Giáo trình về hệ tính CCNA 2
lượt xem 56
download
Cuốn sách “Giáo trình hệ tính CCNA 2” được biện soạn dựa trên chương trình đào tạo chuyên viên mạng của Cisco. Lần xuất bản thứ nhất đã được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Đây là chương trình học có tính thực tế cao. Trong bối cảnh công nghệ phát triển liên tục nên giáo trình cần được cập nhật để bám sát thực tiễn. Đó chính là lý do chúng tôi giới thiệuđến bạn cuốn giáo trình mới trong lần xuất bản này. Giáo trình này tương ứg với kỳ học thứ hai trong chương trình đào tạo...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình về hệ tính CCNA 2
- Sharing knowledge website Website chia sẻ tri thức
- 1 LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách “Giáo trình hệ tính CCNA 2” được biện soạn dựa trên chương trình đào tạo chuyên viên mạng của Cisco. Lần xuất bản thứ nhất đã được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Đây là chương trình học có tính thực tế cao. Trong bối cảnh công nghệ phát triển liên tục nên giáo trình cần được cập nhật để bám sát thực tiễn. Đó chính là lý do chúng tôi giới thiệuđến bạn cuốn giáo trình mới trong lần xuất bản này. Giáo trình này tương ứg với kỳ học thứ hai trong chương trình đào tạo CCNA của Cisco. Sách gồm có 11 chương, các chủ đề được trình bày có hệ thống và cô đọng. Nội dung chính của tập hai là khảo sát thành phần cấu trúc và hoạt động của router, đồng thời hướng dẫn người đọc cấu hình cơ bản cho router. So với phiên bản cũ, phiên bản mới có đề cập thêm hai phần mới là: Giao thức thông điệp điều khiển Internet (ICMP) và danh sách kiểm tra truy nhập (Access Control List). Bên cạnh đó, các phần về cấu trúc router, cấu hình router và xử lý sự cố cho router cũng được bổ sung thêm nhiều chi tiết mới so với phiên bản cũ. Cuốn sách không chỉ là một giáo trình hữu ích cho các học viên mạng CCNA mà còn là tài liệu bổ ích cho các bạn đọc muốn trở thành những nhà networking chuyên nghiệp. Mặc dù đã cố gắng sửa chữa, bổ sung cho cuốn sách được hoàn thiện hơn song chắc rằng không tránh khởi những thiếu sót, hạn chế. Nhóm biên soạn mong nhận được cá ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc. MK.PUB Mk.pub@minhkhai.com.vn www.minhkhai.com.vn
- 2 LỜI NGỎ Kính thưa quý bạn đọc gần xa, Ban xuất bản MK.PUB trước hết xin bày tỏ lòng biết ơn và niềm vinh hạnh trước nhiệt tình của đông đảo Bạn đọc đối với tủ sách MK.PUB trong thời gian qua. Khẩu hiệu chúng tôi là: * Lao động khoa học nghiêm túc. * Chất lượng và ngày càng chất lượng hơn. * Tất cả vì Bạn đọc. Rất nhiều Bạn đọc đã gửi mail cho chúng tôi đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tủ sách. Ban xuất bản MK.PUB xin được kính mời quý Bạn đọc tham gia cùng nâng cao chất lượng tủ sách của chúng ta. Trong quá trình đọc, xin các Bạn ghi chú lại các sai sót (dù nhỏ, lớn) của cuốn sách hoặc các nhận xét của riêng Bạn. Sau đó xin gửi về địa chỉ: E-mail: mk.book@minhkhai.com.vn – mk.pub@minhkhai.com.vn Hoặc gửi về: Nhà sách Minh Khai 249 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.I, Tp. Hồ Chí Minh Nếu Bạn ghi chú trực tiếp lên cuốn sách, rồi gửi cuốn sách đó cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ xin hoàn lại cước phí bưu điện và gửi lại cho bạn cuốn sách khác. Chúng tôi xin gửi tặng một cuốn sách của ủ sách MK.PUB ty chọn lựa của Bạn theo một danh mục thích hợp sẽ được gửi tới Bạn. Với mục đích ngày càng nâng cao chất lượng của tủ sách MK.PUB, chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của quý Bạn đọc gần xa. “MK.PUB và Bạn đọc cùng làm !”
- 3 MK.PUB MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 3 MỤC LỤC......................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: WAN VÀ ROUTER................................................................... 5 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 13 1.1. WAN.................................................................................................... 13 1.1.1. Giới thiệu về WAN ................................................................... 13 1.1.2. Giới thiệu về router trong mạng WAN ..................................... 15 1.1.3. Router LAN và WAN ............................................................... 17 1.1.4. Vai trò của router trong mạng WAN ......................................... 19 1.1.5. Các bài thực hành mô phỏng ..................................................... 21 1.2. Router ................................................................................................. 21 1.2.1. Các thành phần bên trong router ............................................... 21 1.2.2. Đặc điểm vật lý của router ......................................................... 24 1.2.3. Các loại kết nối bên ngoài của router ........................................ 25 1.2.4. Kết nối vào cổng quản lý trên router ......................................... 25 1.2.5. Thiết lập kết nối vào cổng console ............................................ 26 1.2.6. Thực hiện kết nối với cổng LAN .............................................. 28 1.2.7. Thực hiện kết nối với cổng WAN ............................................. 29 TỔNG KẾT .................................................................................................... 31
- 4 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ROUTER .................................................... 33 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 33 2.1. Phần mềm hệ điều hành Cisco IOS .................................................... 33 2.1.1. Mục đích của phần mềm Cisco IOS........................................... 33 2.1.2. Giao diện người dùng của router ............................................... 33 2.1.3. Các chế độ cấu hình router ........................................................ 34 2.1.4. Các đặc điểm của phần mềm Cisco IOS ................................... 35 2.1.5. Hoạt động của phần mềm Cisco IOS ........................................ 38 2.2. Bắt đầu với router ............................................................................... 40 2.2.1. Khởi động router ....................................................................... 40 2.2.2. Đèn LED báo hiệu trên router ................................................... 42 2.2.3. Khảo sát quá trình khởi động router .......................................... 43 2.2.4. Thiết lập phiên kết nối bằng HyperTerminal ............................ 45 2.2.5. Truy cập vào router ................................................................... 45 2.2.6. Phím trợ giúp trong router CLI ................................................. 46 2.2.7. Mở rộng thêm về cách viết câu lệnh ......................................... 48 2.2.8. Gọi lại các lệnh đã sử dụng ....................................................... 49 2.2.9. Xử lý lỗi câu lệnh ....................................................................... 50 2.2.10. Lệnh show version ................................................................... 51 TỔNG KẾT CHƯƠNG .................................................................................. 52
- 5 CHƯƠNG 3: CẤU HÌNH ROUTER............................................................. 53 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 53 3.1. Cấu hình router ................................................................................... 54 3.1.1. Chế độ giao tiếp dòng lệnh CLI ................................................ 54 3.1.2. Đặt tên cho router ...................................................................... 55 3.1.3. Đặt mật mã cho router ............................................................... 55 3.1.4. Kiểm tra bằng các lệnh show .................................................... 56 3.1.5. Cấu hình cổng serial .................................................................. 58 3.1.6. Thêm bớt, dịch chuyển và thay đổi tập tin cấu hình ................. 59 3.1.7. Cấu hình cổng Ethernet ............................................................. 60 3.2. Hoàn chỉnh cấu hình router ................................................................ 61 3.2.1. Tầm quan trọng của việc chuẩn hoá tập tin cấu hình ................ 61 3.2.2. Câu chú thích cho các cổng giao tiếp ........................................ 61 3.2.3. Cấu hình câu chú thích cho cổng giao tiếp ............................... 62 3.2.4. Thông điệp đăng nhập ................................................................ 63 3.2.5. Cấu hình thông điệp đăng nhập (MOTD) ................................. 63 3.2.6. Phân giải tên máy ...................................................................... 64 3.2.7. Cấu hình bằng host .................................................................... 65 3.2.8. Lập hồ sơ và lưu dự phòng tập tin cấu hình .............................. 65 3.2.9. Cắt, dán và chỉnh sửa tập tin cấu hình ....................................... 66
- 6 TỔNG KẾT CHƯƠNG ................................................................................. 67 CHƯƠNG 4: CẬP NHẬT THÔNG TIN TỪ CÁC THIẾT BỊ KHÁC ......... 69 GIỞI THIỆU .................................................................................................. 69 4.1. Kết nối và khám phá các thiết bị lân cận ............................................ 70 4.1.1. Giới thiệu về CDP ..................................................................... 70 4.1.2. Thông tin thu nhân được từ CDP ............................................... 71 4.1.3. Chạy CDP, kiểm tra và ghi nhận các thông tin CDP ................ 72 4.1.4. Xây dựng bản đồ mạng ............................................................. 76 4.1.5. Tắt CDP ..................................................................................... 76 4.1.6. Xử lý sự cố của CDP ................................................................. 77 4.2. Thu thập thông tin về các thiết bị ở xa ............................................... 77 4.2.1. Telnet ......................................................................................... 77 4.2.2. Thiết lập và kiểm tra quá trình khởi động router ...................... 78 4.2.3. Ngắt, tạm ngưng phiên Telnet ................................................... 79 4.2.4. Mở rộng thêm về hoạt động Telnet ........................................... 80 4.2.5. Các lệnh kiểm tra kết nối khác .................................................. 81 4.2.6. Xử lý sự cố về địa chỉ IP ........................................................... 84 TỔNG KẾT .................................................................................................... 84 CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ PHẦN MỀM CISCO IOS .................................... 85 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 85 5.1. Khảo sát và kiểm tra hoạt động router ............................................... 86
- 7 5.1.1. Các giai đoạn khởi động router khi bắt đầu bật điện ..................... 86 5.1.2. Thiết bị Cisvo tìm và tải IOS như thế nào ..................................... 86 5.1.3. Sử dụng lệnh boot system .............................................................. 87 5.1.4. Thanh ghi cấu hình………………………………………............. 88 5.1.5. Xử lý sự cố khi khởi động IOS………………………… .............. 89 5.2. Quản lý tập tin hệ thống Cisco………………………… ....................... 91 5.2.1. Khái quát về tập tin hệ thốn IOS………………… ........................ 91 5.2.2. Quy ước tên IOS………………………......................................... 94 5.2.3. Quản lý tập tin cấu hình bằng TFTP……… .................................. 95 5.2.4. Quản lý tập tin cấu hình bằng cách cắt-dán………........................ 99 5.2.5. Quản lý Cisco IOS bằng TFTP……………………… .................. 100 5.2.6. Quản lý IOS bằng Xmodem……………… ................................... 103 5.2.7. Biến môi trường……………………………….............................. 105 5.2.8. Kiểm tra tập tin hệ thống……………………………………….... 106 TỔNG KẾT ............................................................................................. 106 CHƯƠNG 6: ĐỊNH TUYẾN VÀ CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN ............ 107 GIỚI THIỆU …………………………………………….................................. 107 6.1. Giới thiệu về định tuyến tĩnh ................................................................. 108 6.1.1. Giới thiệu về định tuyến tĩnh .......................................................... 108 6.1.2. Hoạt động của định tuyến tĩnh........................................................ 108
- 8 6.1.3. Cấu hình đường cố định ................................................................. 110 6.1.4. Cấu hình đường mặc định cho router chuyển gói đi ...................... 112 6.1.5. Kiểm tra cấu hình ........................................................................... 114 6.1.6. Xử lý sự cố...................................................................................... 114 6.2. Tổng quát về định tuyến ......................................................................... 116 6.2.1. Giới thiệu về giao thức định tuyến ................................................. 116 6.2.2. Autonomous system (AS) (Hệ thống tự quản) ............................... 117 6.2.3. Mục đích của giao thức định tuyến và hệ thống tự quản ............... 117 6.2.4. Phân loại các giao thức định tuyến................................................. 118 6.2.5. Đặc điểm của giao thức định tuyến theo vector khoảng cách ....... 118 6.2.6. Đặc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết 121 6.3. Tổng quát về giao thức định tuyến ......................................................... 121 6.3.1. Quyết định chọn đường đi .............................................................. 123 6.3.2. Cấu hình định tuyến........................................................................ 123 6.3.3. Các giao thức định tuyến ................................................................ 126 6.3.4. Hệ tự quản, IGP và EGP................................................................. 128 6.3.5. Trạng thái đường liên kết ............................................................... 130 TỔNG KẾT......................................................................................................... 132 CHƯƠNG 7: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN THEO VECTOR KHOẢNG CÁCH .... 133 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 133
- 9 7.1. Định tuyến theo vector khoảng cách ...................................................... 134 7.1.1. Cập nhật thông tin định tuyến ....................................................... 134 7.1.2. Lỗi định tuyến lặp........................................................................... 135 7.1.3. Định nghĩa giá trị tối đa.................................................................. 136 7.1.4. Tránh định tuyến lặp vòng bằng split horizon................................ 137 7.1.5. Router poisoning............................................................................. 138 7.1.6. Tránh định tuyến lặp vòng bằng cơ chế cập nhật tức thời ............. 140 7.1.7. Trành lặp vòng với thời gian holddown ......................................... 140 7.2. RIP .......................................................................................................... 142 7.2.1. Tiến trình của RIP........................................................................... 142 7.2.2. Cấu hình RIP................................................................................... 142 7.2.3. Sử dụng lênh ip classless ................................................................ 144 7.2.4. Những vấn đề thường gặp khi cấu hình RIP .................................. 146 7.2.5. Kiểm tra cấu hình RIP .................................................................... 149 7.2.6. Xử lý sự cố về hoạt động cập nhật của RIP ................................... 151 7.2.7. Ngăn không cho router gửi thông tin định tuyến ra một cổng giao tiếp .................................................................................................................. 153 7.2.8. Chia tải với RIP .............................................................................. 154 7.2.9. Chia tải cho nhiều đường ............................................................... 156 7.2.10. Tích hợp đường cố định với RIP .................................................. 158
- 10 7.3. IGRP ....................................................................................................... 160 7.3.1. Đặc điểm của IGRP ........................................................................ 160 7.3.7. Kiểm tra cấu hình IGPR ................................................................. 171 7.3.8. Xử lý sự cố của IGPR ..................................................................... 171 TỔNG KẾT ........................................................................................................ 173 CHƯƠNG 8: THÔNG ĐIỆP ĐIỀU KHIỂN VÀ BÁO LỖI CỦA TCP/IP........ 175 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 175 8.1. Tổng quát về thông điệp báo lỗi của TCP/IP ...................................... 176 8.1.1. Giao thức Thông Điệp Điều Khiển Internet (IMCP) .................... 176 8.1.3. Truyền thông điệp IMCP................................................................ 177 8.1.4. Mạng không đến được .................................................................... 177 8.1.5. Sử dụng lệnh ping để kiểm tra xem địa chỉ đích có đến được hay không ........................................................................................................ 178 8.1.6. Phát hiện đường dài quá giới hạn ................................................... 179 8.1.7. Thông điệp echo ............................................................................. 180 8.1.8. Thông điệp “Destination Unreachable”.......................................... 181 8.1.9. Thông báo các loại lỗi khác............................................................ 182 8.2. Thông điệp điều khiển của TCP/IP...................................................... 183 8.2.1. Giới thiệu về thông điệp điều khiển ............................................... 183 8.2.2. Thông điệ ICMP redirect/change request....................................... 184
- 11 8.2.3. Đồng bộ đồng hồ và ước tính thời gian truyền dữ liệu .................. 186 8.2.4. Thông điệp Information request và reply ....................................... 187 8.2.6. Thông điệp để tìm router ................................................................ 189 8.2.7. Thông điệp Router solicitation ....................................................... 189 8.2.8. Thông điệp báo nghẽn và điều khiển luồng dữ liệu ....................... 190 TỔNG KẾT......................................................................................................... 191 CHƯƠNG 9: CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ SỰ CỐ ROUTER ..................................... 193 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 193 9.1. Kiểm tra bảng định tuyến .......................................................................... 194 9.1.1. Lệnh show ip route ......................................................................... 194 9.1.2. Xác định gateway ........................................................................... 196 9.1.3. Chọn đường để chuyển gói từ nguồn đến đích............................... 197 9.1.4. Xác định địa lớp 2 và lớp 3 ............................................................ 198 9.1.5. Xác định chỉ số tincậy của các con đường .................................... 198 9.1.6. Xác định thông số định tuyến ......................................................... 199 9.1.7. Xác định trạm kế tiếp...................................................................... 201 9.1.8. Kiểm tra thông tin định tuyến được cập nhật mới nhất.................. 202 9.1.9. Sử dụng nhiều đường đến cùng một đích....................................... 203 9.2. Kiểm tra kết nối mạng ............................................................................... 205 9.2.1. Giới thiệu về việc kiểm tra kết nối mạng ....................................... 205
- 12 9.2.2. Các bước tiến hành xử lý sự cố ...................................................... 206 9.2.3. Xử lý sự cố theo lớp của mô hình OSI ........................................... 208 9.2.4. Sử dụng các đèn báo hiệu để tìm sự cố của Lớp 1 ......................... 209 9.2.5. Sử dụng lệnh ping để xử lý sự cố ở Lớp 3 ..................................... 209 9.2.6. Sử dụng Telnet để xư lý sự cố ở Lớp 7 .......................................... 211 9.3. Tổng quát về quá trình xử lý một số sự cố của router............................... 212 9.3.1. Sử dụng lệnh show interfaces để xử lý sự cố Lớp 1 ...................... 212 9.3.2. Sử dụng lênh show interfaces để xử lý sự cố Lớp 2 ..................... 216 9.3.3. Sử dụng lệnh show cdp để xử lý sự cố .......................................... 217 9.3.4. Sử dụng lệnh traceroute để xử lý sự cố .......................................... 218 9.3.5. Xử lý các sự cố về định tuyến ........................................................ 219 9.3.6. Sử dụng lênh show controllers serial để xử lý sự cố ...................... 222 TỔNG KẾT......................................................................................................... 225 CHƯƠNG 10: TCP/IP ........................................................................................ 227 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 227 10.1. Hoạt động của TCP............................................................................... 228 10.1.1 Hoạt động của TCP........................................................................ 228 10.1.2 Quá trình động bộ hay quá trình bắt tay 3 bước............................ 228 10.1.3 Kiểu tấn công từ chối dịch vụ DoS (Denial of Service)................ 230 10.1.4 Cửa sổ và kích thước cửa sổ.......................................................... 231
- 13 10.1.6 ACK xác nhận ............................................................................... 234 10.2. Tổng quan về port ở lớp vận chuyển . .................................................. 236 10.2.1. Nhiều cuộc kết nối giữa 2 host. .................................................... 236 10.2.2. Port dành cho các dịch vụ............................................................. 238 10.2.3. Port dành cho client ...................................................................... 240 10.2.4. Chỉ port và các chỉ số port nổi tiếng............................................. 240 10.2.5. Ví dụ về trường hợp mở nhiều phiên kết nối giữa 2 host............. 240 10.2.6. So sánh giữa địa chỉ IP, địa chỉ MAC và số port ......................... 241 TỔNG KẾT......................................................................................................... 241 CHƯƠNG 11: DANH SÁCH KIỂM TRA TRUY CẬP ACLs ......................... 243 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 243 11.1 Cơ bản về danh sách kiểm tra truy cập.................................................. 244 11.1.1 ACLs làm việc như thế nào? ......................................................... 246 11.1.2 Kiểm tra ACLs............................................................................... 254 11.2.1 Danh sách kiểm tra truy cập ACLs..................................................... 256 11.2.1 ACLs cơ bản ................................................................................. 256 11.2.2 ACLs mở rộng ............................................................................... 258 11.2.3 ACLs đặt tên .................................................................................. 259 11.2.4 Vị trí đặt ACLs .............................................................................. 261 11.2.5 Bức tường lửa ................................................................................ 262
- 14 11.2.6 Giới hạn truy cập vào đường vty trên router ................................. 263 TỔNG KẾT......................................................................................................... 265
- 15 CHƯƠNG 1 WAN VÀ ROUTER GIỚI THIỆU Mạng diện rộng (WAN) là màng truyền dữ liệu qua những vùng địa lý rất lớn. WAN có nhiều đặc điểm quan trọng khác với LAN. Trong chương này, trước tiên các bạn sẽ có một cái nhìn tổng thể về các kỹ thuật và các giao thức của mạng WAN. Đồng thời trong chương này cũng sẽ giải thích những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa LAN và WAN. Bên cạnh đó, kiến thức về các thành phần vật lý của router cũng rất quan trọng. Kiến thức này sẽ là nền tảng cho các kỹ năng và kiến thức khác khi bạn cấu hình router và quản trị mạng định tuyến. Trong chương này, các bạn sẽ được khảo sát thành phần vật lý bên trong và bên ngoài của router và các kỹ thiật kết nối với nhiều cổng khác nhau trên router. Sau khi hoàn tất chương này, các bạn có thể thực hiện các việc sau: • Xác định tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm về các chuẩn của WAN. • Giải thích sự khác nhau giữa LAN và WAN, giữa các loại địa chỉ mà mỗi mạng sử dụng. • Mô tả vai trò của router trong WAN. • Xác định các thành phần vật lý bên trong của router và các chức năng tương ứng. • Mô tả các đặc điểm vật lý của router. • Xác định các loại cổng trên router. • Thực hiện các kết nối đến cổng Ethernet, cổng nối tiếp WAN và cổng console trên router. 1.1. WAN 1.1.1 Giới thiệu về WAN
- 16 WAN là mạngtruyền dữ liệu qua những vùng địa lý rất rộng lớn như các bang, tỉnh, quốc gia… Các phương tiện truyền dữ liệu trên WAN được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như các công ty điện thoại. Mạng WAN có một số đặc điểm sau: WAN dùng để kết nối các thiệt bị ở cách xa nhau bởi những địa lý lớn. WAN sử dụng dịch vụ của các công ty cung cấp dịch vụ, ví dụ như: Regional Bell Operating Conpanies (RBOCs), Sprint, MCI, VPM internet servies, Inc., Altantes.net… WAN sử dụng nhiều loại liên kết nối tiếp khác nhau. WAN có một số điểm khác với LAN. Ví dụ như: LAN được sử dụng để kết nối các máy tính đơn lẻ, các thiết bị ngoại vi, các thiết bị đầu cuối và nhiều loại thiết bị khác trong cung một toà nhà hay một phạm vi địa lý nhỏ. Trong khi đó WAN được sử dụng để kết nối các chi nhánh của mình, nhờ đó mà thông tin được trao đổi dễ dàng giữa các trung tâm. Mạng WAN hoạt động chủ yếu ở lớp Vật lý và lớp Liên kết dữ liệu mô hình OSI. WAN kết nối các mạng LAN lại với nhau. Do đó, WAN thực hiện chuyển đổi các gói dữ liệu giữa các router, switch và các mạng LAN mà nó kết nối. Sau đây là các thiết bị được sử dụng trong WAN: • Router: cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm Internet và các giao tiếp WAN. • Loại switch được sử dụng trong WAN cung cấp kết nối cho hoạt động thông tin liên lạc băng thoại video và dữ liệu. • Modem: bao gồm: giao tiếp với dịch vụ truyền thoại; CSU/DSU (Chanel service units/ Digital service units) để giao tiếp với dịch vụ T1/E1; TA/NT1 (Terminal Adapters /Network Terminal 1) để giao tiếp với dịch vụ ISDN (Integrate Services Digital Network). • Server thông tin liên lạc: tập trung xử lý cuộc gọi của người dùng.
- 17 Hình 1.1.1: Các thiết bị WAN Các giao thức ở lớp Liên kết dữ liệu của mạng WAN mô tả về cách thức mà gói dữ liệu được vận chuyển giữa các hệ thống trên một đường truyền dữ liệu. các giao thức này đươc thiết kế cho các dịch vụ chuyển mạch điểm-đến-điểm, đa điểm, đa truy nhập, ví dụ như: FrameRelay. Các tiêu chuẩn của mạng WAN được định nghĩa và quản lý bởi các tổ chức quốc tế sau: • Liên hiệp viễn thông quốc tế - lĩnh vực tiêu chuẩn viễn thông – ITUT (International Telecommunication Union-Telecommunication Standardization Sector), trước đây là Uỷ ban cố điện thoại và điện tín quốc tế - CCITT (Consultative Committee for International Telegraph and Telephone). • Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn – ISO (International Organization for Standardization). • Tổ chức đặc trách về kỹ thuật Internet – IETF (Internet Engineering Task Force). • Liên hiệp công nghiệp điện tử - EIA (Eletronic Industries Association). 1.1.2 Giới thiệu về router trong mạng WAN
- 18 Hình 1.1.2 Router là một loại máy tính đặc biệt. Nó cũng có các thành phần cơ bản giống như máy tính: CPU, bộ nhớ, system bus và các cổng giao tiếp. Tuy nhiên router được kết là để thực hiện một số chức năng đặc biệt. Ví dụ: router được thiết kế là để thực hiện một số chức năng đặc biệt. Ví dụ: router kết nối hai hệ thống mạng với nhau và cho phép hai hệ thống này có thể liên lạc với nhau, ngoài ra router còn thực hiện việc chọn lựa đường đi tốt nhất cho dữ liệu. Cũng giống như máy tính cần phải có hệ điều hành để chạy các trình ứng dụng thì router cũng cần phải có hệ điều hành để chạy các tập tin cấu hình. Tập tin cấu hình chứa các câu lệnh và các thông số để điều khiển luồng dữ liệu ra vào trên router. Đặc biệt là router còn sử dụng giao thức định tuyến để truyền để quyết định chọn đường đi tốt nhất cho các gói dữ liệu. Do đó, tập tin cấu hình cũng chứa các thông tin để cài đặt và chạy các giao thức định tuyến trên router. Giáo trình này sẽ giải thích rõ cách xây dựng tập tin cấu hình từ các câu lệnh IOS để router có thể thực hiện được các chức năng cơ bản. Lúc ban đầu có thể bạn thấy tập tin cấu hình rất phức tạp nhưng đến cuối giáo trình này bạn sẽ thấy nó dễ hiểu hơn nhiều. Các thành phần chính bên trong router bao gồm: bộ nhớ RAM, NVRAM, bộ nhớ flash, ROM và các cổng giao tiếp. RAM, hay còn gọi là RAM động (DRAM- Dynamic RAM) có các đặc điểm và chức năng như sau • Lưu bảng định tuyến.
- 19 • Lưu bảng ARP. • Có vùng bộ nhớ chuyển mạch nhanh. • Cung cấp vùng nhớ đệm cho các gói dữ liệu • Duy trì hàng đợi cho các gói dữ liệu. • Cung cấp bộ nhớ tạm thời cho tập tin cấu hình của router khi router đang hoạt động. • Thông tin trên RAM sẽ bị xoá mất khi router khởi động lại hoặc bị tắt điện. Đặc điểm và chức năng của NVRAM: • Lưu giữ tập tin cấu hình khởi động của router. • Nội dung của NVRAM vẫn được lưu giữ khi router khởi động lại hoặc bị tắt điện. Đặc điểm và chức năng của bộ nhớ flash: • Lưu hệ điều hành IOS. • Có thể cập nhật phần mềm lưu trong Flash mà không cần thay đổi chip trên bộ xử lý. • Nội dung của Flash vẫn được lưu giữ khi router khởi động lại hoặc bị tắt điện. • Ta có thể lưu nhiều phiên bản khác nhau của phần mềm IOS trong Flash. • Flash là loại ROM xoá và lập trình được (EPROM). Đặc điểm và chức năng của các cổng giao tiếp: • Kết nối router vào hệ thống mạng để nhận và chuyển gói dữ liệu. • Các cổng có thể gắn trực tiếp trên mainboard hoặc là dưới dạng card rời. 1.1.3 Router LAN và WAN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hệ thống mạng máy tính CCNA (semester 2): Phần 1
134 p | 381 | 73
-
Giáo trình hệ tính CCNA Tập 2 P9
10 p | 143 | 35
-
Giáo trình hệ tính CCNA Tập 2 P16
10 p | 120 | 34
-
Tài liệu về hệ tính CCNA 2
50 p | 103 | 33
-
Giáo trình Hệ thống mạng máy tính CCNA semester 4: Phần 1 - NXB Lao động Xã hội
122 p | 167 | 33
-
Giáo trình Hệ thống mạng máy tính CCNA semester 3: Phần 2 - NXB Lao động Xã hội
108 p | 123 | 30
-
Giáo trình hệ tính CCNA Tập 2 P18
10 p | 93 | 29
-
Giáo trình hệ tính CCNA Tập 2 P19
10 p | 91 | 28
-
Giáo Trình Hệ tính CCNA semester 2: Phần 1 - Nguyễn Hồng Sơn
201 p | 177 | 27
-
Giáo trình Hệ thống mạng máy tính CCNA (Tập 4): Phần 2
102 p | 99 | 23
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn