intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vi điều khiển - Phụ lục 2: Mô phỏng bằng Proteus

Chia sẻ: Trương Văn Quyết | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

942
lượt xem
477
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần mềm Proteus là phần mềm cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử bao gồm phần thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển cho các họ vi điều khiển như MCS-51, PIC, AVR, … Phần mềm bao gồm 2 chương trình: ISIS cho phép mô phỏng mạch và ARES dùng để vẽ mạch in. Khởi động chương trình Start All Program Proteus 6 Professional ISIS 6 Professional.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vi điều khiển - Phụ lục 2: Mô phỏng bằng Proteus

  1. Giáo trình Vi điều khiển Phụ lục 2 – Mô phỏng bằng Proteus Phụ lục 2: MÔ PHỎNG BẰNG PROTEUS 1. Giới thiệu Phần mềm Proteus là phần mềm cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử bao gồm phần thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển cho các họ vi điều khiển như MCS-51, PIC, AVR, … Phần mềm bao gồm 2 chương trình: ISIS cho phép mô phỏng mạch và ARES dùng để vẽ mạch in. Khởi động chương trình - Start > All Program > Proteus 6 Professional > ISIS 6 Professional Phạm Hùng Kim Khánh Trang 181
  2. Giáo trình Vi điều khiển Phụ lục 2 – Mô phỏng bằng Proteus - Cửa sổ chương trình sau khi khởi động: Vùng không gian dùng Thanh công cụ Thanh công cụ vẽ mạch điện chọn linh kiện chuẩn Các nút chọn cho phép bắt đầu, tạm dừng hay kết thúc quá trình mô phỏng Các thao tác cơ bản Sử dụng thanh công cụ chuẩn: New: tạo mạch Save: lưu trữ Zoom Out: thu Zoom to Area: điện mới mạch điện nhỏ mạch điện phóng to một vùng mạch điện Open: mở mạch Zoom In: Zoom All: hiện điện có sẵn phóng to mạch toàn bộ mạch Các thao tác trên thanh công cụ chuẩn cũng có thể thực hiện thông qua menu File và menu Edit. Phạm Hùng Kim Khánh Trang 182
  3. Giáo trình Vi điều khiển Phụ lục 2 – Mô phỏng bằng Proteus Sử dụng thanh linh kiện: Linh kiện được Nhóm các linh chọn kiện vừa sử Đặt tên cho dây dẫn Nối dây dạng bus Nguồn và GND Các thiết bị tạo tín hiệu sin, Các linh kiện vuông, … trong nhóm  Các thiết bị đo dạng sóng Cho phép quay linh kiện Để đưa linh kiện vào vùng thiết kế, ta thực hiên chọn linh kiện rồi nhấn chuột trái trên vùng làm việc. Để thực hiện chọn linh kiện, ta thực hiện nhấn chuột phải trên linh kiện, nó sẽ chuyển sang màu đỏ cho biết trạng thái đang chọn. Phạm Hùng Kim Khánh Trang 183
  4. Giáo trình Vi điều khiển Phụ lục 2 – Mô phỏng bằng Proteus Sau khi đã chọn linh kiện, ta có thể di chuyển linh kiện bằng cách thực hiện thao tác drag-and-drop (nhấn chuột trái và giữ rồi di chuyển chuột đến vị trí kế). Để xoá linh kiện, ta chọn linh kiện rồi nhấn chuột phải làn nữa để xoá. Thêm linh kiện mới: Nếu linh kiện không tồn tại trong thanh linh kiện, ta phải thực hiện thêm mới từ các thư viện có sẵn bằng cách chọn menu Library > Pick hay nhấn P. Cửa sổ lấy linh kiện: Tên linh kiện Hình ảnh Tìm kiếm linh kiện linh kiện Các thư viện chứa linh kiện Các thư viện con Phạm Hùng Kim Khánh Trang 184
  5. Giáo trình Vi điều khiển Phụ lục 2 – Mô phỏng bằng Proteus Ví dụ như để tìm linh kiện điện trở: - Gõ Resistor trong vùng Keywords. - Chọn Category là Resistors. - Chọn Sub-category là Generic. Nối dây: - Chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần nối dây, trên con trỏ chuột sẽ xuất hiện dấu X - Di chuyển chuột và nhấn chuột trái khi cần thiết xác định vị trí dây dẫn - Khi kéo dây đến vị trí cần thiết thì nhấn chuột trái để nối dây. 2. Mô phỏng 89C51 Để thực hiện quá trình mô phỏng 89C51 trong Proteus, ta cần thực hiện các bước sau: - Bước 1: Vẽ mạch nguyên lý. - Bước 2: Định nghĩa chương trình dịch Chọn menu Source > Define Code Generation Tools Phạm Hùng Kim Khánh Trang 185
  6. Giáo trình Vi điều khiển Phụ lục 2 – Mô phỏng bằng Proteus Sau đó thực hiện chọn chương trình dịch mong muốn. Ở đây ta thực hiện mô phỏng cho 89C51 nên chọn chương trình ASEM51. Phần Tools: chọn ASEM51, phần Command Line: gõ vào %1. - Bước 3: Định nghĩa file chương trình cho 89C51. Chọn menu Source > Add/Remove Source File Chọn phần Code Generation Tool là ASEM51. Phạm Hùng Kim Khánh Trang 186
  7. Giáo trình Vi điều khiển Phụ lục 2 – Mô phỏng bằng Proteus Tạo file mới Do chưa có chương trình cho 89C51, ta nhấn vào nút New để tạo file. Trong phần File name, ta gõ vào tên chương trình (giả sử gõ vào bai2). Nếu chưa có file bai2.ASM, Proteus sẽ xuất hiện thông báo yêu cầu tạo file, nhấn Yes để tạo: Phạm Hùng Kim Khánh Trang 187
  8. Giáo trình Vi điều khiển Phụ lục 2 – Mô phỏng bằng Proteus Sao khi tạo file thành công, trên menu Source sẽ xuất hiện thêm file bai2.ASM. - Bước 4: Định nghĩa file thực thi cho 89C51 Chọn file bai2.ASM để soạn thảo chương trình nguồn, nhập vào END và nhấn nút Save. Nhấn Save để lưu Sau khi lưu file nguồn, ta thực hiện dịch chương trình nguồn. Khi biên dịch, nếu có lỗi, chương trình dịch sẽ thông báo lỗi, nếu không thì sẽ tạo ra file bai2.HEX. Phạm Hùng Kim Khánh Trang 188
  9. Giáo trình Vi điều khiển Phụ lục 2 – Mô phỏng bằng Proteus Thông báo chương trình không có lỗi Thực hiện gán file thực thi cho 89C51 bằng cách nhấn chuột phải lên 89C51 để chọn (89C51 sẽ chuyển sang màu đỏ) rồi nhấn chuột trái để mở cửa sổ thuộc tính của 89C51. Nút Browse: Mở chương trình thực thi Nhấn vào nút Browse (hình vẽ trên) để mở chương trình thực thi, chọn chương trình là bai2.HEX Phạm Hùng Kim Khánh Trang 189
  10. Giáo trình Vi điều khiển Phụ lục 2 – Mô phỏng bằng Proteus Nhấn nút Open để mở file, khi đó trong thuộc tính Program File của 89C51 sẽ có tên chương trình là bai2.HEX. Sau khi gán file thực thi cho 89C51, ta chỉ cần thực hiện sửa chương trình nguồn và biên dịch lại mà không cần gán lại file thực thi. Có thể tham khảo thêm phần hướng dẫn sử dụng của Proteus ứng dụng tong mô phỏng 89C51 tại Website: http://eed.hutech.edu.vn, phần Hỗ trợ học tập Phạm Hùng Kim Khánh Trang 190
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2