
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM
ThS. Bùi Thị Kim Thoa1
Tóm tắt: Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, tuy nhiên hiện
nay nguồn nhân lực nước ta tuy dồi dào nhưng còn yếu về chất lượng. Đặc biệt, khi phải đối mặt với cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng sử dụng những lao động có chất lượng cao và thay thế những
lao động giản đơn bằng robot và máy móc tự động, cộng hưởng với xu hướng toàn cầu hóa và sự dịch
chuyển lao động giữa các quốc gia, thì người lao động của Việt Nam sẽ có nguy cơ khó lòng cạnh tranh
với lao động thế giới. Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực hiện nay của nước ta cũng không đáp
ứng đủ cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu hiện tại. Việc dự báo nhu cầu lao động và có sự định
hướng ngành nghề đào tạo còn kém. Chính vì vậy công tác đào tạo nguồn nhân lực nên ngày càng được
quan tâm hơn để giúp người lao động nước ta có thể sẵn sàng đối mặt với những thách thức mà xu thế
này mang lại. Trong bài viết này, tác giả đã tổng hợp số liệu thống kê, phân tích, nhận định và đề xuất một
số kiến nghị của bản thân về đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trước tác động của cuộc cách mạng 4.0
và xu hướng hội nhập quốc tế.
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập kinh tế, lao động, đào tạo nguồn nhân lực
Abstract: The role of human resources is very important for the development of the country, Vietnam’s
human resources are abundant but the quality is low. In particular, Viet Nam has to face with the industrial
revolution 4.0 with the trend of using high-quality workers and replacing simple workers with robots and
automated machines. In addition, the globalization trends is cause of labor mobility among countries,
Vietnamese workers will be at risk of competing with world labor. Besides, the training for labor of Viet
Nam has not yet met both the quantity and quality of labor market demand. The prediction of labor
demand and vocational training orientation is not effective. Therefore, the training of human resources
should be more and more paid attention to help Vietnamese workers can be ready to face the challenges
that trends bring to. In this article, the author synthesizes statistics, analyzes, judges and proposes some
recommendations on training labor for Viet Nam before the impact of revolution 4.0 and the trend
international import. The author wishes to receive comments from researchers and readers.
Keywords: Industrial revolution 4.0; Economic integration; labor; human resource training.
1 Email: kimthoa0412@gmail.com, Khoa Kinh tế, Học viện Chính trị Khu vực I.