A. Tóm tắt Lý thuyết Rượu etylic, axit axetic và chất béo Hóa học 9
1. Axit axetic
- Tính chất vật lí
Axit axetic CH3COOH là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước. Dung dịch axit axetic nồng độ từ 2 – 5 % dùng làm giấm ăn.
- Cấu tạo phân tử.
Chính nhóm –COOH (Cacboxyl) làm cho phân tử có tính axit.
- Tính chất hóa học
Axit axetic là một axit yếu, yêu hơn các axit HCl, H2SO4, HNO3, H2SO3 nhưng mạnh hơn axit cacbonic H2CO3. Axit axetic cũng có đầy đủ tính chất của một axit.
+ Dung dịch axit axetic làm quỳ tím đổi màu thành đỏ.
+ Tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo thành muối và nước.
CH3COOH + NaOH -> H2O + CH3COONa (Natri axetat)
CH3COOH + CaO -> H2O + (CH3COO)2Ca .
+ Tác dụng với kim loại (trước H) giải phóng H2:
2CH3COOH + 2Na - > 2CH3COONa + H2
+ Tác dụng với muối của axit yếu hơn.
2CH3COOH + CaCO3 -> (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.
+ Tác dụng với rượu tạo ra este và nước :
CH3COOH + HO-C2H5 CH3COO C2H5 + H2O.
- Ứng dụng.
Axit axetic được dùng để điều chế dược phẩm, thuốc diệt cỏ, phẩm nhuộm, tơ sợi nhân tạo…
- Điều chế.
+Trong công nghiệp, đi từ butan C4H10:
2C4H10 + 3O2 4CH3COOH + 2H2O
+ Để sản xuất giấm ăn, thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng.
CH3CH2OH + O2 CH3COOH + 2H2O.
Chú ý : Những hợp chất hữu cơ phân tử có chứa nhóm –COOH, có công thức chung
CnH2n + 1COOH gọi là axitcacboxylic no đơn chức cũng có tính chất tương tự axit axetic.
2. Chất béo
-Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí.
+ Trạng thái tự nhiên
Chất béo gồm mỡ lấy từ động vật và dầu ăn lấy từ thực vật.
Trong cơ thể động vật, chất béo tập trung nhiều ở mô mỡ, còn trong thực vật chất béo có ở hạt và quả.
+ Tính chất vật lí.
Mỡ ở thể rắn, còn dầu ở thể lỏng. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong dầu hỏa, xăng…
- Thành phần và cấu tạo của chất béo.
- Glixerol (glixerin) có công thức cấu tạo sau :
- Axit béo là axit hữu cơ có công thức chung là R- COOH, trong đó R là gốc hiđrocacbon.
Thí dụ : C17H35COOH : axit stearic ;
C17H33COOH : axit oleic ;
C15H31COOH : axit panmitic ;…
- Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là :
(R-COO)3C3H5.
-Tính chất hóa học.
Phản ứng quan trọng nhất của chất béo là phản ứng thủy phân.
+ Thủy phân trong môi trường axit : Khi đun nóng chất béo với nước, có axit xúc tác, chất béo tác dụng với nước tạ ra các axit béo và glixerol.
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
+Thủy phân trong môi trường kiềm : Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo cũng bị thủy phân sinh ra muối của các axit béo và glixerol.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Hỗn hợp muối natri (hoặc kali) của axit béo là thành phần chính của xà phòng, vì vậy phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
- Ứng dụng của chất béo.
+ Làm thức ăn cho người và động vật.
+ Dùng để sản xuất xà phòng, glixerol.
B. Ví dụ minh họa Rượu etylic, axit axetic và chất béo Hóa học 9
Đốt cháy C2H4 5,6 lít ở đktc
a. Viết PTHH
b. Tính thể tích không khí biết H phần trăm của oxi bằng 20 đêm CO2 tác dụng với nước
c. Tính khối lượng rượu etylic biết H phần trăm bằng 60%?
Hướng dẫn giải:
nC2H4=5,6.22,4=0,25 mol
C2H4 + 3O2=>2CO2+2H2O
0,25 mol=>0,75 mol
nO2=0,75 mol=>VO2=0,75.22,4=16,8 lit
=>Vkk cần=16,8/20%=84 lit
C2H4+H2O =>C2H5OH
nC2H4 pứ=0,25.60%=0,15 mol
=>nC2H5OH=0,15 mol
=>mC2H5OH=0,15.46=6,9g
C. Giải bài tập về Luyện tập rượu etylic, axit axetic và chất béo Hóa học 9
Dưới đây là 7 bài tập Luyện tập rượu etylic, axit axetic và chất béo mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 147 SGK Hóa học 9
Bài 2 trang 147 SGK Hóa học 9
Bài 3 trang 148 SGK Hóa học 9
Bài 4 trang 148 SGK Hóa học 9
Bài 5 trang 148 SGK Hóa học 9
Bài 6 trang 148 SGK Hóa học 9
Bài 7 trang 148 SGK Hóa học 9
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Chất béo SGK Hóa học 9
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Glucozơ SGK Hóa học 9