intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay trình bày nhận diện một số mâu thuẫn trong giáo dục ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững hiện nay; Giải quyết mâu thuẫn trong giáo dục hướng đến đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

  1. GIÁO DỤC VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Cẩm Nga(1) TÓM TẮT: Nghị quyết số 136/NQ-CP ban hành ngày 25/9/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững Ďã Ďưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững Ďến năm 2030 của Việt Nam. Trong Ďó, mục tiêu phát triển bền vững trong giáo dục Ďược nêu cụ thể: ―Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc Ďẩy các cơ hội học tập suốt Ďời cho tất cả mọi người‖. Giáo dục là một phần không thể thiếu của chiến lược phát triển bền vững, vì con người là trung tâm của sự phát triển, và giáo dục có thể mang lại những thay Ďổi cơ bản do các thách thức của sự bền vững Ďặt ra. Trên cơ sở khung lí thuyết về phát triển bền vững, nội dung của giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững, bài viết phân tích một số mâu thuẫn trong giáo dục có ảnh hưởng Ďến mục tiêu phát triển bền vững từ Ďó Ďề xuất một số phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong giáo dục hướng Ďến Ďổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Ďào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững trong giai Ďoạn hiện nay. Từ khoá: Phát triển bền vững; giáo dục; giáo dục phát triển bền vững. ABSTRACT: Resolution No. 136/NQ-CP issued on September 25, 2020 by the Government on sustainable development has set out 17 sustainable development goals for Vietnam to 2030. In particular, the goal of sustainable development in education is specifically stated: ―Ensure quality, equitable and inclusive education and promote lifelong learning opportunities for all‖. Education is an integral part of a sustainable development strategy as people are at the center of development and education can bring about the fundamental changes posed by the challenges of sustainability. With spiritually positive activities, education is our best opportunity to promote the values and behaviors necessary for sustainable development. Based on the theoretical framework of sustainable development and the content of education for sustainable development goals, the article analyzes some conflicts in education that affect the goals of sustainable development and thereby proposes Some methods to resolve conflicts in 1. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Email: liembaonga@gmail.com 27
  2. education towards fundamental and comprehensive innovation in education and training for the goal of sustainable development in the current period. Keyword: Sustainable development, education, education for sustainable development. 1. Giới thiệu Sự vận Ďộng phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay Ďang mang lại những cơ hội to lớn cho sự phát triển. Đó là khả năng giải phóng sức lao Ďộng, tăng năng suất lao Ďộng xã hội, môi trường kết nối số, gia tăng sự tương tác giữa các quốc gia, các khu vực trên các mặt của Ďời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Tuy nhiên, sự vận Ďộng Ďó cũng khiến nhân loại Ďối mặt với các nguy cơ như: ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo, Ďặc biệt là nguy cơ xung Ďột lợi ích giữa các quốc gia. Đây chính là nguyên nhân dẫn Ďến xung Ďột chính trị, quân sự. Những nguy cơ này ảnh hưởng Ďến chính sự tồn tại, phát triển của con người. Vì vậy, không có giải pháp nào khác ngoài giải pháp phát triển phải Ďảm bảo sự phát triển bền vững. Đó là sự phát triển cho thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng Ďến sự phát triển của thế hệ tương lai. Thực tế, sự khác biệt về mặt lợi ích giữa các chủ thể, các quốc gia dẫn Ďến phát triển bền vững sẽ không Ďược thực hiện nếu như không có sự Ďổi mới về thể chế, chính sách, mà trước hết là Ďổi mới về nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân. Điều này chỉ có thể Ďược thực hiện trên nền tảng giáo dục Ďể bản thân mỗi cá nhân tự nhận thức Ďược vai trò, ý nghĩa của phát triển bền vững vì giáo dục, ―mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo dục, cho phép họ tiếp thu Ďược các tri thức và các giá trị cũng như học Ďược các phương thức, hành Ďộng và phong cách sống cần thiết cho một tương lai Ďáng sống và sự thay Ďổi xã hội một cách tích cực‖ (UNESCO, 2012). 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết Phát triển bền vững - thuật ngữ lần Ďầu tiên Ďược công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (IUCN) xuất hiện trong tác phẩm ―Chiến lược bảo tồn thế giới‖ vào năm 1980. Nội dung của khái niệm Ďược hiểu là: ―Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác Ďộng Ďến môi trường sinh thái học‖. Vào năm 1987, khái niệm Phát triển bền vững Ďược phổ biến rộng rãi bởi Báo cáo Brundtland của Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới. Trong Báo cáo, phát triển bền vững Ďược hiểu là: ―sự phát triển có thể Ďáp ứng Ďược những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại Ďến những khả năng Ďáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...‖. Nghĩa là, phát triển bền vững phải bảo Ďảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường Ďược bảo vệ, gìn giữ. Theo tổ chức UNESCO, giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững Ďược Ďề cập Ďến lợi ích của cả ba lĩnh vực bền vững: môi trường, xã hội và kinh tế; khuyến khích học tập suốt Ďời; phù hợp với Ďịa phương và phù hợp với văn hoá;… Và giáo dục vì sự phát triển bền vững là nhiệm vụ không phải của riêng 28
  3. ngành giáo dục, mà nó mang tính liên ngành, tất cả các ngành Ďều có thể và có trách nhiệm Ďóng góp cho giáo dục vì sự phát triển bền vững. Cũng theo UNESCO, khái niệm giáo dục phát triển bền vững không tĩnh mà tiếp tục thích nghi, thay Ďổi Ďể Ďáp ứng nhu cầu thay Ďổi của thời Ďại (UNESCO, 2012). Trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc cũng Ďặt ra yêu cầu: Giáo dục vì sự phát triển bền vững Ďến năm 2030, Ďảm bảo rằng tất cả người học có Ďược kiến thức và kĩ năng cần thiết Ďể thúc Ďẩy sự phát triển bền vững, thông qua giáo dục Ďể phát triển bền vững và lối sống bền vững, quyền con người, bình Ďẳng giới, thúc Ďẩy văn hoá hoà bình và bất bạo Ďộng, quyền công dân toàn cầu, Ďánh giá cao sự Ďa dạng văn hoá và văn hoá Ďóng góp cho sự phát triển bền vững. (Liên Hợp Quốc, 2015, tr. 21). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research) phân tích, tổng hợp tài liệu, lấy thông tin thứ cấp. Trong nghiên cứu, trước tiên tác giả thu thập các công bố về phát triển bền vững, giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững nhằm hiểu rõ một số lí thuyết nền trong nghiên cứu giáo dục vì sự phát triển bền vững. Sau khi có Ďầy Ďủ thông tin cần thiết về lí thuyết nền, tiếp tục nghiên cứu nhằm hiểu rõ nội dung của giáo dục phát triển bền vững, nhận diện một số mâu thuẫn trong giáo dục ảnh hưởng Ďến mục tiêu phát triển bền vững hiện nay, qua Ďó Ďề xuất một số giải pháp giải quyết mâu thuẫn hướng Ďến Ďổi mới, phát triển giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Nội dung của giáo dục vì phát triển bền vững Phát triển bền vững là phát triển Ďáp ứng Ďược nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại Ďến khả năng Ďáp ứng các nhu cầu Ďó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn Ďề xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững bao gồm 4 nội dung chính: tăng trưởng kinh tế; bảo Ďảm công bằng xã hội; bảo vệ môi trường và tôn trọng các quyền con người. Khái niệm phát triển bền vững Ďược xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài người - nguyên tắc bảo Ďảm sự bình Ďẳng giữa các thế hệ. Giáo dục vì phát triển bền vững nghĩa là thực hiện những chương trình giáo dục sao cho phù hợp với Ďiều kiện cũng như văn hoá của từng Ďịa phương. Tuỳ thuộc vào Ďiều kiện cụ thể của từng Ďịa phương mà có những cách thức thực hiện khác nhau thể hiện trong 4 nội dung mũi nhọn của giáo dục vì phát triển bền vững Ďó là: Thúc Ďẩy và cải tiến giáo dục cơ bản; Ďịnh hướng lại chương trình giáo dục hiện thời Ďể Ďón Ďầu phát triển bền vững; phát triển nhận thức và hiểu biết của cộng Ďồng; và Ďào tạo. 29
  4. Thứ nhất, thúc Ďẩy và cải tiến giáo dục cơ bản. Sự vận Ďộng và phát triển của xã hội, Ďặc biệt trước những tác Ďộng ngày càng mạnh mẽ và hiện hữu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì mục tiêu giáo dục cơ bản không chỉ dừng lại ở việc tăng cường khả năng biết Ďọc, viết và làm tính như hiện nay nhiều nước Ďang thực hiện, nếu chỉ dừng lại ở mục tiêu này thì không thể tạo ra một xã hội có sự bền vững cơ bản. Thay vào Ďó, giáo dục cơ bản phải tập trung vào việc truyền Ďạt kiến thức, kĩ năng, giá trị và các lĩnh vực khác nhằm khuyến khích và hỗ trợ công dân có thể tiếp cận Ďược những cơ hội việc làm, Ďảm bảo Ďược một cuộc sống bền vững cho bản thân và gia Ďình. Thứ hai, Ďịnh hướng lại chương trình giáo dục hiện thời ở tất cả các cấp, bậc học Ďể Ďón Ďầu phát triển bền vững. Trọng tâm của nội dung này là thực hiện cải cách giáo dục từ mầm non Ďến Ďại học, quá trình này Ďòi hỏi phải dựa trên nhiều nguyên tắc, kĩ năng, phương diện hoạt Ďộng và các giá trị liên quan Ďến tính bền vững của một trong ba nhân tố: xã hội, môi trường và kinh tế. Đây là một việc làm quan trọng nhằm tạo ra sự phù hợp về năng lực người lao Ďộng với thị trường lao Ďộng trong nền kinh tế tri thức và nền kinh tế số hiện nay và mai sau. Thứ ba, phát triển nhận thức và hiểu biết của cộng Ďồng về bền vững. Việc nhận thức Ďúng và Ďủ các mục tiêu của phát triển bền vững và xây dựng xã hội bền vững là cơ sở Ďể hướng tới một xã hội bền vững hơn, Ďiều này Ďòi hỏi mỗi người dân phải có kiến thức và kĩ năng Ďể góp phần vào quá trình thực hiện những mục tiêu Ďó. Nâng cao nhận thức về quyền công dân và tiêu dùng hợp lí có thể giúp cộng Ďồng và Chính phủ thực hiện Ďược những biện pháp bền vững nhằm phát triển hơn và hướng tới một xã hội bền vững hơn. Thứ tư, Ďào tạo. Việc xây dựng những chương trình Ďào tạo chuyên môn phải Ďảm bảo tất cả các lực lượng lao Ďộng trong xã hội Ďều có kiến thức và kĩ năng cần thiết Ďể thực hiện công việc của mình theo cách thức bền vững, Ďó là tăng cường tính hiệu quả trong sử dụng các nguồn năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng có thể phục hồi, tái chế và giảm lượng chất thải, nghĩa là chiến lược Ďào tạo phải Ďào tạo ra Ďội ngũ người lao Ďộng có trình Ďộ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp thích ứng với nền kinh tế số và nền kinh tế tri thức. Như vậy, 4 nội dung mục tiêu của giáo dục vì phát triển bền vững chính là hướng Ďến Ďổi mới và xây dựng một nền giáo dục ổn Ďịnh, phù hợp với nhu cầu, Ďặc Ďiểm phát triển của thời Ďại, của các vùng, các Ďịa phương. 3.2. Nhận diện một số mâu thuẫn trong giáo dục ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững hiện nay Nhận diện các mâu thuẫn trong giáo dục Ďào tạo, tìm giải pháp khắc phục là hướng tiếp cận trực diện góp phần thực hiện Ďổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Ďào tạo ở nước ta hiện nay hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục vì phát triển bền vững. 30
  5. Một là, mâu thuẫn giữa trang bị kiến thức với phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Trong giáo dục, Ďể phát triển phẩm chất, năng lực của người học phải trên cơ sở trang bị kiến thức. Tuy nhiên, do phương pháp giáo dục nên việc trang bị kiến thức Ďang có sự mâu thuẫn với phát triển phẩm chất, năng lực. Mâu thuẫn giữa trang bị kiến thức với phát triển phẩm chất, năng lực biểu hiện dưới nhiều dạng như: chỉ học lí thuyết mà không rèn luyện kĩ năng thực hành; ―học tủ‖ những môn dự thi, không học các môn khác; chạy theo các môn học tự nhiên, không thích học các môn xã hội; dạy học theo kiểu ―Ďọc chép‖, không kích thích tư duy Ďộc lập của học sinh. Tình trạng học thêm, học quá tải, học không có thời gian vui chơi giải trí,... làm cho học sinh không phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách. Nhìn bề ngoài, học sinh Ďược trang bị rất nhiều kiến thức nhưng thực chất bên trong không tạo nền tảng Ďể phát triển phẩm chất, năng lực, cũng như không tạo cơ hội Ďể các em tiếp cận và khám phá những kiến thức, tri thức mới. Để khắc phục mâu thuẫn này, phải cải cách triệt Ďể phương pháp giáo dục, áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến, gắn việc trang bị kiến thức với phát triển phẩm chất, năng lực. Hai là, mâu thuẫn giữa chủ trương thực hiện xây dựng giáo dục mở với thực trạng phát triển của giáo dục mở. Xây dựng hệ thống giáo dục mở là một yêu cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá Ďất nước, tạo Ďiều kiện cho kinh tế tri thức phát triển. Đó là mô hình giáo dục Ďược xây dựng Ďể mở rộng cơ hội tiếp cận việc học tập so với mô hình giáo dục truyền thống bằng nhiều biện pháp, trong Ďó, nhấn mạnh Ďến việc phát triển nguồn học liệu giáo dục mở trong mọi môi trường học tập với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, theo TS. Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương thì giáo dục mở và giáo dục truyền thống vẫn chưa có sự công bằng trong cách nhìn nhận, Ďánh giá về vai trò, vị trí, chất lượng giữa hai môi trường Ďào tạo này. Cần thiết phải thay Ďổi tư duy, cách làm, tạo Ďiều kiện cho hệ thống các cơ sở giáo dục Ďào tạo ngoài công lập có môi trường vận Ďộng và phát triển bình Ďẳng thật sự với các cơ sở công lập. Đặc biệt, trong mối quan hệ này cũng xuất hiện mâu thuẫn giữa chủ trương xây dựng giáo dục mở bằng nhiều hình thức Ďào tạo phong phú (Ďào tạo tại chức, Ďào tạo từ xa, liên kết Ďào tạo, Ďào tạo qua hình thức tự học,…) với chất lượng giáo dục - Ďào tạo. Đó cũng là một thực tế cần phải nhìn nhận Ďể có hướng giải quyết. Ba là, mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ của giáo dục với nguồn lực còn hạn chế. Hằng năm, Nhà nước dành không dưới 20 tổng chi ngân sách cho giáo dục, xét về tỉ lệ, mức chi ấy không thấp nhưng vì quy mô giáo dục lớn, tổng ngân sách lại nhỏ nên tính bình quân trên Ďầu học sinh, sinh viên thì thuộc loại thấp so với khu vực và thế giới. Nghiên cứu mục tiêu giáo dục trong chiến lược phát triển 31
  6. giáo dục, chúng ta nhận ra có những mục tiêu rất cao, Ďòi hỏi phải có nguồn lực và giải pháp mạnh mới hi vọng Ďạt Ďược. Chẳng hạn, 100 số giảng viên Ďại học Ďạt trình Ďộ từ thạc sĩ trở lên, bình quân 350 - 400 sinh viên/10.000 dân,... Ngân sách cho giáo dục còn hạn chế trong khi cơ chế huy Ďộng thêm các nguồn lực khác chưa theo kịp yêu cầu nên việc thực hiện các mục tiêu giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Mâu thuẫn của các sự vật, hiện tượng trong Ďời sống xã hội nói chung, mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là nguồn gốc, tự nó không vận Ďộng và phát triển, muốn tạo Ďộng lực vận Ďộng và phát triển cần có con người can thiệp vào mâu thuẫn, tìm cách giải quyết nó mới là cái có ý nghĩa thúc Ďẩy hay kìm hãm sự phát triển. Mâu thuẫn nói chung chỉ là nguồn gốc của sự phát triển, vì nó giải thích nguyên nhân tận gốc của sự vận Ďộng. Còn Ďộng lực của sự phát triển chỉ có thể là việc giải quyết mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn vận Ďộng Ďến một giai Ďoạn nhất Ďịnh, xung lực của các mặt Ďối lập Ďạt Ďến trình Ďộ ―chín muồi‖, lúc Ďó, mâu thuẫn mới có Ďủ Ďiều kiện Ďể Ďược giải quyết. Do vậy, việc giải quyết mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục cần có các giải pháp cụ thể, có sự can thiệp chủ quan của con người và các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện và giải quyết tốt hơn mục tiêu giáo dục vì phát triển bền vững. 3.3. Giải quyết mâu thuẫn trong giáo dục hướng đến đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững Để ―Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện Ďại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế‖, chúng ta cần giải quyết triệt Ďể các mâu thuẫn kìm hãm phát triển sự nghiệp giáo dục. Giải quyết mâu thuẫn trong giáo dục, Ďào tạo hiện nay phải tiến hành Ďồng bộ, cùng lúc ở nhiều khâu, nhiều tầng bậc, không lĩnh vực nào có thể tự coi mình Ďã hoàn thành Ďổi mới và Ďứng ngoài cuộc, Ďặc biệt là Ďổi mới phát triển giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững hiện nay. Thứ nhất, Ďề ra mục tiêu phù hợp với nguồn lực và Ďòi hỏi của xã hội. Đây là giải pháp giải quyết mâu thuẫn dạy và học tràn lan, mâu thuẫn giữa trang bị kiến thức với phát triển phẩm chất, năng lực của người học và cũng là chiến lược thực hiện giáo dục vì phát triển bền vững Ďược thể hiện trong việc Ďịnh hướng, xây dựng tầm nhìn, cũng như các vấn Ďề về xây dựng năng lực, liên kết hợp tác và các vấn Ďề khác. Mục tiêu do xã hội Ďòi hỏi ở giáo dục, phải Ďáp ứng những Ďòi hỏi của xã hội Ďối với người học. Để thực hiện Ďiều này, cần phải thực hiện cải cách phương pháp dạy và học. Người học chỉ tích cực học tập nếu người dạy sử dụng phương pháp tích cực, Ďẩy họ vào những tình huống có vấn Ďề Ďể người học suy nghĩ, tìm hướng và phương pháp giải quyết. Đó là phương pháp giảng dạy giúp người học Ďược tích cực hoá, Ďược Ďộng não, Ďược tập vận dụng kiến thức, Ďược học ứng xử và Ďược thực hành. Ngày nay, thầy không thể biết hết mọi Ďiều Ďể giải Ďáp mọi thắc mắc cho người học, nhưng cách dạy mới sẽ giúp người học có năng lực tự học, tự 32
  7. tìm Ďược những gì mình còn thiếu, tự bổ khuyết Ďể dần dần không còn phụ thuộc vào thầy nữa. Đây cũng là cách dạy Ďể có những con người Ďộc lập suy nghĩ, biết hợp tác, dám tranh luận và phản biện, Ďồng thời dũng cảm phục thiện. Thứ hai, Ďịnh hướng và xây dựng tầm nhìn cho chiến lược giáo dục. Xây dựng tầm nhìn nhằm làm cho giáo dục vì phát triển bền vững có thể Ďi sâu vào thực tiễn nhu cầu, Ďòi hỏi của từng lĩnh vực, từng Ďịa phương, Ďồng thời nhằm phát triển một cam kết chất lượng và một sự thống nhất trong tính Ďa dạng. Có giải pháp khoa học Ďổi mới tư duy trong toàn xã hội, Ďặt ra những yêu cầu cụ thể Ďể tất cả các cấp chính quyền Ďều có chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực phù hợp chiến lược tổng thể quốc gia. Cần sửa Ďổi các chủ trương, chính sách, Ďiều luật phù hợp với yêu cầu Ďổi mới. Mạnh dạn cho thí Ďiểm một số vấn Ďề quan trọng Ďể có căn cứ mở rộng, giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn hiện có trong giáo dục, Ďào tạo. Công tác Ďịnh hướng sẽ diễn ra ở tất cả các cấp và có sự tham gia của tất cả các bên có liên quan, Ďặc biệt việc tham vấn và lấy ý kiến của quần chúng nhân dân. Ở cấp Ďịa phương, các trường học và các tổ chức Ďoàn thể, với vai trò là một phần của giáo dục bền vững nên tham gia vận Ďộng chính quyền Ďịa phương quan tâm tới những vấn Ďề cụ thể trong phát triển bền vững như: giáo dục vì cộng Ďồng, giáo dục vì chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ďịa phương. Thứ ba, xác Ďịnh ưu tiên trong phát triển giáo dục giữa các vùng, miền ở nước ta. Thứ tự ưu tiên này phải thể hiện hai nguyên tắc lớn. Một là, cố gắng từng bước và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền, nhất là Ďối với các vùng có ý nghĩa chính trị, chiến lược quan trọng. Hai là, xây dựng các thành phố, các Ďô thị thành các trung tâm giáo dục (và văn hoá) cho từng vùng, miền và cho cả nước, Ďể làm Ďầu tàu Ďưa cả nước và từng vùng miền tiến lên. Thứ tư, liên kết và hợp tác. Nhận thức Ďúng Ďắn và Ďầy Ďủ về vai trò của việc xây dựng mối liên hệ giữa các sáng kiến, chương trình, nhóm và mạng lưới trong quá trình Ďịnh hướng các nhóm Ďối tượng tham gia vào mục tiêu giáo dục vì phát triển bền vững, Ďể qua Ďó, giá trị của giáo dục vì phát triển bền vững ngày càng Ďược lan toả, thúc Ďẩy và tăng cường. Trong Ďó, việc liên kết giữa Chính phủ với mạng lưới các tổ chức Ďoàn thể xã hội có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược liên kết và hợp tác, vì Chính phủ Ďóng vai trò là cơ quan Ďiều phối trung tâm và có các nguồn lực; còn các tổ chức Ďoàn thể xã hội lại có những mối liên hệ từ cơ sở, mà thông qua Ďó, các nội dung mục tiêu giáo dục vì phát triển bền vững có thể Ďược phổ biến Ďối với từng lĩnh vực, từng nhóm Ďối tượng. Như vậy, thực hiện giải quyết những mâu thuẫn trong giáo dục Việt Nam hiện nay là cơ hội Ďể thúc Ďẩy Ďổi mới và phát triển giáo dục toàn diện theo hướng giáo dục vì mục tiêu bền vững. Bản chất Ďó chính là sự chuyển biến ở các 33
  8. mục tiêu: Nâng cao vai trò trung tâm của giáo dục và học tập trong bối cảnh chung của phát triển bền vững; xây dựng mạng lưới và các liên kết, trao Ďổi giữa các bên tham gia trong giáo dục vì phát triển bền vững; nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong giáo dục vì phát triển bền vững; phát triển chiến lược củng cố tiềm năng giáo dục vì phát triển bền vững ở tất cả các cấp. 4. Kết luận Biến Ďổi khí hậu, suy thoái môi trường, mất Ďa dạng sinh học, Ďói nghèo và bất bình Ďẳng chính là những thách thức toàn cầu mà nhân loại Ďang phải Ďối mặt. Giáo dục vì sự phát triển bền vững nghĩa là trao quyền và cung cấp cho người học ở mọi lứa tuổi về kiến thức, kĩ năng, giá trị và thái Ďộ Ďể giải quyết các thách thức Ďó ở hiện tại và trong tương lai. Đó chính là bản chất của giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện Ďược mục tiêu phát triển bền vững trong giáo dục cần thiết phải nhận diện Ďược các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa trang bị kiến thức với phát triển phẩm chất, năng lực của người học; mâu thuẫn giữa chủ trương thực hiện xây dựng giáo dục mở với thực trạng phát triển của giáo dục mở; mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ của giáo dục với nguồn lực còn hạn chế;... Ďể có những giải pháp giải quyết mẫu thuẫn, hướng Ďến Ďổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Ďào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Ďào tạo, Ďáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá trong Ďiều kiện kinh tế thị trường Ďịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và Ďào tạo Ďến năm 2015 và Ďịnh hướng Ďến năm 2030. 3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012). Luật Giáo dục Ďại học 2012. 4. Thủ tướng Chính phủ (2004). Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam). 5. Thủ tướng Chính phủ (2017). Kế hoạch quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Việt Nam vì sự phát triển bền vững. 6. UNESCO (2012). Shaping the Education of Tomorrow, United Nations Decade of Education for Sustainable Development (2005 - 2014), Published by the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, France. 7. WCED (1987). Our common future. Oxford UK: Oxford University Press. 8. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB% 81n_v%E1%BB%AFng 34
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2