
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ THỜI ĐẠI 4.0
PGS.TS. Trần Xuân Cầu1
Tóm tắt: Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Từ một nước nghèo, Việt Nam đã vươn lên thành một nước có thu nhập trung bình, kinh tế - xã hội ngày
càng phát triển, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện, vị trí và vai trò của Việt Nam ngày càng
được nâng cao trên trường quốc tế. Điều đó đã được khẳng định. Trong những thành tựu chung đó, công
tác quản lý con người có vị trí đặc biệt quan trọng và nhân tố quyết định đến những thành công của các tổ
chức từ cơ sở đến Trung ương, từ địa phương đến cả nước. Trong những năm qua, ngành Quản trị Nhân lực
đã có những thay đổi cơ bản và đạt được bước tiến quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Rõ ràng, nếu
những năm đầu 90 của thế kỷ trước, việc dùng từ “Quản trị nhân lực” còn lạ lẫm hoặc ít phổ biến thì hiện
nay nó trở nên quen thuộc với nhiều người, kể cả những người không trực tiếp tham gia công tác quản trị
nhân lực. Mặc dù đạt được nhiều bước tiến trong lý luận và thực tiễn, nhưng Quản trị nhân lực đang đứng
trước yêu cầu của hội nhập quốc tế trong thời gian tới và sự triển khai thành quả Cách mạng Công nghiệp
4.0 tại Việt Nam đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm thúc đẩy Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển
và hội nhập sâu rộng và toàn diện. Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả chỉ ra một số thay đổi của Quản
trị nhân lực ở Việt Nam trong thời gian qua cả về lý luận lẫn thực tiễn hoạt động cũng như tiếp tục đổi mới
trong đào tạo và hoạt động thực tiễn về Quản trị nhân lực trước yêu cầu của hội nhập quốc tế và cách mạng
công nghiệp 4.0 trong giai đoạn tới.
Từ khoá: quản trị nhân lực; hội nhập quốc tế; cách mạng Công nghiệp 4.0
Astract: Over the past years, Vietnam’s economy has been developing and deeply integrating internationally.
From a poor country, Vietnam has risen to become a middle-income country, the socio-economy is growing,
the life of workers has been improved, the position and role of Vietnam has been increasingly improved in the
international arena. That has been confirmed. In these common achievements, human management has
a particularly important position and a decisive factor for the success of organizations from grassroots to
central, local to nationwide. Over the past years, the human resource management has made fundamental
changes and achieved important progress both in theory and practice. Obviously, if in the early 90s of the last
century, the use of the word “Human Resource Management” was strange or less popular, it now becomes
familiar to many people, including those who are not directly involved in human resource management.
Although many steps have been taken in theory and practice, human resource management is facing the
requirement of international integration in the coming time and the implementation of the success of
Vietnam’s Industrial Revolution 4.0 requires to innovate strongly to promote Vietnam’s economy to develop
and integrate deeply and comprehensively. In the context of this article, the author points out some changes
of Human Resource Management in Vietnam in recent years both in theory and practice of operations as well
as continuing innovation in training and practical operation in human resource management in advance of
the requirements of international integration and the Industrial Revolution 4.0 in the coming period.
Keywords: Human resource management; International integration; Industrial Revolution 4.0.
1 Email: tranxcau@gmail.com, Khoa Kinh tế và QLNNL, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.