Giáo trình Javascript (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
lượt xem 10
download
Giáo trình "Javascript (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng)" được biên soạn nhằm giúp sinh viên nhận biết được Javascript Framework; Nắm được kiến thức cơ bản về ngôn ngữ javascript; Thực hiện được tương tác cơ sở dữ liệu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Javascript (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
- Lời giới thiệu UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: JAVASCRIPT NGÀNH/ NGHỀ: TIN HỌC ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 459/QĐ-NSG, ngày 31 tháng 08 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn Tp.Hồ Chí Minh, năm 2022
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Javascript là mộn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành dành cho đối tượng học sinh – sinh viên ngành/ nghề Tin học ứng dụng. Nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn javascript, nhóm tác giả chúng tôi biên soạn giáo trình này dựa trên khung chương trình chung môn tin học của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nội dung giáo trình gồm 6 bài: - Bài 1: Mở đầu - Bài 2: Cấu trúc điều khiển - Bài 3: Chuỗi, mảng - Bài 4: Sự kiện trong javascript - Bài 5: DOM trong javascript - Bài 6: BOM trong javascript Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã kết hợp kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm của nhóm tác giả với mong muốn có thể giúp cho học sinh – sinh viên dễ dàng nắm bắt được nội dung của môn học. Mặc dù, rất cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, nhóm tác giả chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Lê Thị Thùy Trang 2. ………… 3. ………….
- Giáo trình Javascript MỤC LỤC Bài 1: Mở đầu ..................................................................................................................................8 1.1. Các khái niệm ....................................................................................................................... 8 1.1.1 Javascript là gì? ................................................................................................................. 8 1.1.2 Javascript Framework là gì? ....................................................................................................8 1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của Javascript .................................................................................. 9 1.1.4. Cách viết chương trình javascript đầu tiên .............................................................................. 9 1.1.5. Alert - confirm và prompt trong JS ....................................................................................... 10 1.1.6. Cách dùng Inspect Element .................................................................................................. 12 1.1.7. Hàm console.log trong Javascript ......................................................................................... 12 1.1.8. setTimeout và setInterval trong JS ....................................................................................... 13 1.2. Khai báo biến.......................................................................................................................... 14 1.2.1. Các cách khai báo biến trong javascript ................................................................................ 15 1.2.2. Cách đặt tên cho biến trong Javascript ................................................................................. 15 1.2.3. Cách gán giá trị cho biến trong javascript ............................................................................. 16 1.2.4. Kiểu giá trị của biến trong Javascript ................................................................................... 16 1.2.5. In giá trị của biến JS ra trình duyệt ....................................................................................... 16 1.2.6. Các phép toán thường dùng trên biến trong Javascript .......................................................... 16 1.3. Các toán tử ............................................................................................................................. 17 1.3.1. Toán tử toán học trong javascript ......................................................................................... 17 1.3.2. Toán tử gán trong javascript ................................................................................................. 19 1.3.3. Toán tử quan hệ trong Javascript .......................................................................................... 20 1.3.4. Toán tử luận lý trong Javascript ........................................................................................... 21 1.3.5. Độ ưu tiên các toán tử trong Javascript ................................................................................. 21 1.3.6. Lưu ý với toán tử so sánh bằng Javascript ............................................................................ 22 BÀI TẬP ....................................................................................................................................... 22 Bài 2: Cấu trúc điều khiển ............................................................................................................. 23 2.1. Cấu trúc if ............................................................................................................................... 23 2.1.1. Lệnh if trong javascript ........................................................................................................ 23 2.1.2. Lệnh if else trong javascript ................................................................................................. 23 2.1.3. Kết hợp nhiều lệnh if else trong javascript............................................................................ 24 2.1.4. Lệnh if else lồng nhau trong javascript ................................................................................. 25 4 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript 2.2. Cấu trúc switch … case ........................................................................................................... 25 2.2.1. Lệnh switch case trong Javascript ........................................................................................ 25 2.2.2. Ví dụ lệnh switch case trong Javascript ................................................................................ 27 2.3. Cấu trúc vòng lặp .................................................................................................................... 28 2.3.1. Vòng lặp for......................................................................................................................... 28 2.3.2. Vòng lặp while/do while trong JS ........................................................................................ 28 2.3.3. Break/Continue trong Javascript .......................................................................................... 30 BÀI TẬP ....................................................................................................................................... 31 Bài 3: Chuỗi, mảng ........................................................................................................................ 33 3.1. Chuỗi string trong Javascript? ................................................................................................. 33 3.1.1. Cách nối chuỗi string trong Javascript .................................................................................. 33 3.1.2. Xử lý string trên nhiều dòng trong Javascript ....................................................................... 33 3.1.3. Ép chuỗi string trong javascript ............................................................................................ 33 3.1.4. Một số hàm xử lý string trong Javascript .............................................................................. 34 3.2. Mảng trong Javascript? ........................................................................................................... 35 3.2.1. Khai báo mảng trong javascript ............................................................................................ 35 3.2.2. Truy xuất các phần tử trong mảng ........................................................................................ 36 3.2.3. In mảng ra trình duyệt và console......................................................................................... 36 3.2.4. Sử dụng vòng lặp để duyệt mảng trong javascript ................................................................ 36 3.3. Number trong Javascript ......................................................................................................... 37 3.4. Date trong Javascript .............................................................................................................. 37 3.5. Xử lý ngày tháng trong Javascript ........................................................................................... 38 BÀI TẬP ....................................................................................................................................... 39 Bài 4: Sự kiện trong javascript ....................................................................................................... 40 4.2. Return true/false trong Javascript ............................................................................................ 42 4.3. Sự kiện onload trong Javascript .............................................................................................. 43 4.4. addEventListener trong Javascript ........................................................................................... 45 4.5. RemoveEventListener Javascript ............................................................................................ 47 4.6. Sự kiện click trong Javascript ................................................................................................. 48 4.7. Sự kiện hover trong Javascript ................................................................................................ 50 4.8. Sự kiện onmouseout trong js ................................................................................................... 50 4.9. Sự kiện ondbclick trong Javascript .......................................................................................... 52 4.10. Sự kiện mousemove Javascript.............................................................................................. 52 4.11. Sự kiện Submit trong Javascript ............................................................................................ 54 BÀI TẬP ....................................................................................................................................... 56 5 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript Bài 5: DOM trong javascript .......................................................................................................... 57 5.1. DOM Element trong javascript ............................................................................................... 57 5.2. DOM HTML trong Javascript ................................................................................................. 58 5.3. DOM CSS trong Javascript ..................................................................................................... 60 5.4. DOM Nodes trong Javascript .................................................................................................. 62 BÀI TẬP ....................................................................................................................................... 65 Bài 6: BOM trong javascript .......................................................................................................... 66 6.1. Window trong Javascript ........................................................................................................ 66 6.2. Location trong Javascript ........................................................................................................ 69 6.3. History trong Javascript .......................................................................................................... 72 6.4. Cookie trong Javascript ........................................................................................................... 72 6.5. Navigator trong Javascript ...................................................................................................... 74 6.6. Screen trong Javascript ........................................................................................................... 75 BÀI TẬP ....................................................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 76 6 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: JavaScript Mã số môn học: MH36 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ, (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 28, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 0 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học này thuộc khối kiến thức chuyên môn, bắt buộc trong chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành Tin học ứng dụng. - Tính chất: là môn học bắt buộc. Môn học nhằm giúp sinh viên tìm hiểu Javascript Framework, một bộ thư viện được xây dựng dựa vào ngôn ngữ lập trình Javascript II. Mục tiêu môn học: 1. Về kiến thức: - Nhận biết được Javascript Framework - Nắm được kiến thức cơ bản về ngôn ngữ javascript - Thực hiện được tương tác cơ sở dữ liệu 2. Về kỹ năng: - Vận dụng được kiến thức cơ bản của ngôn ngữ Javascript - Kết hợp được html, css và ngôn ngữ javascript trong thiết kế website - Sử dụng thành thạo các đối tượng điều khiển để hoàn thành giao diện website 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp, tính kiên trì, sáng tạo trong công việc 7 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript NỘI DUNG MÔN HỌC Bài 1: Mở đầu Mục tiêu: Học xong chương này, người học có khả năng: - Trình bày được các khái niệm về javascript - Khai báo và sử dụng biến đúng cú pháp - Sử dụng được các toán tử trong javascript Nội dung: 1.1. Các khái niệm 1.1.1 Javascript là gì? Javascript là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa vào đối tượng phát triển có sẵn hoặc tự định nghĩa. Javascript được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng Website. Javascript được hỗ trợ hầu như trên tất cả các trình duyệt như Firefox, Chrome, ... trên máy tính lẫn điện thoại. Nhiệm vụ của Javascript là xử lý những đối tượng HTML trên trình duyệt. Nó có thể can thiệp với các hành động như thêm / xóa / sửa các thuộc tính CSS và các thẻ HTML một cách dễ dàng. Hay nói cách khác, Javascript là một ngôn ngữ lập trình trên trình duyệt ở phía client. Tuy nhiên, hiện nay với sự xuất hiện của NodeJS đã giúp cho Javascript có thể làm việc ở backend 1.1.2 Javascript Framework là gì? Javascript Framework là một bộ thư viện được xây dựng dựa vào ngôn ngữ lập trình Javascript. Mỗi framework thường được tạo ra để phục vụ cho một lĩnh vực nào đó. Ví dụ với Angular và React thì chuyên xử lý frontend, NodeJS thì chuyên xử lý backend, jQuery là một thư viện rất mạnh khi xử lý DOM HTML và CSS. Sức mạnh của Javascript là không thể chối cãi, bằng chứng là hiện nay có rất nhiều libraries và framework được viết bằng Javascript ra đời như: - Angular: Một thư viện dùng để xây dựng ứng dụng Single Page. - NodeJS: Một thư viện được phát triển phía Server dùng để xây dựng ứng dụng realtime. - Sencha Touch: Một Framework dùng để xây dựng ứng dụng Mobile. - ExtJS: Một Framework dùng xây dựng ứng dụng quản lý (Web Applications). 8 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript - jQuery: Một thư viện rất mạnh về hiểu ứng. - ReactJS: Một thư viện viết ứng dụng mobie. - Và còn nhiều thư viện khác. 1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của Javascript Ưu điểm: - Javascript giúp thao tác với người dùng ở phía client và tách biệt giữa các client. Ví dụ 2 người đang truy cập vào 2 trình duyệt khác nhau thì cả hai đều có những phiên xử lý Javascript khác nhau, không ảnh hưởng lẫn nhau. - Javascript có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau, từ Windows, macOS cho đến các hệ điều hành trên mobile. - Javascript là một ngôn ngữ dễ tiếp cận, bạn sẽ dễ dàng học nó mà không cần phải cài đặt quá nhiều phần mềm. Nhược điểm: Vì là một ngôn ngữ rất dễ dàng bị soi code nên dễ bị khai thác. Hacker có thể nhập một đoạn code bất kì vào khung console của trình duyệt, lúc này trình duyệt sẽ hiểu rằng đoạn code đó là chính thống, nên hacker có thể gửi nhửng request lên server một cách dễ dàng 1.1.4. Cách viết chương trình javascript đầu tiên Tất cả những đoạn mã Javascript đều phải đặt trong cặp thẻ mở và thẻ đóng alert("Hello World!"); Có ba cách đặt thường được sử dụng sau đây: Cách 1: Internal - viết trong file html hiện tại: Thông thường chúng ta sẽ viết những đoạn mã javascript trên phần head, tuy nhiên đó không phải là điều kiện bắt buộc, nghĩa là bạn có thể đặt ở đâu tùy thích miễn là những đoạn mã đó phải được bao lại bằng thẻ script. alert("Hello World!"); 9 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript Cách 2: External - viết ra một file js khác rồi import vào: Có thể viết những đoạn mã javascript ở một file có phần mở rộng là .js, sau đó dùng thẻ script để import vào (giống CSS) Cách 3: Inline - viết trực tiếp trong thẻ HTML: Inline nghĩa là bạn sẽ viết những đoạn mã Javascript trực tiếp trong thẻ HTML luôn. Như ví dụ dưới đây là mình đang viết dạng inline vì đoạn mã alert(1) được đặt trong sự kiện onclick của thẻ button. Viết chương trình Hello World! Bước 1: tạo file index.html Bước 2: Viết mã Javascript khi click vào button có id="clickme" thì thông báo lên màn hình // Lấy element có id=clickme lưu vào biến button var button = document.getElementById('clickme'); // Khi click vào element chứa trong button thì thực hiện một function, // bên trong function thông báo lên Hello World! button.addEventListener('click', function(){ alert('Hello World!'); }); 1.1.5. Alert - confirm và prompt trong JS Hàm alert() trong javascript 10 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript Hàm alert() có nhiệm vụ in một thông báo popup, nó có một tham số truyền vào và tham số này chính là nội dung ta muốn thông báo với người dùng. Hàm confirm() trong javascript: Hàm confirm() cũng sẽ xuất hiện một thông báo popup nhưng nó có thêm hai sự lựa chọn là Yes và No, nếu người dùng chọn Yes thì nó trả về TRUE và ngược lại nếu chọn NO thì nó sẽ trả về FALSE. Nó cũng có một tham số truyền vào và tham số này chính là nội dung thông báo. The Window Object The confirm() Method Click the button to display a confirm box. Try it function myFunction() { confirm("Press a button!"); } 11 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript Hàm prompt() trong javascript: Hàm prompt() dùng để lấy thông tin từ người dùng, gồm có hai tham số truyền vào là nội dung thông báo và giá trị ban đầu. Nếu người dùng không nhập vào thì giá trị nó sẽ trả về là NULL var t = prompt("Nhập tên của bạn", ''); alert(t); 1.1.6. Cách dùng Inspect Element Inspect Element là một công cụ rất hữu ích được tích hợp trong hầu hết mọi trình duyệt web. Công cụ này cho phép xem xét mọi trang web và truy cập mã nguồn của trang web đó. Muốn xem cấu trúc trang web: - Click chuột phải - Chọn Inspect Các bước sao chép văn bản từ một trang web: Bước 1: Nhấp chuột phải vào bất kỳ đâu trên trang web để mở danh sách thả xuống và chọn tùy chọn cuối cùng, “Kiểm tra”. Bước 2: Một thanh bên sẽ bật lên ở bên phải màn hình của bạn hoặc trong một số trường hợp là ở dưới cùng. Sử dụng công cụ chọn phần tử ở góc trên bên trái của trang web. Bước 3: Bấm vào văn bản bạn muốn sao chép trên trang web. Bước 4: Nhấp vào văn bản bạn muốn sao chép sẽ hướng bạn tới dòng mã trong cửa sổ kiểm tra phần tử nơi bạn có thể dễ dàng sao chép nội dung của trang web qua cửa sổ Inspect Element. 1.1.7. Hàm console.log trong Javascript 12 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript Console.log là một hàm của Javascript, được sử dụng để debug / kiểm tra / xem giá trị của một biến trong Javascript. Công dụng của console.log là show ra giá trị của một biến, dù biến đó thuộc kiểu dữ lliệu gì đi nữa thì vẫn được hiển thị ở ô console trong hộp thoại Inspect Element. Cú pháp console.log() trong javascript: Lệnh console.log() có cú pháp là console.log(value), trong đó value là một biến hoặc một giá trị muốn in ra. Ví dụ 1: console.log() một biến bình thường var website = 'Javascript'; console.log(website); Ví dụ 2: console.log() một mảng var websites = ["A", "B", "C", "D"]; console.log(websites); Ví dụ 3: console.log() một giá trị console.log("Xin chào!"); Ví dụ 4: console.log() một object var info = { website : "nsg.net", email : "nsg@gmail.com", address : "HCM city" }; console.log(info); 1.1.8. setTimeout và setInterval trong JS Hàm setTimeout() trong Javascript: Hàm setTimeout() dùng để thiết lập một khoảng thời gian nào đó sẽ thực hiện một nhiệm vụ nào đó và nó chỉ thực hiện đúng một lần. Cú pháp: setTimeout(function, time) Trong đó: - function: là nội dung cần thực hiện, đây là một hàm - time: là khoảng thời gian bao nhiêu (tính bằng mili giây) thì function đó sẽ thực hiện Ví dụ: Sau 3 giây thì xuất hiện câu chào lên màn hình setTimeout(function(){ alert("Chào mừng bạn đến với freetuts.net"); }, 3000); Hàm clearTimeout() trong Javascript: Giả sử bạn xây dựng chức năng sau 3 giây thì sẽ xuất hiện thông báo, tuy nhiên sau 2 giây chương trình muốn hủy bỏ thì phải làm thế nào? Lúc này bạn phải sử dụng hàm clearTimeout(). 13 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript Tham số truyền vào hàm clearTimeout() là đối tượng setTimeout() nên lúc này ban phải đặt hàm setTimeout() vào một biến cụ thể. // hành động var action = setTimeout(function(){ // something }, 3000); // hủy hành động clearTimeout(action); var do_alert = setTimeout(function(){ alert("Chào mừng bạn đến với freetuts.net"); }, 3000); function clearAlert() { clearTimeout(do_alert); } Hàm setInterval() trong Javascript: Hàm setInterval() có cú pháp và chức năng giống như hàm setTimeout(), tuy nhiên với hàm setInterval() thì số lần thực hiện lã mãi mãi. Ví dụ: Cứ sau 3 giây thì xuất hiện câu chào một lần setInterval(function(){ alert("Chào mừng bạn đến với freetuts.net"); }, 3000); Trong ví dụ này cứ sau ba giây thì sẽ xuất hiện câu chào và số lần thực hiện sẽ là vĩnh viễn, không tin bạn cứ chạy trang web lên và để vậy. Hàm clearInterval() trong Javascript: Tương tự như hàm clearTimeout(), hàm clearInterval() sẽ xóa đi nhiệm vụ mà ta đã thiết lập trong hàm setInterval(), và ta cũng phải đặt setInterval() trong một biến thì mới clear được. Ví dụ: Sử dụng hàm setInterval() để xuất câu chào lên màn hình và số lần xuất hiện chỉ 1 lần duy nhất var interval_obj = setInterval(function(){ alert("Chào mừng bạn đến với freetuts.net"); clearInterval(interval_obj); }, 3000); Trong ví dụ này nội dung thực hiện là xuất hiện câu chào và ngay lập tức xóa nhiệm vụ của interval luôn nên nó chỉ thực hiện 1 lần. 1.2. Khai báo biến 14 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript 1.2.1. Các cách khai báo biến trong javascript Cách 1: Khai báo biến trong JS bằng từ khóa var Để khai báo một biến ta sử dụng từ khóa var tenbien. var username; Cách 2: Khai báo biến trong JS bằng từ khóa let Sử dụng từ khóa let tenbien. let username; Biến khai báo bằng từ khoá let chỉ có phạm vi trong khối khai báo mà thôi. Vì vậy nó sẽ tối ưu trong trường hợp bạn cần khai báo một biến chỉ sử dụng tạm thời trong một phạm vi nhất định. Ví dụ này thì biến domain chỉ có phạm vi trong lệnh if mà thôi if (true){ let domain = "freetuts.net"; } // Lỗi vì biến domain không tồn tại console.log(domain); Cách 3: Khai báo biến trong JS bằng từ khóa const Sử dụng từ khóa const tenbien. const username = 'giá trị'; Const là một hằng số, vì vậy khi khai báo biến const thì ta phải gán giá trị cho nó luôn, sau này cũng không thể thay đổi giá trị cho biến. 1.2.2. Cách đặt tên cho biến trong Javascript Khi đặt tên cho biến phải tuân thủ theo những quy tắc dưới đây: - Tên biến phải là các chữ không dấu viết hoa hoặc viết thường, các chữ số từ 0-9 và dấu gạch dưới (_). - Tên biến bắt đầu phải là chữ hoặc dấu gạch dưới (_), nếu bắt đầu bằng số là sai - Tên biến có thể đặt dài hay ngắn tùy vào lập trình viên. Ví dụ: // Đúng var username; // Đúng var _username; // Đúng var __username; // Đúng var username90; // SAI var 90thehalfheart; 15 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript Ngoài cách khai báo từng biến đơn lẻ như trên thì bạn có thể gộp nó vào một dòng duy nhất như sau: var username, _username, __username, username90; 1.2.3. Cách gán giá trị cho biến trong javascript Để gán giá trị cho biến ta dùng dấu bằng (=) để gán vế phải vào vế trái. Có hai cách gán thông dụng đó là vừa khai báo biến vừa gán giá trị và khai báo rồi mới gán giá trị: var username = 'thehalfheart'; var username; username = 'thehalfheart'; 1.2.4. Kiểu giá trị của biến trong Javascript Trong Javascript rất hạn chế về kiểu dữ liệu nhưng bù lại cơ chế xử lý kiểu dữ liệu của nó rất linh hoạt, giúp lập trình viên có thể chuyển đổi một cách dễ dàng. Đó là vì mọi kiểu dữ liệu đều có thể quy về đối tượng và mỗi đối tượng ta có thể bổ sung các phương thức xử lý riêng. Giống như php, để xác định biến có kiểu dữ liệu là gì thì ta dựa vào giá trị mà nó đang có. Có nghĩa khi bạn gán một con số không có dấu chấm động thì nó sẽ là kiểu INT, nếu gán một chuỗi thì là kiểu String. // Biến website đag kiểu String var website = 'thehalfehart'; // Biến website chuyển sang kiểu INT website = 12; // Biến website chuyển sang kiểu float website = 12.5; Trong Javascript sẽ có các kiểu dữ liệu thông dụng như kiểu chuỗi (String), số (Number), mảng (Array), đối tượng (Object) 1.2.5. In giá trị của biến JS ra trình duyệt Để in giá trị của biến hoặc một chuỗi nào đó ra trình duyệt thì ta sử dụng hàm document.write(value). var website = 'freetuts.net'; document.write(website); 1.2.6. Các phép toán thường dùng trên biến trong Javascript 16 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript Khi làm việc với biến thì chúng ta thường sử dụng các phép toán như: - Gán giá trị. - Cộng trừ nhân chia các số. - Nối chuỗi. // Phép gán var domain = "freetuts.net"; // Phép nối chuỗi var subdomain = "code." + domain; // Phép cộng var number = 20 + 10; // Phép trừ var number = 20 - 10; // Phép nhân var number = 20 * 10; // Phép chia var number = 20 / 10; 1.3. Các toán tử 1.3.1. Toán tử toán học trong javascript Các toán tử Javascript số học thường dùng trong javascript 17 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript 18 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript 1.3.2. Toán tử gán trong javascript Các toán tử Javascript gán thường dùng trong javascript 19 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Giáo trình Javascript 1.3.3. Toán tử quan hệ trong Javascript 20 Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình thực hành Java
21 p | 727 | 327
-
Giáo trình công nghệ thông tin: JavaScript
102 p | 430 | 207
-
GIÁO TRÌNH HTML CƠ BẢN
98 p | 410 | 155
-
Bài giảng: Javascript căn bản
41 p | 191 | 70
-
Giáo trình Giới thiệu về ASP
11 p | 194 | 66
-
Giáo trình Thiết kết web cơ bản (Ngành: Thiết kết và quản lý website-Trung cấp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
171 p | 57 | 10
-
Giáo trình Lập trình web với PHP (Ngành/Nghề: Công nghệ thông tin) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
108 p | 29 | 10
-
Giáo trình Thiết kế web (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
125 p | 24 | 10
-
GIÁO TRÌNH LẬP TRÌNH WEB_PHẦN 1_BÀI 2
3 p | 72 | 10
-
GIÁO TRÌNH LẬP TRÌNH WEB_PHẦN 1_BÀI 3
3 p | 48 | 9
-
Giáo trình Thiết kế và lập trình web (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
115 p | 62 | 9
-
Giáo trình Thiết kế Website (Nghề: Lập trình máy tính-CĐ) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
57 p | 45 | 8
-
GIÁO TRÌNH LẬP TRÌNH WEB_PHẦN 1_BÀI 4
4 p | 71 | 8
-
GIÁO TRÌNH LẬP TRÌNH WEB_PHẦN 1_BÀI 6
5 p | 42 | 7
-
Các hàm xử lý phía client (Javascript)
11 p | 53 | 5
-
Giáo trình Javascript (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
77 p | 14 | 4
-
GIÁO TRÌNH LẬP TRÌNH WEB_BÀI 5
0 p | 51 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn