Đoạn trích Giải bài tập Đa giác - Đa giác đều SGK Toán 8 tập 1 dưới đây sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận và nắm bắt nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Ôn tập chương 1 SGK Toán 8 tập 1.
A. Tóm tắt lý thuyết Đa giác – Đa giác đều
1. Khái niệm đa giác
Định nghĩa: Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.
2. Đa giác đều
Định nghĩa: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
B. Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa trang 115 bài Đa giác – Đa giác đều – Toán hình 8 tập 1.
Bài 1 Giải bài tập Đa giác - Đa giác đều trang 115 SGK toán 8 tập 1 – Hình chương 2.
Hãy nêu cách nhận biết một lục giác lồi.
Hướng dẫn giải bài 1:
Học sinh tự vẽ phác một lục giác lồi. (Chẳng hạn lục giác lồi ABCDEF như hình bên)
Cách nhận biết một đa giác lồi: Một đa giác lồi là một đa giác thỏa mãn 2 điều kiện sau:
– Các cạnh chỉ cắt nhau tại các đỉnh, nghĩa là không có hai cạnh nào cắt nhau tại một điểm mà không phải là đỉnh. Một đa giác thỏa mãn điều kiện này là đa giác đơn.
– Đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa một cạnh tùy ý của nó. Một đa giác đơn thỏa mãn thêm điều kiện này là đa giác lồi.
Bài 2 Giải bài tập Đa giác - Đa giác đều trang 115 SGK toán 8 tập 1 – Hình học chương 2
Cho ví dụ về đa giác không đều trong mỗi trường hợp sau:
a) Có tất cả các cạnh bằng nhau;
b) Có tất cả các góc bằng nhau.
Hướng dẫn giải bài 2:
a) Hình thoi không có góc vuông, có tất cả các cạnh bằng nhau nhưng các góc không bằng nhau nên hình thoi không phải là đa giác đều.
b) Hình chữ nhật có tất cả các góc bằng nhau nhưng các cạnh không bằng nhau nên hình chữ nhật không phải là đa giác đều.
Bài 3 Giải bài tập Đa giác - Đa giác đều trang 115 SGK toán 8 tập 1 – Hình học chương 2
Cho hình thoi ABCD có ∠A = 600 . Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng đa giác EBFGDH là lục giác đều.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Vì ABCD là hình thoi, ∠A =600 Nên ∠B= 1200 và ∠D = 1200
+ Ta có: AB = AD và AE = EB, AH = HD ⇒ AE = AH ⇒ ΔAEH cân tại A.
Mà ∠A =600 nên ΔAEH đều ⇒ ∠HEB = ∠EHD = 1200 (Góc ngoài của Δ đều AEH) và HE = AE = HD.
+ Tương tự: ΔFCG đều ⇒ ∠BFG = ∠FGD = 1200 và FG = FC = BF.
Vậy lục giác EBFGDH có EB = BF = FG = DG = HD = HE.
Và ∠HEB = ∠B = ∠BFG = ∠FGD = ∠D = ∠DHE (cùng bằng 1200)
Suy ra EBFGDH là một lúc giác đều.
Các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn để download Giải bài tập Đa giác - Đa giác đều SGK Toán 8 tập 1 về máy tham khảo nội dung một cách đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Diện tích hình chữ nhật SGK Toán 8 tập 1.