 2 (công nghiệp) là nhóm được hưởng lợi chính từ việc gia nhập WTO, sau đó đến nhóm ngành thứ 3 (dịch vụ), với mức hưởng lợi không đáng kể. Những sự tái phân bổ lại giữa các ngành này diễn ra cùng với sự biến động về giá của các yếu tố, đặc biệt là tỷ lệ tiền lương của các loại lao động. Các số liệu trong Bảng 19 cho thấy các cú sốc được mô phỏng tạo một sức ép rất lớn đến việc tăng lương, kế cả dưới giả thiết không sử dụng hết yếu tố lao động. Trong trường hợp này, sức ép lên thị trường lao động được giải quyết bằng việc tăng tỷ lệ tiền lương và tăng lượng lao động. 60/82
  10. Bảng 19 : Các kết quả mô phỏng – Tỷ lệ tiền lương và nhu cầu đối với từng loại lao động Tỷ lệ tiền lương Cơ sở Tỷ lệ biến động (%) Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Nông thôn Nam giới Không có tay nghề 0,298 0,4 0,5 5,3 3,4 Có tay nghề một phần 0,606 1,5 1,0 5,8 3,7 Có tay nghề cao 1,620 1,0 0,6 0,1 0,6 Nữ giới Không có tay nghề 0,179 1,1 0,8 6,3 3,9 Có tay nghề một phần 0,413 2,8 1,5 7,9 4,6 Có tay nghề cao 0,853 0,8 0,5 2,2 1,5 Đô thị Nam giới Không có tay nghề 0,740 2,3 1,5 6,4 4,3 Có tay nghề một phần 2,027 0,9 0,7 4,0 2,8 Có tay nghề cao 6,288 1,2 0,7 3,3 2,1 Nữ giới Không có tay nghề 0,611 3,9 2,1 11,1 6,5 Có tay nghề một phần 1,542 5,2 2,7 8,5 5,0 Có tay nghề cao 2,806 1,3 0,8 2,2 1,8 Nhu cầu lao động Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Nông thôn Nam giới Không có tay nghề 14 982 0,3 1,9 Có tay nghề một phần 2 194 0,6 2,0 Có tay nghề cao 465 0,4 0,4 Nữ giới Không có tay nghề 17 235 0,5 2,1 Có tay nghề một phần 1 781 0,9 2,5 Có tay nghề cao 292 0,3 0,9 Đô thị Nam giới Không có tay nghề 2 783 0,9 2,4 Có tay nghề một phần 958 0,4 1,6 Có tay nghề cao 407 0,4 1,2 Nữ giới Không có tay nghề 3 226 1,2 3,2 Có tay nghề một phần 899 1,5 2,6 Có tay nghề cao 378 0,5 1,0 Ghi chú : : Các giá trị của năm gốc được giới thiệu trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày dưới dạng tỷ lệ % biến động. Sức ép đối với thị trường lao động do các cú sốc được mô phỏng gây ra có mức độ mạnh hay yếu tùy theo từng loại lao động. Lao động nữ không có tay nghề hoặc hoăc có tay nghề một phần ở đô thị là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng tăng lương, do nhu cầu về loại lao động này trong ngành dệt là rất cao : Trong các kịch bản 1 và 3 (sử dụng hết các yếu tố), mức độ tăng lương cao hơn trong các kịch bản 2 về 4 (sử dụng không hết các yếu tố) ở đó mức tăng lương thấp hơn nhưng lại kèm theo tăng nhu cầu lao động đối với các yếu tố này. Trong tất cả các kịch bản, lương của nữ giới đều tăng ở mức cao hơn nam giới (độ chênh lệch là 5 điểm trong kịch bản 3), đặc biệt là đối với lao động giản đơn hoặc có tay nghề một phần, là lực lượng lao động chiếm số lượng rất đông trong ngành dệt may. Việc gia nhập WTO sẽ góp phần giảm sự cách biệt về tiền lương giữa hai giới. 61/82
  11. Mức độ tác động khác nhau đối với thu nhập đô thị/nông thôn và theo vùng Những biến động về giá và lượng sau đó sẽ được truyền vào mô hình mô phỏng vi mô phù hợp với các quy tắc giới thiệu trong phần trước. Thu nhập của các hộ gia đình được tạo thành từ một tập hợp các loại thu nhập khác nhau với mức biến động khác nhau tùy theo từng ngành (đối với thu nhập từ các hoạt động độc lập) hoặc yếu tố (đối với thu nhập từ các hoạt động làm công ăn lương). Tác động của các cú sốc được mô phỏng đối với ba loại thu nhập được trình bày trong Bảng 20. Tất cả các loại thu nhập đều tăng, trừ thu nhập ngoài hoạt động, vì nó phụ thuộc một phần vào lượng chuyển giao cố định từ bên ngoài và giá trị của đồng Việt Nam giảm. Thu nhập ở đô thị từ các hoạt động làm công và hoạt động độc lập có mức tăng cao nhất : Trong kịch bản cuối cùng, mức tăng này là 17,7% đối với thu nhập từ lương và 12,5% đối với thu nhập từ các hoạt động độc lập. Bảng 20 : Các kết quả kinh tế vi mô – Thu nhập của các hộ gia đình Tỷ lệ biến động (%) Thu nhập từ các hoạt động Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 làm công ăn lương 17 737,6 2,5 4,9 6,2 13,8 Đô thị 5 336,7 0,8 2,2 5,5 9,9 Nông thôn 8 623,7 1,3 3,0 5,7 11,1 Cả nước Thu nhập từ các hoạt động độc lập Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 2,9 3,1 10,7 11,8 Đô thị 15 772,2 0,6 0,9 6,7 7,6 Nông thôn 12 640,3 1,1 1,4 7,5 8,5 Cả nước 13 470,4 Thu nhập ngoài hoạt động Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 0,0 0,1 -0,3 -0,1 Đô thị 11 552,6 0,0 0,1 -0,1 0,0 Nông thôn 3 994,1 0,0 0,1 -0,2 0,0 Cả nước 5 997,5 Thu nhập theo đầu người Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 1,8 2,1 5,9 7,3 Đô thị 10 657,6 0,4 0,7 4,1 5,0 Nông thôn 5 009,3 0,8 1,1 4,6 5,6 Cả nước 6 466,4 Ghi chú : : Các giá trị của năm gốc được giới thiệu trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày dưới dạng tỷ lệ % biến động. Ở cấp độ tập hợp, tăng thu nhập từ hoạt động dẫn đến tăng thu nhập theo đầu người cả ở khu vực nông thôn và thành thị, với mức tăng ở thành thị cao hơn : tùy theo từng kịch bản, mức tăng thu nhập theo đầu người ở đô thị cao hơn khu vực nông thôn từ 2 đến 5 lần. Mức chênh lệch này thể hiện những hệ quả tác động khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực: các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở đô thị là những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ việc gia nhập WTO (cùng với ngành dịch vụ, trong một chừng 62/82
  12. mực nhất định), trong khi đó tác động đối với ngành nông nghiệp, hoạt động chủ yếu ở nông thôn, nhìn chung ở mức độ thấp hơn. Thu nhập theo đầu người tăng lên sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói. Về vấn đề này, mô hình mô phỏng vi mô được xây dựng dựa trên các dữ liệu từ cuộc điều tra VHLSS và các dữ liệu này cho phép thực hiện phân tích cho từng vùng (Bảng 21)24. Tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh nhất trong các khu vực đô thị. Kết quả này được giải thích một phần bởi xu thế tăng lương ở đô thị (xem phần trên) và bởi vì tỷ lệ nghèo đói ở đô thị thấp hơn. Do vậy, chỉ cần tăng 1% thu nhập trung bình theo đầu người cũng đủ để làm cho tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh : trong kịch bản 2, tăng 1% thu nhập bình quân đầu người sẽ làm giảm tỷ lệ nghèo đói xuống 3,6% ở đô thị và chỉ có 1,9% ở nông thôn. Bảng 21 : Các kết quả kinh tế vi mô - Tỷ lệ nghèo đói Tỷ lệ biến động (%) Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Đô thị Kịch bản 4 Đồng bằng sông Hồng 4,7 -2,7 -8,8 -11,7 -36,2 6,9 -4,3 -14,2 -18,6 -28,2 Đông Bắc 6,6 0,0 0,0 0,0 -14,7 Tây Bắc 7,0 -16,5 6,6 -10,5 -48,3 Duyên hải Bắc Trung Bộ 5,2 0,0 -15,0 -6,9 -41,3 Duyên hải Nam Trung Bộ 10,0 0,0 0,0 -4,1 -14,1 Tây Nguyên 0,9 0,0 -10,5 -23,6 -10,5 Đông Nam Bộ 8,3 -2,9 -9,3 -0,8 -42,9 Đồng bằng sông Mêkông 4,7 -3,4 -7,5 -8,4 -33,8 Trung bình đô thị Nông thôn Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 17,5 0,1 -2,1 -8,1 -8,8 Đồng bằng sông Hồng 33,4 0,7 0,4 -4,6 -7,9 Đông Bắc 55,2 1,2 0,1 -2,6 -4,9 Tây Bắc 39,0 -1,9 -2,2 -4,5 -8,8 Duyên hải Bắc Trung Bộ 25,3 -0,2 -2,5 -7,0 -8,0 Duyên hải Nam Trung Bộ 33,9 0,0 0,7 -7,8 -10,9 Tây Nguyên 10,0 0,3 0,3 -14,0 -18,5 Đông Nam Bộ 16,6 -2,6 -2,7 -15,6 -18,7 Đồng bằng sông Mêkông 24,6 -0,6 -1,3 -7,5 -10,3 Trung bình nông thôn Cả nước Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 14,7 -0,1 -2,5 -8,4 -10,7 Đồng bằng sông Hồng 28,4 0,5 -0,3 -5,2 -8,8 Đông Bắc 48,9 1,2 0,1 -2,6 -5,1 Tây Bắc 34,8 -2,3 -2,0 -4,7 -9,8 Duyên hải Bắc Trung Bộ 19,6 -0,2 -3,4 -6,9 -10,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 27,3 0,0 0,6 -7,4 -11,2 Tây Nguyên 5,1 0,3 -0,8 -15,0 -17,7 Đông Nam Bộ 15,0 -2,6 -3,5 -14,0 -21,4 Đồng bằng sông Mêkông 19,5 -0,8 -1,7 -7,5 -11,8 Trung bình nông thôn 24 Cũng cần nhắc lại rằng mô hình EGC không mô tả sự vận hành của các thị trường ở phạm vi cả nước. Nói cách khác, mô hình được xây dựng dựa trên giả thiết hội nhập hoàn hảo các thị trường hàng hóa và yếu tố sản xuất ; những biến động về giá và lượng không khác biệt nhau giữa các vùng. Tuy nhiên, những biến động này có mức độ khác nhau về khả năng cung ứng các yếu tố sản xuất và về cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình. 63/82
  13. Ghi chú : : Các giá trị của năm gốc được giới thiệu trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày dưới dạng tỷ lệ % biến động. Ở cấp độ vùng, các kết quả cũng trái ngược : những vùng có nhiều lao động làm việc trong ngành dệt may có tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh nhất : tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh nhất trong vùng Đông Nam Bộ (bao gồm cả TP HCM), đồng bằng sông Mê Kông (nơi có tỷ lệ thiếu việc làm cao) và Đông Nam Bộ. Về vấn đề bất bình đẳng (Bảng 22), tác động làm bất bình đẳng tăng lên trong 3 kịch bản đầu, và bất bình đẳng giảm xuống trong kịch bản cuối. Nhìn chung, sự gia tăng bất bình đẳng là không lơn trong giả thiết không sử dụng hết yếu tố lao động (Kịch bản 2 và 4). Lý do là vì sự phân bổ lao động gia tăng theo chiều hướng tăng dần, tức là cung cấp lao động cho những gia đình không có lao động và có thể là gia đình nghèo nhất. Bảng 22 : Các kết quả kinh tế vi mô – Hệ số Gini Tỷ lệ biến động (%) Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 40,9 41,1 41,0 41,2 40,8 Toàn quốc 0,5% 0,2% 0,7% -0,2% 38,0 38,0 37,8 38,1 37,6 Đô thị 0,0% -0,5% 0,3% -1,1% 35,4 35,5 35,4 35,5 35,2 Nông thôn 0,3% 0,0% 0,3% -0,6% Ghi chú : Hệ số Gini được tính toán dựa trên thu nhập theo đầu người và do đó cao hơn so với các hệ số vẫn thường được sử dụng trong các nghiên cứu về phân phối thu nhập ở Việt Nam . Các hệ số này được tính toán dựa trên mức tiêu dùng theo đầu người , do đó thấp hơn hệ số Gini vì có tính đến hiện tượng làm tròn số tiêu dùng. Sự biến đổi về tình trạng bất bình đẳng trên phạm vi toàn quốc là kết quả của sự biến đổi bất bình đẳng trong khu vực đô thị và nông thôn và giữa các vùng với nhau. Nghiên cứu sự biến đổi tình trạng bất bình đẳng trong khu vực đô thị và nông thôn cho thấy bất bình đẳng tăng rất ít, thậm chí còn có xu hướng giảm. Như vậy, hiện tượng bất bình đẳng gia tăng trên phạm vi toàn quốc chủ yếu là hệ quả của sự gia tăng bất bình đẳng giữa các vùng, gắn với hiện tượng tăng mạnh thu nhập ở đô thị (xem Bảng 20). Trong kịch bản 4, bất bình đẳng giữa đô thị-nông thôn được bù đắp bởi sự suy giảm bất bình đẳng bên trong khu vực đô thị. Sự gia tăng bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị bắt nguồn từ một cơ chế tương đối đơn giản : Các số liệu trong Bảng 21 cho thấy thu nhập từ lao động (và, trong trường hợp của kịch bản 2 và 4, từ cầu lao động) tăng ở thành thị manh hơn so với nông thôn. Điều này đúng với tất cả các loại lao động. Mức độ tác động khác nhau này xuất phát từ một cơ chế khác: lao động ở thành thị chủ yếu được sử dụng trong các ngành co mức giá trị gia tăng tăng cao sau khi gia nhập WTO. Sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn không phải là điều mới ở Việt Nam . Glewwe (2000) đã cho thấy rằng sự gia tăng bất bình đẳng trong những năm 1990 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chủ yếu gắn với tình trạng bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn. Điều đã được khẳng định trong cuộc điều tra VASS (2006) cho 64/82
  14. giai đoạn 1993-2004. Trong trường hợp gia nhập WTO, sự gia tăng này có thể không nhiều do thu nhập từ lao động tăng ở mức từ từ: tăng thu nhập từ lao động fiản đơn có mức cao hơn so với tăng thu nhập từ lao động có tay nghề. Cuói cùng, cần phải nhấn mạnh rằng, trong mô hình của chúng tôi đã đánh giá thấp tác động của cú sốc gia nhập WTO đối với tình trạng bất bình đẳng, bởi vì chúng tôi dựa trên giả thiết luân chuyển hoàn hảo của yếu tố lao động, tức là nhân công được di chuyển tự do. Giả thiết này chưa được kiểm chứng ở Việt Nam , do ở Việt Nam có những biện pháp kiểm soát đối với dòng di cư trong nước. Trong giai đoạn tới, sẽ cần phải đưa vào việc mô hình hóa quá trình tái phân bổ lao động. Kết luận Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đặt trong khuôn khổ chung của những chính sách kinh tế, thương mại mà Việt Nam đã thực hiện trong những năm qua. Điều này cho phép chúng tôi tương đối hóa tác động của sự kiện này vì nó nằm trong cả một quá trình dài Việt Nam nỗ lực tự do hóa thương mại và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Lịch sử phát triển kinh tế thời gian qua cho thấy những Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết (ASEAN, USBTA...) đã có những tác động quan trọng đối với sự tăng trưởng của Việt Nam. Như đã nêu trong báo cáo của Abott, Bentzen và Tarp (2007), những nghiên cứu cho giai đoạn tương lai (ex ante) có xu hướng đánh giá thấp tác động của các chính sách này. Trong trường hợp của WTO, những cam kết của Việt Nam có phạm vi rất rộng, chứ không chỉ dừng lại ở một thỏa thuận cắt giảm thuế quan đơn thuần. Những cam kết này liên quan đến tất cả các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế, điều này làm cho việc mô hình hóa tác động khó khăn hơn. Vì vậy, phần lớn các nghiên cứu thực hiện trước đây đều giới hạn ở việc đánh giá tác động về mặt thuế quan, dựa trên những giả thiết tạm thời trong bối cảnh quá trình đàm phán gia nhập chưa kết thúc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng đi xa hơn một bước trong ba lĩnh vực: thứ nhất, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên (cùng với CEPII/ISD, - 2007) tính đến các nội dung cụ thể của Hiệp định WTO liên quan đến các cam kết tự do hóa thương mại của Việt Nam và cả các cam kết của các thành viên WTO đối với Việt Nam; thứ hai, tính thiết thực của các kết quả nghiên cứu của chúng tôi xuất phát từ - việc chúng tôi không chỉ đánh giá tác động của việc cắt giảm bảo hộ hải quan (trên thực tế, tác động này chỉ ở mức độ khiêm tốn) mà cả tác động của việc tăng nhu cầu trên thị trường nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam (tiếp cận thị trường nước ngoài tốt hơn) và tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (điều này trước đây chưa được nghiên cứu). cuối cùng, chúng tôi đi xa hơn một bước so với phần lớn các nghiên cứu trước - đây có sử dụng các mô hình EGC, vì chúng tôi có sử dụng một mô hình mô phỏng vi mô đơn giản giúp đưa ra được giả thiết về tác nhân tiêu biểu và nghiên cứu tác động của WTO đối với tình hình phân phối thu nhập. 65/82
  15. Những mô phỏng đầu tiên được thực hiện dựa trên mô hình mô phỏng vi mô của chúng tôi cho thấy việc gia nhập WTO sẽ có bốn loại tác động chính đối với tình hình phân phối thu nhập (lưu ý là mô hình của chúng tôi là mô hình tĩnh, không cho phép đánh giá mức tăng thu nhập tổng thể) : tăng việc làm, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp là các ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ WTO; tăng lương thực tế ; giảm tỷ lệ bất bình đẳng giữa nam và nữ ; tăng bất bình đẳng giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Trong từng lĩnh vực trên, những biến động được chỉ ra trong mô hình vẫn đi theo những xu hướng trước đây. Kết quả này không quá ngạc nhiên vì ở trên chúng tôi đã nhấn mạnh rằng WTO không phải là một cú sốc biệt lập mà nó là bước tiếp nối và nằm trong một quá trình dài Việt Nam nỗ lực hội nhập quốc tế. Chúng tôi cũng ghi nhận là các kết quả về biến động của tình trạng bất bình đẳng giữa các vùng thống nhất với các kết quả rút ra từ các công trình nghiên cứu mới đây về vấn đề này, được giới thiệu trong phần 3 của nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả này (là điều kiện cho các giả thiết được thực hiện trong mô hình của chúng tôi) cho thấy sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp hỗ trợ quá trình gia nhập WTO và nắm bắt các cơ hội do WTO mang lại. Về khía cạnh này, cần tập trung vào 3 vấn đề quan trọng: xu hướng di cư trong nước sẽ có tác động mang tính quyết định đối với sự điều - chỉnh tiền lương ; dĩ nhiên, chính sách di dân mà Việt Nam áp dụng cần phải tính đến những khía cạnh xã hội khác (giảm di dân từ nông thôn ra các thành phố lớn nhằm kiểm soát sự phát triển quá mạnh của đô thị) ; nhưng xu thế tăng di dân trong nước là khó tránh khỏi trước nhu cầu phân bổ lại một cách hài hòa (không gây sức ép tiền lương quá lớn) việc làm giữa các ngành, lĩnh vực. Đơn giản hóa thủ tục đăng ký hộ khẩu là việc làm cần thiết; cần thiết có các chính sách phát triển vùng nhằm giảm cách biệt giữa các vùng - và giữa nông thôn và thành thị ; tình trạng tập trung vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hai thành phố lớn (Hà Nội và TP HCM, là những nơi đã có nhiều việc làm) sẽ chỉ làm tăng thêm sự cách biệt này (chung tôi đã không đưa được vấn đề này vào mô hình của chúng tôi); Nhà nước cần phải có biện pháp để tái phân phối lại những lợi ích thu được từ WTO giành cho những vùng nghèo nhất (ví dụ vùng Tây Bắc) là những vùng sẽ không được hưởng lợi (thậm chí còn bị thiệt hại) từ việc gia nhập WTO; cuối cùng, các chính sách hỗ trợ lao động mất việc làm cũng cần phải được đẩy - mạnh và mở rộng, vì sau khi gia nhập WTO, những sự phân bổ lại lao động giữa các ngành, lĩnh vực sẽ có xu hướng tăng lên, và ngay trong nội bộ mỗi ngành cũng sẽ có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, lượng việc làm trong các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ giảm đi (điều này chưa được đánh giá trong các mô phỏng của chúng tôi). Nghiên cứu của chúng tôi cũng gợi ý một số hướng suy nghĩ nhằm nâng cao hiểu biết về những hiện tượng này. Trước tiên, hiểu biết của chúng ta về việc làm và phương thức vận hành của thị trường lao động ở Việt Nam (kể cả vai trò của khu vực kinh tế không chính thức) vẫn còn sơ sài. Cuộc điều tra về việc làm do Tổng cục thống kê tiến hành vào tháng 8/2007 sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu hơn về vấn đề này. 66/82
  16. Cũng cần tìm hiểu sâu hơn về ngành dệt ở nông thôn, về sự hội nhập của các hoạt động này vào ngành dệt của cả nước và về sự phản ứng của ngành này trước xu thế mở cửa thị trường. Những hiểu biết này là rất cần thiết để có thể đánh giá được chính xác tác động của WTO đối với toàn ngành dệt nói chung. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng một ma trận hạch toán xã hội (MCS) mới, cập nhật thay MCS cũ (mà một số dữ liệu đã quá cũ, có từ 10 năm trước ; xem tài khoản của các hộ gia đình), để có thể đưa vào những biến đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Cuối cùng, cần phải có những đánh giá sâu hơn về tác động kinh tế vi mô của việc gia nhập WTO. Những gợi ý nghiên cứu này có thể đi theo hai hướng. Một mặt, cần có những nghiên cứu theo ngành nhằm tìm hiểu một cách sâu sắc những biến chuyển trong một số ngành chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam (tài chính, phân phối, công nghệ mới...). Mặt khác, cần đẩy mạnh những cố gắng trong việc mô hình hóa cả ở cấp độ kinh tế vĩ mô (đưa vào những biến động và những khiếm khuyết của thị trường trong mối liên hệ với các tác động có thể có của WTO – dịch vụ, cạnh tranh...), kinh tế vi mô và kết hợp vĩ mô-vi mô (đưa vào các hàm hành vi ứng xử cá nhân, các mô hình vi mô-vĩ mô tổng hợp...). 67/82
  17. Tài liệu tham khảo Abbott P., Bentzen J. et Tarp F. (2007), « Vietnam’s WTO accession: Lessons from Past Trade Agreements », Mimeo, Central Institute of Economic Management (CIEM), Hanoi, Vietnam. Annabi N., Cissé F., Cockburn J. et Decaluwé B. (2005), « Trade Liberalisation, Growth and Poverty in Senegal : a Dynamic Microsimulation CGE Model Analysis », CIRPEE Working Paper N°05-12. Asian Development Bank et alii (2006), Vietnam Development Report 2006; Business, Joint Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting, Hanoi, December. Asian Development Bank et alii (2005), Vietnam Development Report 2005; Business, Joint Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting, Hanoi, December. Athukorala P. (2007), “Trade Policy Reforms and the Structure of Protection in Vietnam”, World Economy, forthcoming. Bannister G. et Thugge K. (2001), « International Trade and Poverty Alleviation », IMF Worlking Paper N°01/54. Banque mondiale (2005), Global Economic Prospects and the Developing Countries 2005, Washington, D.C., Banque mondiale. Banque mondiale (2005), Global Economic Prospects 2005, Washington D.C., The World Bank. Bchir H. M., Decreux Y., Guérin J.-L et Jean S. (2002), « MIRAGE, a Computable General Equilibrium Model for Trade Policy Analysis », CEPII, Document de Travail No. 2002-17, Décembre. Bourguignon F. (2003), « The growth elasticity of poverty reduction: explaining heterogeneity across countries and time periods », in T. Eichler et Turnovsky S., Growth and Inequality, MIT Press, Cambridge. Bridges (2006), “Vietnam nears end of long road to WTO accession”, Volume 10, Number 27, 26th July, ICTSD. Bridges (2006), “WTO members approve Vietnam’s accession”, Volume 10, Number 37, 8th November, ICTSD. CEPII/ISD (2007), Evaluation de l’impact pour le Vietnam de l’adhésion à l’OMC, Etude réalisée pour le Forum franco-vietnamien. Chaponnière, Cling J.-P et Bin (2007), « Vietnam Following in China Footsteps : The Third Wave of Emerging Asian Economies », WIDER Conference on Southern Engines of Global Grwth : China, India, Brazil and South Africa, Helsinki, 7-8 Septembre 2007. 68/82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2