Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU<br />
TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM KHUẨN NIỆU KHÔNG TRIỆU CHỨNG<br />
Ở THAI PHỤ TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ<br />
Lê Triệu Hải*, Nguyễn Duy Tài**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giới thiệu: Tổng phân tích nước tiểu (TPTNT) là một xét nghiệm thực hiện thường qui ở nhiều phòng<br />
khám. Cấy nước tiểu định lượng là phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, xét<br />
nghiệm này có một số bất lợi gồm chi phí cao, cần nhân lực đã qua đào tạo, sự không thuận tiện để lấy nước tiểu.<br />
Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, tiên đoán âm của TPTNT trong chẩn<br />
đoán NKNKTC ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ tại BVPSQTSG từ 1/2010 đến 6/2010.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi so sánh xét nghiệm TPTNT<br />
với tiêu chuẩn vàng là cấy nước tiểu ở 281 phụ nữ mang thai khám tại Bệnh viện Phụ sản Quốc tế sài Gòn từ<br />
1/2010 đến 6/2010.<br />
Kết quả: 21 trường hợp (7,5%) được xác định có nhiễm khuẩn niệu có ý nghĩa dương tính với ≥ 105 khúm<br />
vi khuẩn/ ml nước tiểu. Những vi sinh vật chính phân lập là Streptococcus spp.(57,2%), Proteus mirabilis<br />
(19%), Klebsiella pneumoniae (14,3%), Escherichia coli (9,5%). Độ nhạy, độ đặc hiệu của TPTNT là 14,3% và<br />
87,3%. Giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm là 8,3% và 92,7%.<br />
Kết luận: TPTNT có độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tốt, do vậy có thể giảm những trường hợp có kết quả<br />
TPTNT âm tính được gửi đến phòng xét nghiệm để cấy.<br />
Từ khóa: Giá trị chẩn đoán, tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, nhiễm trùng niệu không triệu chứng,<br />
thai phụ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DIAGNOSTIC VALUE OF URINALYSIS IN DIAGNOSTING ASYMPTOMATIC BACTERIURIA IN<br />
PREGNANT WOMEN AT FIRST TRIMESTER<br />
Le Trieu Hai, Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 81 - 87<br />
Urinalysis is one of the most commonly used test in many clinics. The quantitative urine culture is mainly<br />
used to confirm urinary tract infection. However, high cost, need for qualified personnel and inconvenience of<br />
collecting clean-voided specimens are the among the main drawbacks.<br />
Objectives: identify the sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value of<br />
urinalysis in diagnosting asymptomatic bacteruria in pregnant women at first trimester.<br />
Methods: In this study, we compared urinalysis with standard urine culture for 281 pregnant women at<br />
SaiGon International OB & GYN Hospital between January 2010 and June 2010.<br />
Results: Of 281 urine specimens evaluated, 21 cases (7.5%) were determined to have ≥ 105 CFU/ml by the<br />
culture method. The main organisms were Streptococcus spp. (57.2%), Proteus mirabilis (19%), Klebsiella<br />
pneumoniae (14.3%), Escherichia coli (9.5%). The sensitivity and specificity of urinalysis were 14.3% and<br />
87.3%, respectively. The positive predictive value was low (8.3%) while the negative predictive value was very<br />
high (92.7%).<br />
* Bệnh viện phụ sản Quốc Tế ** Bộ môn Sản - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc : GS Nguyễn Duy Tài<br />
ĐT: 0903856439<br />
Email: dr.nguyenduytai@yds.edu.com<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Conclusions: These results suggest that the urinalysis is not a reasonable way for screening asymptomatic<br />
bacteriuria in pregnant women. However, the specificity and the negative predictive value remained strong, so in<br />
cases with normal urinalysis we should not routinely confirm by urine culture.<br />
Keywords: Diagnostic value, urinalysis, asymptomatic bacteruria, pregnant women.<br />
không đủ cao để khuyến cáo là phương tiện tốt<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
trong tầm soát NKN. Sự khác biệt này có thể do<br />
Nhiễm khuẩn niệu (NKN) là một bệnh lý<br />
quần thể nghiên cứu với tác nhân gây bệnh và<br />
thường gặp tại các phòng khám, trong đó nhiễm<br />
phương thức thực hiện xét nghiệm này có phần<br />
khuẩn niệu không triệu chứng (NKNKTC) trong<br />
khác nhau. Tại Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài<br />
thai kỳ gặp phải 5-10%. Phụ nữ mang thai có<br />
Gòn (BVPSQTSG) chưa có nghiên cứu về giá trị<br />
những thay đổi về giải phẫu và sinh lý tạo điều<br />
chẩn đoán của TPTNT trong chẩn đoán NKN ở<br />
kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây<br />
phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ. Cho<br />
nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Để hạn chế biến<br />
nên, việc xác định lại giá trị của xét nghiệm<br />
chứng có thể xảy ra cho thai phụ và thai nhi cần<br />
TPTNT trong tiên đoán bệnh lý NKNKTC ở thai<br />
có chương trình tầm soát và điều trị NKNKTC ở<br />
phụ là quan trọng, nhất là ở tam cá nguyệt đầu.<br />
thai phụ hiệu quả. Năm 2007, trong một nghiên<br />
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với<br />
cứu gộp 14 thử nghiệm lâm sàng của Smaill và<br />
câu hỏi nghiên cứu: “Giá trị của TPTNT trong<br />
cs. đã cho thấy việc điều trị kháng sinh đối với<br />
chẩn đoán NKNKTC ở thai phụ trong 3 tháng<br />
nhiễm khuẩn niệu khơng triệu chứng so với<br />
đầu thai kỳ là như thế nào? ”<br />
không điều trị giúp làm giảm tần suất viêm đài<br />
Mục tiêu chính<br />
bể thận cấp (nguy cơ tương đối (RR) 0,23, KTC<br />
Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên<br />
95% 0,13- 0,41), giảm sanh trẻ nhẹ cân (RR 0,66,<br />
đoán dương, tiên đoán âm của TPTNT trong<br />
KTC 95% 0,49- 0,89)(1).<br />
chẩn đoán NKNKTC ở phụ nữ mang thai ba<br />
Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ(1)<br />
tháng<br />
đầu thai kỳ tại BVPSQTSG từ 1/2010 đến<br />
(HHSPKHK) có khuyến cáo về chiến lược tầm<br />
6/2010.<br />
soát tình trạng NKNKTC bằng cấy nước tiểu<br />
giữa dòng trên các thai phụ ở lần khám thai đầu<br />
tiên vào năm 2000. Tổ chức dịch vụ tiêm phòng<br />
của Hoa Kỳ cũng khuyến cáo mẫu cấy nước tiểu<br />
nên được thực hiện giữa tuần 12-16 của thai kỳ<br />
hay ở lần khám thai đầu tiên (Khuyến cáo mức<br />
độ A)(1). Tuy nhiên, việc tầm soát tình trạng<br />
NKNKTC bằng cấy khuẩn niệu sẽ không hiệu<br />
quả kinh tế khi tần suất lưu hành bệnh thấp. Bên<br />
cạnh đây là một xét nghiệm khá phức tạp, đắt<br />
tiền và tốn thời gian. Trong khi đó TPTNT là<br />
một xét nghiệm nhanh rẻ tiền, đơn giản được<br />
thực hiện thường qui ở nhiều phòng khám thai.<br />
Hiện tại, có sự chênh lệch rất lớn giữa các kết<br />
quả về giá trị của TPTNT trong tầm soát<br />
NKNKTC. Có nghiên cứu cho rằng TPTNT giúp<br />
loại trừ những trường hợp cấy khuẩn niệu âm<br />
tính, từ đó làm giảm áp lực công việc cho phòng<br />
xét nghiệm vi sinh. Nhưng cũng có nghiên cứu<br />
cho rằng TPTNT với độ nhạy và độ đặc hiệu<br />
<br />
82<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Xét nghiệm chẩn đoán.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
281 thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ khám tại<br />
BV Phụ Sản Quốc tế Sài Gòn từ 1-6/2010.<br />
<br />
Tiêu chuẩn nhận vào<br />
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ.<br />
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Có kèm theo một trong các bệnh lý dưới đây:<br />
- Viêm âm đạo, âm hộ.<br />
- Ra huyết âm đạo.<br />
- Sử dụng kháng sinh trong vòng 1 tuần.<br />
- Có triệu chứng nghi nhiễm trùng tiểu (tiểu<br />
gắt, tiểu lắt nhắt, đau hông lưng).<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
- Có tiền căn bệnh lý đường tiết niệu.<br />
- Có bệnh lý cấp tính.<br />
<br />
Cách thức tiến hành<br />
Lấy mẫu thuận tiện, tuần tự thỏa tiêu chuẩn<br />
của nghiên cứu. Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng<br />
để thực hiện TPTNT và cấy khuẩn niệu. Sử<br />
dụng que nhúng của hãng Bayer đọc kết quả với<br />
máy đọc tự động Clinintex 100, soi cặn lắng<br />
nước tiểu tìm bạch cầu, hồng cầu, trụ niệu do 2<br />
kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện (chỉ số<br />
KAPPA = 96%).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cấy khuẩn niệu do một chuyên gia vi sinh<br />
thực hiện. NKNKTC là khi có sự hiện diện ít<br />
nhất 105 khúm vi khuẩn/ ml nước tiểu dựa vào<br />
tiêu chuẩn chẩn đoán của Kass với cách lấy nước<br />
tiểu giữa dòng, nhưng không có các triệu chứng<br />
của NKN như tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, đau hông<br />
lưng. Sau đó tiến hành định danh vi khuẩn.<br />
Thu thập số liệu bằng phần mềm Excel 2003,<br />
xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.<br />
<br />
Vấn đề y đức<br />
Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu được<br />
miễn phí cấy trùng niệu. Việc lấy nước tiểu xét<br />
nghiệm là một xét nghiệm thường qui trong<br />
khám thai, không gây ảnh hưởng gì lên sức<br />
khỏe thai phụ. Sau khi được giải thích về thông<br />
tin nghiên cứu và sự tham gia của các thai phụ<br />
là hoàn toàn tự nguyện. Khi phát hiện bệnh lý<br />
bệnh nhân được điều trị chu đáo.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Hình: Qua soi cặn lắng thấy trụ niệu (mũi tên<br />
dài), bạch cầu (mũi tên đậm), hồng cầu (mũi tên<br />
ngắn). Nguồn hình: Fairley KF, Birch DF (1982).<br />
Hematuria: a simple method for dentifying<br />
glomerular bleeding. Kidney Int 21:105.<br />
Que nhúng nước tiểu: Thử nghiệm Nitrite<br />
dựa trên tương tác của acid amin thơm<br />
sulfanilamic với nitrite trong môi trường đệm<br />
acid để tạo nên muối diazo. Muối diazo này bắt<br />
cặp với hợp chất 3-hydroxy-1,2,3,4-tetrahydrobenz-(h)-quinoline tạo ra màu đỏ azo.<br />
Bạch cầu giấy nhúng được báo cáo là âm tính,<br />
vết, (+) hay ít, (++) hay trung bình, (+++) hay<br />
nhiều. Bạch cầu giấy nhúng là dương tính nếu<br />
(+) hay (++), (+++). Còn âm tính hay vết được<br />
xem là âm tính theo khuyến cáo của Marquette<br />
và cs. Soi cặn lắng nước tiểu: Lấy 10 ml nước<br />
tiểu giữa dòng đem quay li tâm trong vòng 5<br />
phút với tốc độ quay là 1500 vòng/phút. Sau đó<br />
đổ bỏ hết phần nước tiểu ở trên chỉ giữ lại 1ml<br />
nước tiểu bên dưới. Trộn đều phần nước tiểu<br />
còn lại này, lấy ra 20μl (1 giọt) cho lên lam và soi<br />
tươi dưới kính hiển vi ở quang trường 40.<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Bảng 1- Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu.<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi mẹ<br />
Hb<br />
BMI<br />
Tuổi thai (tuần)<br />
<br />
TB ± ĐLC<br />
29 ± 4,7<br />
11,7 ± 1,3<br />
19,8 ± 2,2<br />
9 ± 2,3<br />
<br />
Tối thiểu<br />
19<br />
8,4<br />
15,4<br />
5<br />
<br />
Tối đa<br />
45<br />
16<br />
27,8<br />
12,5<br />
<br />
Hb, hemoglobin; BMI, chỉ số khối cơ thể; TB,<br />
trung bình; ĐLC, độ lệch chuẩn.<br />
Nhận xét: Tuổi trung bình của các đối tượng<br />
tham gia nghiên cứu là 29. Tuổi thai trung bình<br />
là 9 tuần.<br />
Bảng 2 - Các đặc điểm khác của đối tượng.<br />
Đặc điểm<br />
Cư ngụ<br />
<br />
Nghề<br />
<br />
Trình độ<br />
<br />
Nước sinh<br />
<br />
TP.HCM<br />
Tỉnh<br />
Tổng<br />
Nội trợ<br />
Trí thức<br />
Nhân viên y tế<br />
Buôn bán nhỏ<br />
Tổng<br />
Cấp 1 trở xuống<br />
Cấp 2, 3<br />
Cao đẳng, đại học<br />
Tổng<br />
Nước giếng<br />
<br />
Tần số<br />
212<br />
69<br />
281<br />
40<br />
150<br />
14<br />
77<br />
281<br />
2<br />
100<br />
179<br />
281<br />
34<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
75,4<br />
24,6<br />
100<br />
14,2<br />
53,4<br />
5<br />
27,4<br />
100%<br />
0,7<br />
35,6<br />
63,7<br />
100%<br />
12,1<br />
<br />
83<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Đặc điểm<br />
hoạt<br />
Giao hợp<br />
<br />
Tần số<br />
247<br />
281<br />
118<br />
163<br />
281<br />
<br />
Nước máy<br />
Tổng<br />
Không<br />
Có<br />
Tổng<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
87,9<br />
100 %<br />
42<br />
58<br />
100 %<br />
<br />
Nhận xét: 75% đối tượng nghiên cứu sống<br />
tại TP. HCM. Nghề nghiệp chủ yếu là trí thức<br />
chiếm 53,4%. Đa số có trình độ cao đẳng, đại học<br />
(63,7%). Hầu hết là sử dụng nước máy (87,9%).<br />
Hơn phân nửa có giao hợp lúc mang thai. Đa số<br />
có trình độ từ cao đẳng trở lên (63,7%).<br />
Tỉ lệ NKNKTC ở thai phụ mang thai 3 tháng<br />
đầu tại BVPSQTSG là 7,5%.<br />
Bảng 3 – Phân lập tác nhân gây bệnh.<br />
Kết quả cấy khuẩn niệu<br />
Alpha. Hemolytic Strep.<br />
Beta. Hemolytic Strep.<br />
Escherichia Coli<br />
Klebsieella pneumoniae<br />
Proteus mirabilis<br />
Tổng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
2<br />
10<br />
2<br />
3<br />
4<br />
21<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
9,52<br />
47,62<br />
9,52<br />
14,29<br />
19,05<br />
100%<br />
<br />
Tỉ lệ NKN với Beta. Hemolytic Streptococcus<br />
tìm thấy trong nghiên cứu này khác với các<br />
nghiên cứu trên thế giới. Escherichia Coli cũng<br />
chiếm đa số 66,7% kết quả cấy dương tính<br />
trong nghiên cứu của Abdullah A. A. tại Á Rập<br />
(4). Sự hiện diện của E. coli chiếm đa số trong<br />
những nghiên cứu này cũng có thể do hầu hết<br />
NKN là hậu quả của vi khuẩn đường ruột đặc<br />
biệt là E. coli, vi khuẩn thường trú ở vùng tầng<br />
sinh môn, và sau đó xâm nhập vào niệu đạo và<br />
tăng sinh và nhiễm trùng bàng quang, thận và<br />
cấu trúc kế cận.<br />
Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến<br />
NKNKTC trong 3 tháng đầu thai kỳ:<br />
Bảng 4 - Phân bố tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu theo tuổi.<br />
NKN<br />
<br />
Tuổi<br />
≤ 20<br />
<br />
21 - 30<br />
<br />
Tổng số<br />
31 - 40<br />
<br />
≥ 41<br />
<br />
(+) 0 (0%) 13 (6,74%) 8 (10,67%) 0 (0%) 21 (7,5%)<br />
(-) 4 (100%)<br />
180<br />
67 (89,33%)<br />
9<br />
260<br />
(93,26%)<br />
(100%) (92,5%)<br />
Tổng<br />
4<br />
193<br />
75<br />
9<br />
281<br />
số<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
<br />
Kiểm định chính xác Fischer P= 0,565.<br />
<br />
84<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ NKN cao nhất trong nhóm<br />
tuổi 31-40 tuổi: 10,67%. Kế đó là nhóm tuổi 21-30<br />
tuổi: 6,74%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có<br />
ý nghĩa về phương diện thống kê.<br />
Bảng 5 - Phân bố tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu theo chỉ số<br />
khối cơ thể.<br />
NKN<br />
<br />
Dư cân<br />
Có<br />
Không<br />
0 (0%)<br />
21 (7,58%)<br />
4 (100%) 256 (92,42%)<br />
4 (100%) 277 (100%)<br />
<br />
(+)<br />
(-)<br />
Tổng<br />
<br />
Tổng số<br />
21 (7,47%)<br />
260 (92,53%)<br />
281 (100%)<br />
<br />
Kiểm định chính xác Fischer P=0,732.<br />
Tỉ lệ NKN ở nhóm phụ nữ có chỉ số khối cơ<br />
thể là dư cân là 0%, trong khi tỉ lệ này ở người<br />
không dư cân là 7,58%. Tuy nhiên sự khác biệt<br />
này không có ý nghĩa về phương diện thống kê.<br />
Bảng 6 - Phân bố tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu theo thiếu<br />
máu.<br />
NKN<br />
(+)<br />
(-)<br />
Tổng số<br />
<br />
Thiếu máu<br />
Có<br />
không<br />
4 (5%)<br />
1 (2,27%)<br />
76 (95%) 43 (97,73%)<br />
80 (100%)<br />
44 (100%)<br />
<br />
Tổng số<br />
5 (4,03%)<br />
119 (95,97%)<br />
124 (100%)<br />
<br />
Kiểm định chính xác Fischer P=0,416.<br />
Tỉ lệ NKN cao ở nhóm thai phụ có thiếu<br />
máu chiếm tỉ lệ là 5%, trong khi nhóm không<br />
thiếu máu chỉ chiếm 2,27%. Tuy nhiên sự khác<br />
biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống<br />
kê.<br />
Bảng 7 - Giá trị của que nhúng nước tiểu<br />
Tác giả<br />
<br />
n<br />
<br />
McNair R. D. 2000(5)<br />
Phạm Thủy Linh 2000(6)<br />
Kutlay S. 2003(7)<br />
Kacmaz B. 2006(8)<br />
Juthani M. 2007(11)<br />
Kovavisarach E. 2008(9)<br />
L.T.T. Phương 2008(10)<br />
Chúng tôi 2010<br />
<br />
528<br />
100<br />
406<br />
250<br />
101<br />
360<br />
264<br />
281<br />
<br />
Độ<br />
nhạy<br />
47,2%<br />
76%<br />
38,7%<br />
60%<br />
100%<br />
16,7%<br />
58,8%<br />
11,1%<br />
<br />
Độ đặc<br />
hiệu<br />
80,3%<br />
91%<br />
35,8%<br />
99,2%<br />
99,4%<br />
81,7%<br />
92,9%<br />
<br />
Có một sự khác biệt khá lớn về độ nhạy của<br />
que nhúng nước tiểu giữa các nghiên cứu. Với<br />
cùng tiêu chuẩn chẩn đoán NKN là cấy trùng<br />
niệu ở điểm cắt đoạn ≥ 105 khúm vi khuẩn trên 1<br />
ml nước tiểu, sự khác biệt này có thể do nghiên<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
cứu trên đối tượng khác nhau tại các cơ sở khác<br />
nhau. Tác giả Lê Thị Thanh Phương nghiên cứu<br />
trên 3 đối tượng gồm phụ nữ mang thai 12-16<br />
tuần, đang điều trị dọa sanh non tại bệnh viện<br />
Hùng Vương, bệnh nhân nam đến khám tại<br />
bệnh viện Bình Dân(10). Còn trên nghiên cứu của<br />
chúng tôi là trên đối tượng thai phụ mang thai 3<br />
tháng đầu không có triệu chứng nghi ngờ NKN.<br />
Độ nhạy của que nhúng nước tiểu trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi là 11,1%. Kết quả này tương<br />
đồng với tác giả Kovavisarach E(9). Nhưng đây là<br />
con số quá thấp so với các tác giả khác(5,6,7,8,11).<br />
Theo y văn thời gian tồn lưu trong bàng quang<br />
cần để vi khuẩn chuyển nitrate thành nitrite<br />
thường là 4 giờ trở lên, vì vậy xét nghiệm này<br />
thích hợp khi sử dụng mẫu nước tiểu đầu tiên<br />
vào buổi sáng. Trong thực tế thực hành lâm sàng<br />
điều này sẽ khó được tuân thủ đặc biệt là ở phụ<br />
nữ mang thai. Hơn nữa, trong nhóm cấy trùng<br />
niệu dương tính với ≥ 105 khúm vi khuẩn của<br />
mẫu nghiên cứu của chúng tôi thì Beta.<br />
Hemolytic Streptococcus chiếm đa số với tỉ lệ<br />
47,6%. Đây là một loại vi khuẩn gram dương,<br />
không có khả năng khử nitrate thành nitrite do<br />
không có men nitrate reducrase. Khác với các<br />
nghiên cứu trước đây Escherichia Coli chiếm đa<br />
số nhưng lại chiếm tỉ lệ thấp (9,52%) trong mẫu<br />
phân lập cấy trùng niệu dương tính của chúng<br />
tôi. Vai trò của que nhúng có giá trị trong việc<br />
phát hiện các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn<br />
gram âm, nhưng là có giá trị hạn chế đối với vi<br />
khuẩn gram dương là cũng phù hợp với<br />
nguyên lý của xét nghiệm này.<br />
Bảng 8 - Giá trị của TPTNT so với tiêu chuẩn vàng<br />
là cấy trùng niệu.<br />
TPTNT (+)<br />
TPTNT (-)<br />
Tổng<br />
<br />
Cấy trùng Cấy trùng niệu<br />
niệu (+)<br />
(-)<br />
3<br />
33<br />
18<br />
227<br />
21<br />
260<br />
<br />
Tổng<br />
36<br />
245<br />
281<br />
<br />
Nhận xét<br />
- Độ nhạy= 14,3% (KTC 95% 3,05% - 36,3%).<br />
- Độ đặc hiệu= 87,3% (KTC 95% 82,6% 91,1%).<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
- GTTĐ (+)= 8,33% (KTC 95% 1,75% - 22,5%).<br />
- GTTĐ (-)= 92,7% (KTC 95% 88,6% - 95,6%).<br />
Mục đích của nghiên cứu này là xem sự tin<br />
cậy của TPTNT bao gồm que nhúng nước tiểu<br />
mười thông số kiểm tra nitrite và hoạt động của<br />
men của bạch cầu, soi cặn lắng nước tiểu tìm<br />
tiểu mủ, tiểu máu, vi khuẩn so với cấy nước tiểu<br />
trong việc chẩn đoán NKNKTC ở phụ nữ mang<br />
thai. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngay cả<br />
khi phối hợp các kết quả xét nghiệm này với<br />
nhau cũng không tăng độ nhạy lên đáng kể, tức<br />
là cũng cho thấy que nhúng nước tiểu có thể có<br />
giá trị tương đương soi cặn lắng nước tiểu tìm<br />
tiểu mủ. Đã từng có khuyến cáo về những giới<br />
hạn trong độ chính xác chẩn đoán của cả hai xét<br />
nghiệm này nên được kết hợp trong việc quyết<br />
định chẩn đoán y khoa. Còn theo kiến nghị của<br />
tác giả Lê Thị Thanh Phương nếu nhiễm trùng<br />
tiểu không có triệu chứng, có thể dùng đếm<br />
bạch cầu để sàng lọc và hướng dẫn cấy vi sinh<br />
để chẩn đoán(10). Tuy TPTNT thường được xem<br />
là xét nghiệm tiện lợi, rẻ tiền, hiệu quả, nhưng<br />
với độ nhạy của TPTNT này thấp hơn các<br />
nghiên cứu trước đây và có lẽ không đủ để có<br />
thể sử dụng trong tầm soát vì khả năng bỏ sót<br />
bệnh cao. Xét nghiệm giúp nhận diện ra 14%<br />
phụ nữ mang thai có NKNKTC nhưng điều này<br />
tương ứng với việc bỏ sót 86% phụ nữ có NKN<br />
không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cho<br />
nên phương pháp tầm soát mà bỏ sót 86%<br />
NKNKTC khó có thể chấp nhận. Độ đặc hiệu<br />
của TPTNT trong nghiên cứu của chúng tôi là<br />
87,3% với GTTĐ (-) là 92,7% như vậy có thể<br />
phần nào sử dụng giá trị này của xét nghiệm để<br />
loại trừ khả năng NKN và hạn chế chỉ định cấy<br />
trùng niệu cho những trường hợp không có tiểu<br />
mủ cũng như TPTNT không nghi ngờ NKN.<br />
Phù hợp với một số khuyến cáo trước đây cho<br />
rằng việc tầm soát dương tính là một chỉ định<br />
cho cấy nước tiểu. Tức là chỉ cấy khi xét nghiệm<br />
tầm soát dương tính nhằm mục đích xác định<br />
chẩn đoán, biết được loại vi khuẩn và làm kháng<br />
sinh đồ.<br />
<br />
85<br />
<br />