Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC PHÂN TỬ VIRUS DENGUE TÝP 4 LƯU HÀNH<br />
Ở KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM, NĂM 2011<br />
Vũ Thị Quế Hương*, Đặng Anh Tuấn*, Vũ Đình Luân*, Trần Ngọc Hữu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Năm 2011, virus dengue týp 4 (DENV-4) tái xuất hiện sau một thời gian dài lưu hành ở tần<br />
suất thấp ở khu vực phía Nam từ 2003 đến 2010. Kết quả phân tích phân tử trước đây của cả bốn týp virus<br />
dengue gây bệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) ở khu vực phía nam Việt Nam từ 2001 đến 20107 đã dự đoán<br />
sự gia tăng nhanh của DENV-4 trong giai đoạn sắp tới so với các týp virus dengue còn lại. Vì thế, việc nghiên<br />
cứu dịch tễ học phân tử các DENV-4 gây bệnh SXHD năm 2011 là cần thiết.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tiến triển di truyền của DENV-4 lưu hành ở khu vực phía Nam Việt<br />
Nam năm 2011.<br />
Phương pháp nghiên cứu: ARN của 21 DENV-4 khảo sát được tách chiết từ nước nổi tế bào muỗi gây<br />
nhiễm và từ huyết thanh bệnh nhân SXHD, giải trình tự toàn bộ vùng gen vỏ (E) và phân tích so sánh di truyền<br />
với 39 DENV-4 trên thế giới và khu vực. 83 trình tự gen vỏ của DENV-4 phân lập từ người ở 12 quốc gia và<br />
trong khoảng 55 năm được nghiên cứu phân tích tốc độ tiến hóa.<br />
Kết quả: Có 4 genotype của các DENV-4 trên thế giới với ngưỡng khác biệt 6% nucleotide. Vùng gen vỏ E<br />
của các chủng DENV-4 khu vực phía Nam Việt Nam năm 2011 khác biệt di truyền (từ 0,1 đến 4,9) gia tăng so<br />
với các chủng DENV-4 Việt Nam năm 2001-2010 (từ 0,1 đến 4,2) và cùng nhóm genotype lớn với các chủng<br />
DENV-4 lưu hành ở khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tiến hóa của các chủng DENV-4 Việt Nam năm 2011 là 12,7<br />
x 10-4± 1,01 x 10-4, tương tự như các chủng DENV-4 trong 10 năm trước.<br />
Kết luận: Các DENV-4 gây dịch ở khu vực phía nam Việt Nam năm 2011 vẫn thuộc các genotype I, nhưng<br />
đã biểu lộ sự tích lũy đột biến và gia tăng khác biệt di truyền.<br />
Từ khóa: sốt xuất huyết-4, dịch tễ học phân tử, kiểu gen, miền Nam Việt Nam.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MOLECULAR EPIDEMIOLOGICAL SURVEILLANCE OF DENGUE VIRUS SEROTYPE 4<br />
CIRCULATING IN SOUTHERN VIETNAM IN 2011<br />
Vu Thi Que Huong, Dang Anh Tuan, Vu Dinh Luan, Tran Ngoc Huu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 191 - 199<br />
Background: After a low frequent circulation during 2003-2010, Dengue virus serotype 4 (DENV-4) has<br />
been reemerging in southern Vietnam in 2011. The previous result on genetic analysis of four DENV serotypes<br />
causing dengue hemorrhagic fever (DHF) in southern Vietnam from 2001 to 20107 has estimated the rapid<br />
increase of DENV-4 in coming years in comparison with other serotypes. Therefore, the molecular epidemiological<br />
study of DENV-4 causing DHF in 2011 was necessary.<br />
Objective: To determine the genetic evolutionary rate of DENV-4 isolates circulating in southern Vietnam<br />
in 2011.<br />
Method: The ARN of 21 studied DENV-4 strains was extracted from DHF patients’ sera and infected<br />
mosquito culture surnageants, then its envelope (E) gene was sequenced and analyzed in comparison with other<br />
* Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên hệ: PGS.TS. Vũ Thị Quế Hương ĐT: 0903678809<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Email: huongpasteur@hotmail.com<br />
<br />
191<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
39 DENV-4 isolated in the region and the world. However, 83 E gene sequences of DENV-4 isolated from<br />
patients in 12 countries during 55 years were analyzed its genetic evolutionary speed.<br />
Results: There are 4 genotypes of DENV-4 isolates in the world with 6% nucleotide difference. E gene<br />
sequence of DENV-4 isolates from Southern Vietnam in 2011 have had nucleotide difference from 0.1 to 4.9 that<br />
has increasing in comparison with ones of 2001-2010 (from 0.1 to 4.2) and belong to same genotype group with<br />
DENV-4 isolates circulating in Southeast Aisa region. The evolutionary speed of 2011 Vietnamese DENV-4<br />
isolates was 12.7 x 10-4± 1.01 x 10-4, that is the same of ones circulating in southern Vietnam during ten previous<br />
years.<br />
Conclusion: The analyzed result has showed that epidemic DENV-4 isolates in southern Vietnam in 2011<br />
still belong to genotype I, but has had its mutation accumulation and increasing genetic difference.<br />
Keywords: dengue-4, molecular epidemiology, genotype, southern Vietnam.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Các virus Dengue (DENV) lây truyền từ<br />
người sang người, chủ yếu do muỗi Aedes aegypti<br />
và lưu hành dịch ở hầu hết các vùng nhiệt đới<br />
trên thế giới. Ở Việt Nam, có sự lưu hành của cả 4<br />
týp huyết thanh DENV với tỷ lệ chiếm ưu thế<br />
thay đổi theo từng giai đoạn. Với tỷ lệ lưu hành<br />
74%, DENV-3 trở thành týp virus gây dịch chủ<br />
yếu của dịch sốt xuất huyết dengue (SXHD) lớn<br />
trong cả nước năm 1998. Sau đó, lần lượt chuyển<br />
sang DENV-4 năm 1999-2002, rồi DENV-2 từ<br />
2003-2006 và DENV-1 từ 2007 đến nay(2,6). Phân<br />
tích trình tự nucleotide và di truyền phả hệ cho<br />
phép xếp loại các DENV thành các genotype<br />
khác nhau. Vì là kháng nguyên quan trọng tạo<br />
miễn dịch thể dịch, có vai trò trong quá trình gắn<br />
kết vào tế bào ký chủ và đóng gói virus, nên<br />
vùng gen vỏ (E) của DENV thường được sử dụng<br />
trong các nghiên cứu dịch tễ học phân tử(3). Kết<br />
quả khảo sát sự biến động di truyền DENV gây<br />
bệnh SXHD trên cả 4 týp DENV phân lập ở khu<br />
vực phía nam Việt Nam từ 2001 đến 2010(7) đã dự<br />
đoán sự gia tăng nhanh của DENV-4 so với các<br />
týp DENV còn lại trong giai đoạn sắp tới. Vì thế,<br />
việc nghiên cứu dịch tễ học phân tử các DENV-4<br />
trong mùa dịch SXHD năm 2011 là cần thiết.<br />
<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định tỷ lệ tiến triển di truyền của DENV-4<br />
lưu hành ở khu vực phía Nam Việt Nam năm<br />
2011.<br />
<br />
192<br />
<br />
21 chủng DENV-4 nghiên cứu được phân lập<br />
từ bệnh phẩm bệnh nhân SXHD ở khu vực phía<br />
Nam Việt Nam trong năm 2011 (bảng 1), lưu trữ<br />
tại phòng thí nghiệm Arbovirus – viện Pasteur<br />
thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ hoạt<br />
động giám sát virus-huyết thanh học bệnh SXHD<br />
thường xuyên của Dự án phòng chống các bệnh<br />
lây nhiễm – thành phần phòng chống Sốt xuất<br />
huyết khu vực phía Nam. 39 trình tự gen vỏ của<br />
các DENV-4 phân lập từ khu vực và trên thế giới<br />
thu thập từ GenBank được đưa vào phân tích so<br />
sánh di truyền (Phụ lục 1).<br />
Bảng 1: Danh sách các chủng DENV-4 nghiên cứu ở<br />
khu vực phía Nam năm 2011 (đang đăng ký trên<br />
GenBank)<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
TT<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
<br />
Tên chủng<br />
ST-1855-11<br />
CT-2712-11<br />
CT-2714-11<br />
DT-2723-11<br />
KG-2794-11<br />
AG-2864-11<br />
BL-2904-11<br />
KG-2917-11<br />
DN-3253-11<br />
VT-3540-11<br />
DT-3576-11<br />
Tên chủng<br />
AG-3537-11<br />
ST-3664-11<br />
BD-3831-11<br />
SG-3847-11<br />
<br />
Thời gian<br />
06/2011<br />
07/2011<br />
07/2011<br />
07/2011<br />
07/2011<br />
07/2011<br />
08/2011<br />
08/2011<br />
08/2011<br />
08/2011<br />
08/2011<br />
Thời gian<br />
09/2011<br />
09/2011<br />
09/2011<br />
09/2011<br />
<br />
Địa phương<br />
Sóc Trăng<br />
Cần Thơ<br />
Cần Thơ<br />
Đồng Tháp<br />
Kiên Giang<br />
An Giang<br />
Bạc Liêu<br />
Kiên Giang<br />
Đồng Nai<br />
Vũng Tàu<br />
Đồng Tháp<br />
Địa phương<br />
An Giang<br />
Sóc Trăng<br />
Bình Dương<br />
TP.HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
TT<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
<br />
Tên chủng<br />
CM-3870-11<br />
LA-3890-11<br />
BL-3893-11<br />
TG-3894-11<br />
BT-3976-11<br />
VL-4397-11<br />
<br />
Thời gian<br />
09/2011<br />
09/2011<br />
09/2011<br />
09/2011<br />
09/2011<br />
10/2011<br />
<br />
Địa phương<br />
Cà Mau<br />
Long An<br />
Bạc Liêu<br />
Tiền Giang<br />
Bến Tre<br />
Vĩnh Long<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bioedit and Blast (NCBI). Phương pháp<br />
Maximum Likelihood được dùng để xây dựng<br />
cây phả hệ với phân tích bootstrap của 100 bản<br />
sao(6). Tốc độ tiến hóa và phân tích dự đoán xu<br />
hướng tiến hóa được xác định bằng phần mềm<br />
PAML 4.4 và BEAST v1.6.1(4,9,10).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.<br />
<br />
Xác định týp DENV-4 bằng nuôi cấy tế bào và<br />
miễn dịch huỳnh quang với kháng thể đơn<br />
dòng đặc hiệu týp.<br />
DENV-4 được phân lập trên nuôi tế bào muỗi<br />
Aedes albopictus dòng C6/36 trong môi trường<br />
Eagle’s MEM (= Minimum Essential Medium) bổ<br />
sung 2% huyết thanh bào thai bê và các acid<br />
amine không thiết yếu, ủ ở 28ºC trong 7 ngày và<br />
định danh týp huyết thanh bằng phương pháp<br />
miễn dịch huỳnh quang gián tiếp với kháng thể<br />
đơn dòng đặc hiệu týp(2).<br />
<br />
So sánh trình tự nucleotide và xác định<br />
genotype các DENV-4 ở khu vực phía Nam<br />
Việt Nam năm 2011.<br />
<br />
Giải trình tự nucleotide và phân tích so sánh<br />
di truyền<br />
Sau đó, toàn bộ vùng gen E được giải trình tự.<br />
Sản phẩm PCR được tinh chế và trình tự<br />
nucleotide được xác định bằng bộ sinh phẩm Big<br />
Dye Terminator Cycle Sequencing Reaction và<br />
máy xác định trình tự tự động ABI 310 (Applied<br />
Biosystems). Các trình tự gen E của DENV-4<br />
nghiên cứu đang được đăng ký trên GenBank.<br />
Phân tích so sánh chuỗi trình tự nucleotide<br />
bằng phần mềm MEGA5, CLC Workbench,<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả so sánh trình tự nucleotide vùng<br />
gen E của các DENV-4 Việt Nam<br />
CHỦNG NGHIÊN<br />
CỨU<br />
<br />
Chiết xuất ARN của chủng DENV-4 và khuếch<br />
đại vùng gen vỏ bằng RT-PCR.<br />
ARN của DENV-4 được chiết xuất từ hỗn dịch<br />
nước nổi tế bào gây nhiễm DENV-4 và từ huyết<br />
thanh bệnh nhân bằng kít Qiagen (QIAampR<br />
Viral RNA Mini Kit) và khuếch đại vùng gen vỏ<br />
E bằng RT-PCR với mồi tương ứng(7).<br />
<br />
Trình tự gen vỏ E của 60 DENV phân lập từ<br />
người và động vật linh trưởng được phân tích di<br />
truyền và xác định sự khác biệt trình tự<br />
nucleotide.<br />
<br />
CHỦNG<br />
GENOTYPE<br />
CHỦNG<br />
DENV-4<br />
DENV-4<br />
#<br />
(2000I*<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
DEN 2011<br />
2010)<br />
-4<br />
0.1-4.2 1.6- 8.1- 10.5- 15.70.1-4.9<br />
7.9 11.5 12.2 17.7<br />
<br />
Kết quả so sánh được thể hiện bằng phần<br />
trăm khác biệt giữa các trình tự nu. #: các<br />
genotype của DENV-4 được phân theo thứ tự<br />
sau: I, II, III và IV (gồm các chủng phân lập trên<br />
động vật linh trưởng); * sự biến động di truyền gia<br />
tăng trên 6% chủ yếu ở các chủng thu thập ở Mã<br />
Lai, Sri Lanka, Ấn Độ và Philippines, còn lại toàn<br />
bộ các chủng trong khu vực Đông Nam Á đều có<br />
ngưỡng dưới 6%.<br />
Theo quy chuẩn phân loại genotype của<br />
Rico-Hesse, các genotype được xác định dựa trên<br />
sự khác biệt về trình tự nucleotide với giá trị<br />
ngưỡng 6%, nghĩa là trình tự nucleotide của các<br />
DENV-4 thuộc cùng genotype có mức độ khác<br />
biệt với nhau < 6%.<br />
<br />
193<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Hình 1: Phân tích so sánh trình tự nucleotide vùng gen E (1,479 Kbp) của các DENV-4<br />
1956-1978) lại có độ sai biệt lớn hơn 6%. Đồng<br />
Kết quả phân tích di truyền phả hệ các chủng<br />
thời, nhằm mô hình hóa và xác định rõ hơn mối<br />
DENV-4 theo phương pháp Maximum<br />
quan hệ di truyền giữa các DENV-4 nghiên cứu,<br />
Likelihood dựa trên toàn bộ trình tự vùng gen E.<br />
phân tích di truyền phả hệ đã được tiến hành dựa<br />
Số ghi ở nút cuối mỗi nhánh biểu hiện phần trăm<br />
trên phương pháp ML.<br />
kết quả lặp lại với độ tin cậy Bootstrap 100, chiều<br />
dài mỗi nhánh biểu hiện ở dạng thập phân, chỉ<br />
biểu hiện bootstrap >70%. Các chủng sử dụng để<br />
so sánh đều được tham chiếu trên GenBank (bảng<br />
1). : các chủng DENV-4 Việt Nam trong nghiên<br />
cứu (hiện đang đăng ký GenBank).<br />
Kết quả so sánh cho thấy các chủng DENV-4<br />
lưu hành ở khu vực phía nam Việt Nam năm<br />
2011 trong nghiên cứu được xác định thuộc về<br />
genotype I (bảng 2 và hình 1). Trong khi đó, các<br />
chủng DENV-4 ở khu vực Châu Á (như Ấn Độ,<br />
Sri Lanka, Mã Lai và Philippines trong giai đoạn<br />
<br />
194<br />
<br />
Kết quả phân tích tốc độ tiến hóa dựa trên<br />
vùng gen E của các DENV-4 Việt Nam trong<br />
thời gian 2001-2011.<br />
Tổng số 83 trình tự vùng gen E của các chủng<br />
DENV-4 phân lập từ người ở 12 quốc gia trong<br />
khoảng thời gian 55 năm được đưa vào phân tích<br />
nhằm khảo sát sự biến động di truyền của các<br />
DENV-4 lưu hành ở khu vực phía Nam Việt<br />
Nam trong suốt khoảng thời 2001-2011 (Phụ lục<br />
1). Tốc độ tiến hóa được xác định dựa trên phần<br />
mềm PAML 4.4, sau đó được xác nhận lại bằng<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
phần mềm BEASTv 1.6.1 theo phương pháp<br />
Bayesian<br />
Markov chain Monte Carlo<br />
(MCMC)(10). Nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả<br />
phân tích, các giả thuyết về đồng hồ phân tử và<br />
tính bão hòa của các trình tự được đưa vào trong<br />
phân tích đều được xác định lại với các phần mềm<br />
như MEGA5, DAMBE(4,9). Kết quả phân tích được<br />
trình bày cụ thể ở bảng 3.<br />
Bảng 3: Kết quả phân tích tốc độ tiến hóa và kiểm tra<br />
giả thuyết đồng hồ phân tử.<br />
SEROTYPE<br />
DEN-4<br />
<br />
Tổ tiên Tốc độ tiến Mô hình Giả thuyết<br />
gần nhất<br />
hóa<br />
tiến hóa đồng hồ<br />
1953<br />
12,7x10-4<br />
(1951-4 TN93 +G Strick clock<br />
± 1,01x10<br />
1955)<br />
<br />
Tốc độ tiến hóa được xác định theo đơn vị<br />
thay đổi/vị trí/năm<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Theo kết quả phân tích genotype trên cây di<br />
truyền phả hệ, các chủng DENV-4 lưu hành ở<br />
khu vực phía Nam Việt Nam năm 2011 đều tập<br />
trung vào một nhóm chung với các chủng<br />
DENV-4 đại diện cho khu vực Đông Nam Á. Kết<br />
quả phân tích genotype của các chủng DENV-4<br />
Việt Nam đều thuộc genotype 1, phù hợp với kết<br />
quả đã công bố ở những công trình nghiên cứu<br />
trước(7) và cho thấy sự tương quan rõ rệt về mặt<br />
thời gian. Riêng các chủng DENV-4 lưu hành ở<br />
khu vực phía Nam Việt Nam, mặc dù thuộc cùng<br />
genotype 1 nhưng đã cho thấy xu hướng chia<br />
làm hai cụm riêng biệt, cụm 1 bao gồm các chủng<br />
phân lập từ 1990 đến 1997; và cụm 2 gồm các<br />
chủng còn lại phân lập từ 1998 đến 2011 (hình 1).<br />
Ngoài ra, kết quả còn gợi ý sự tương quan giữa<br />
khác biệt di truyền và phân bố địa lý. Việt Nam<br />
gần với Thái Lan nên có tỷ lệ khác biệt tương đối<br />
thấp (< 6%, trung bình là 3,563%), trong khi đó tỷ<br />
lệ khác biệt đã gia tăng (5,8%-7,9%) đối với chủng<br />
ở Srilanka, Mã Lai và Ấn độ.<br />
Phân tích sâu hơn trong nhóm genotype I<br />
cho thấy có sự phân hoá thành hai nhóm riêng<br />
biệt: nhóm 1 gồm các chủng của Việt Nam và<br />
Thái Lan; nhóm 2 gồm các chủng của Ấn Độ, Mã<br />
Lai, Sri Lanka. Điều này gợi ý sự tiến hoá phân<br />
kỳ mạnh mẽ trong các các chủng DENV-4 thuộc<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
genotype I theo trục địa lý từ Tây sang Đông ở<br />
khu vực Ấn độ dương, có khả năng xuất hiện<br />
genotype mới ở khu vực Châu Á trong tương lai.<br />
Xu hướng tiến hóa này của các chủng DENV4 ở khu vực phía Nam Việt Nam được xác định rõ<br />
hơn trong phân tích về tốc độ tiến hóa. Việc xác<br />
đinh xu hướng tiến hóa và tốc độ tiến hóa hoàn<br />
toàn phụ thuộc vào giả thuyết đồng hồ phân tử<br />
(molecular clock). Nói một cách khác đế xác đinh<br />
được tốc độ tiến hóa phải bảo đảm được rằng tất cả<br />
các chủng loài đưa vào phân tích phải có cùng<br />
một tốc độ tiến hóa. Đây chính là giả thuyết của<br />
đồng hồ phân tử. Điều này hầu như là không thể<br />
xảy ra trong tự nhiên nhất là khi quan sát trên<br />
các loài sinh vật bậc cao trong một khoảng thời<br />
gian dài. Trong trường hợp đối tượng nghiên cứu<br />
là virus với thời gian nghiên cứu tương đối ngắn<br />
thì ước lượng đồng hồ phân tử sẽ chính xác hơn.<br />
Tuy nhiên, nhằm bảo đảm độ tin cậy của phân<br />
tích, giả thuyết đồng hồ phân tử cần được kiểm<br />
chứng lại bằng các công cụ thống kê. Trong<br />
khuôn khổ nghiên cứu này, Likelihood ratio test<br />
(LRT) được sử dụng như một công cụ kiểm chứng.<br />
Test LRT dựa trên sự so sánh xác xuất<br />
“Likelihood” giữa hai giả thuyết H0 “tốc độ tiến<br />
hóa giữa các chủng nghiên cứu là như nhau” và<br />
H1 “tốc độ tiến hóa giữa các chủng nghiên cứu là<br />
khác nhau”. Dựa trên kết quả nghiên cứu trước<br />
đây, các chủng DENV-4 được xác định có xu<br />
hướng tiến hóa nhanh nhất trong 4 serotype là<br />
12,7x10-4 ± 1,01x10-4 (hình 2), phù hợp với kết quả<br />
phân tích của nghiên cứu trước đó(7).<br />
Đồ thị được xây dựng bằng phân tích tuyến<br />
tính trên phần mềm Micro-Origin 6.0, với hệ số<br />
tuyến tính R2 với p-value là xác suất xu hướng<br />
tuyến tính xảy ra một các ngẫu nhiên.<br />
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy sự<br />
tương đồng cao với nghiên cứu DENV-4 trước đó<br />
ở Thái Lan trong 30 năm (1976-2002) với 109<br />
chủng(1) có tốc độ tiến hóa là 10,7x10-4 ± 2,46x10-4.<br />
Đây là tỷ lệ tiến hóa nhanh nhất của genotype 1 ở<br />
các chủng DENV-4 từng được xác định, cao hơn<br />
gần 35% so với nghiên cứu của Lanciotti(5) năm<br />
1997 là 8,3x10-4. Điều này được giải thích dựa trên<br />
<br />
195<br />
<br />