Giáo án bài 20: Các dạng cân bằng. CB một vật có mặt chân đế - Vật lý 10 - GV.T.Đ.Lý
lượt xem 59
download
Thông qua bài soạn giáo án Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế giáo viên giúp học sinh phân biệt được các dạng cân bằng (bền, không bền và cân bằng phiếm định). Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài 20: Các dạng cân bằng. CB một vật có mặt chân đế - Vật lý 10 - GV.T.Đ.Lý
GIÁO ÁN VẬT LÝ 10
BÀI 20: CÁC DẠNG CÂN BẰNG
CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ
I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
-
Phân biệt được các dạng cân bằng: bền, không bền và cân bằng phiếm định.
-
Phát biểu được được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
2.Về kỹ năng:
-
Xác định được dạng cân bằng của vật.
-
Xác định được mặt chân đế của một vật đặt trên một mặt phẳng đỡ.
-
Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế trong việc giải các bài tập.
-
Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên:
-
Các thí nghiệm theo hình 20.2, 20.3, 20.4 và 20.6 SGK:
Học sinh:
-
Ôn lại kiến thức về momen lực.
III.Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
IV.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
Lớp |
Ngày dạy |
Sĩ số |
Ghi chú |
10A1 |
|
|
|
10A3 |
|
|
|
10A5 |
|
|
|
10A6 |
|
|
|
10A7 |
|
|
|
2. Kiểm tra:
3. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Phân biệt ba dạng cân bằng.
Trợ giúp của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Đặt vẫn đề: Vật ở trạng thái cân bằng khi điều kiện cân bằng được thỏa mãn. Nhưng liệu trạng trạng thái cân bằng của các vật khác nhau có giống nhau không ? Trong bài này ta sẽ nghiên cứu để tìm ra tính chất khác nhau của các trạng thái cân bằng hay các dạng cân bằng. Để thước ở 3 vị trí cân bằng theo 3 hình 20.2, 20.3 và 20.4 SGK. Giải thích tại sao thước đứng yên ? (Áp dụng qui tắc momen để giải thích) Trở lại TN 20.2 nếu chạm nhẹ vào thước cho thước lệch đi một chút thì hiện tượng xảy ra ntn, giải thích ? Do tính chất này nên việc giữ cho vật cân bằng rất khó, nên ta gọi dạng cân bằng này là cân bằng không bền. Thế nào là cân bằng không bền ? Ở TN 20.3 nếu chạm nhẹ vào thước cho thước lệch đi một chút thì hiện tượng xảy ra ntn, giải thích ? Do tính chất này nên không dễ làm cho thước lệch khỏi VTCB, nên ta gọi dạng cân bằng này là cân bằng bền. Thế nào là cân bằng bền ? Ở TN 20.4 nếu chạm nhẹ vào thước cho thước lệch đi một chút thì hiện tượng xảy ra ntn, giải thích ? Do vật đứng yên tại mọi vị trí, nên ta gọi dạng cân bằng này là cân bằng phiếm định. Thế nào là cân bằng phiếm định ? |
Do ở cả 3 trường hợp trọng lực của thước có giá đi qua trục quay nên có momen bằng không, do đó trọng lực không có tác dụng làm quay thước nên thước ở trạng thái cân bằng. Khi bị lệch thước sẽ quay ra xa vị trí cân bằng. Vì khi bị lệch thì trọng tâm có giá không đi qua trục quay, gây ra momen làm thước quay theo chiều ra xa vị trí ban đầu. Là khi bị lệch khỏi VTCB vật không tự trở về vị trí ban đầu. Khi bị lệch thước sẽ quay về vị trí cân bằng. Vì khi bị lệch thì trọng tâm có giá không đi qua trục quay, gây ra momen làm thước quay theo chiều trở về vị trí ban đầu. Là khi bị lệch khỏi VTCB vật tự trở về vị trí ban đầu. Khi bị lệch thước sẽ tiếp tục đứng yên ở vị trí mới và giá của trọng lực luôn đi qua trục quay. Khi bị lệch khỏi VTCB vật luôn đứng yên ở vị trí mới. |
I. Các dạng cân bằng: 1.Cân bằng không bền: Là cân bằng mà khi vật bị lệch ra khỏi VTCB thì vật không tự trở về vị trí ban đầu 2.Cân bằng bền: Là cân bằng mà khi vật bị lệch ra khỏi VTCB thì vật tự quay về vị trí ban đầu 3.Cân bằng phiếm đinh: Là cân bằng mà khi vật bị lệch VTCB, thì vật tiếp tục cân bằng ở vị trí mới này. |
Hoạt động 2: Tìm nguyên nhân gây nên các dạng cân bằng khác nhau.
Trợ giúp của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Nguyên nhân nào gây nên các dạng cân bằng khác nhau ? Gợi ý: Nguyên nhân làm vật quay ra xa hay trở về vị trí ban đầu là gì ? So sánh điểm đặt của trọng lực hay trọng tâm của vật của vật trong 3 trường hợp ? |
- Do tác dụng của trọng lực. - Cân bằng không bền: trọng tâm ở vị trí cao nhất; cân bằng bền: trọng tâm ở vị trí thấp nhất; cân bằng phiếm định: trọng tâm ở vị trí không đổi. |
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
Trợ giúp của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu khái niệm mặt chân đế là gì ? Ví dụ: Cái cốc đặt trên bàn, bàn, ghế trên sàn nhà: có mặt chân đế là phần nào ? Trả lời C1 ? Nhận xét vị trí giá của trọng lực so với mặt chân đế trong mỗi trường hợp ? Vậy điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gì ? |
Đọc SGK, nêu định nghĩa mặt chân đế.
Hoàn thành yêu cầu C1.
Tại vị trí 1, 2, 3 giá của trọng lực đi qua mặt chân đế, vật cân bằng. Tại vị trí 4 giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế, vật bị ngã. Giá của trọng lực phải đi qua mặt chân đế. |
II.Cân bằng của một vật có mặt chân đế: 1.Mặt chân đế: Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc. 2.Điều kiện cân bằng: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm rơi trên mặt chân đế). |
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
Hoạt động 4: Nghiên cứu mức vững vàng của cân bằng.
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 20 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 20:Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 10 Bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế - Vật lý 10 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1973 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
19 p | 1640 | 203
-
Giáo án Lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV
7 p | 1004 | 75
-
Giáo án Khoa học 4 bài 20: Nước có những tính chất gì
5 p | 923 | 65
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
9 p | 1367 | 48
-
Giáo án Sinh học 8 bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
2 p | 515 | 39
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
7 p | 1473 | 35
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
7 p | 1103 | 32
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
5 p | 973 | 29
-
Giáo án Sinh học 6 bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
3 p | 266 | 29
-
Giáo án Mỹ Thuật 6 bài 20: Vẽ mẫu có 2 đồ vật
5 p | 361 | 28
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 -1939
8 p | 689 | 26
-
Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 20 bài: Luyện từ và câu - Luyên tập về câu Ai làm gì?
4 p | 384 | 20
-
Giáo án Sinh học 7 bài 20: Thực hành quan sát một số thân mềm
7 p | 568 | 14
-
Giáo án Mỹ Thuật 1 bài 20: Vẽ hoặc nặn quả chuối
2 p | 244 | 11
-
Giáo án Ngữ văn 9 bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
15 p | 993 | 8
-
Giáo án Sinh học 9 bài 20: Thực hành quan sát và lắp mô hình ADN
3 p | 195 | 4
-
Giáo án Toán 1 chương 3 bài 20: Các số có hai chữ số
5 p | 114 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn