Gợi ý các nội dung cần viết trong luận văn cao học
lượt xem 55
download
Tài liệu Gợi ý các nội dung cần viết trong luận văn cao học gợi ý những nội dung chủ yếu giúp học viên sau Đại học có được những định hướng cơ bản để áp dụng cho việc viết báo cáo luận văn, luận án tốt nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gợi ý các nội dung cần viết trong luận văn cao học
- Gợi ý các nội dung cần viết trong luận văn cao học Những gợi ý sau đây có thể được tìm thấy trong nhiều hướng dẫn viết luận văn, luận án hay bài báo cáo khoa học. Mục đích của bài viết nầy là gợi ý những nội dung chủ yếu giúp học viên sau đại học của trường ĐHCT có được những định hướng cơ bản để áp dụng cho việc viết báo cáo luận văn, luận án tốt nghiệp. Chú ý: Tên các phần Tóm tắt, Mục lục, Danh sách hình, Danh sách bảng, Giới thiệu, Lược khảo tài liệu, Phương tiện và Phương pháp, Kết quả và Thảo luận, Kết luận và Đề nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục cần được ghi rõ trong báo cáo. Các nội dung khác là gợi ý để viết bài, không phải tiêu đề hay tiểu mục. Tóm tắt (Abstract) Tóm tắt là một giới thiệu ngắn gọn các nội dung chính của nghiên cứu, nếu thực hiện tốt sẽ thuyết phục được người đọc tìm hiểu kỹ hơn về nghiên cứu của bạn. Tóm tắt cần ngắn gọn, rõ ràng và dễ đọc. Có 4 nội dung chính để viết một Tóm tắt cho báo cáo khoa học: - Xác định mục đích, phát biểu vấn đề, câu hỏi nghiên cứu: Tại sao bạn quan tâm về vấn đề này? Những khoảng trống kiến thức khoa học về thực tiễn hay lý thuyết đang được bạn nghiên cứu bổ sung là gì? - Các phương pháp, thủ tục, phương pháp tiếp cận: Bạn đã thực sự làm gì (và lúc nào, ở đâu) để có được kết quả? - Kết quả, sản phẩm nghiên cứu: Bạn đã tìm được (hay phát minh, tạo ra) những gì từ nghiên cứu của mình? - Kết luận, ý nghĩa: Bạn đã kết luận được điều gì? Tại sao các kết quả là quan trọng? Ý nghĩa quan trọng của chúng? Ý nghĩa rộng hơn từ phát hiện của bạn là gì? (lưu ý đến các vấn đề, khoảng trống kiến thức đã được xác định trong nội dung thứ nhất). * Lưu ý: - Chiều dài phần Tóm tắt gồm 1-2 đoạn văn. - Không trích dẫn tài liệu trong tóm tắt. - Thông tin trong tựa đề tài nghiên cứu không nên lặp lại. - Viết câu chữ rõ ràng, ngắn gọn, đúng văn phạm. - Sử dụng các con số ở nơi thích hợp. - Tóm tắt có bao gồm nhiều từ khóa (Keywords) đã có trong báo cáo càng tốt. Tuy nhiên, từ khóa ghi bên dưới phần Tóm tắt cần ngắn gọn (khoảng 3-5 từ), tiêu biểu cho nội dung nghiên cứu và phải xuất hiện đầy đủ trong Tóm tắt. - Tránh sử dụng những thuật ngữ mới, từ ghép chưa được giải thích trong báo cáo. - Sử dụng tên công thức hóa học, không sử dụng tên thương mại đối với hóa chất và thuốc. - Tên Latin được viết kèm trong ngoặc cho các sinh vật. - Không bao gồm các bảng biểu, sơ đồ, phương trình, hoặc công thức. - Có thể sử dụng chữ viết tắt (Abbreviations) nhưng phải được giải thích khi sử dụng đầu tiên và phải được giải thích trong các phần khác của báo cáo chứ không chỉ trong phần Tóm tắt. Nếu trong báo cáo có nhiều chữ viết tắt thì nên có một trang liệt kê riêng.
- Mục lục (Table of contents) Mục lục liệt kê các tiêu đề, tiểu mục của báo cáo và số trang tương ứng của chúng. Nó hiển thị rõ ràng mối quan hệ cấu trúc giữa các phần trong báo cáo. Độc giả tìm kiếm thông tin cụ thể có thể xác định vị trí các phần thích hợp một cách dễ dàng từ Mục lục. Các trang trước phần Giới thiệu nên sử dụng số La Mã thường (i, ii, iii, iv,..). Từ phần Giới thiệu trở đi thì sử dụng số Ả Rập (1, 2, 3,…). Danh sách hình (List of Figures) Liệt kê danh sách tất cả các hình với số trang tương ứng. Danh sách có một tựa đề ngắn cho mỗi hình nhưng không chú thích toàn bộ các nội dung của hình. Danh sách bảng (List of Tables) Liệt kê danh sách tất cả các bảng với số trang tương ứng. Danh sách có một tựa đề ngắn cho mỗi bảng nhưng không chú thích toàn bộ các nội dung của bảng. Giới thiệu (Introduction) Bạn không thể viết một Giới thiệu tốt cho đến khi bạn biết được những nội dung của báo cáo. Hãy viết phần Giới thiệu sau khi bạn đã hoàn thành phần còn lại của báo cáo. Những nội dung cần có trong phần Giới thiệu: - Lưu ý sự quan tâm của độc giả: Đầu tiên, viết một vài câu tuyên bố về điều gì đó đủ thú vị để thúc đẩy người đọc đọc phần còn lại của báo cáo. - Thông tin hướng dẫn để đọc báo cáo: Nói rõ mục tiêu nghiên cứu, lý do thực hiện nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu. Giải thích phạm vi nghiên cứu, những gì được và không được bao gồm. Không lập lại phần Tóm tắt. - Nội dung nghiên cứu: Giới thiệu các nội dung nghiên cứu trọng tâm để hướng dẫn người đọc những gì sẽ đọc và chú ý trong báo cáo. - Cho biết quan điểm và sự cần thiết của nghiên cứu: Cuối cùng, bạn cho biết quan điểm của mình về vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết phải thực hiện nó. * Lưu ý: - Sử dụng thì quá khứ khi viết về những kết quả nghiên cứu của bạn (bạn đã thực hiện xong nghiên cứu và lúc viết báo cáo thì kết quả của bạn chưa được chấp nhận như một sự kiện (fact) hiển nhiên vì chưa được xuất bản). Sử dụng thì tương lai khi viết về kế hoạch nghiên cứu hay dự định áp dụng kết quả nghiên cứu. - Hãy nhớ rằng đây không phải là một báo cáo tổng quan. Người đọc đang tìm hiểu kết quả nghiên cứu cùng với sự phân tích và giải thích của bạn. Lược khảo tài liệu (Literature Review) - Trích dẫn các nghiên cứu quan trọng trước đây mà bây giờ dựa vào đó bạn đang tiếp tục nghiên cứu. Nên trích dẫn những người đã có ý tưởng nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực có liên quan và những người đã nghiên cứu gần đây nhất. Nêu đầy đủ thông tin để cho phép người đọc hiểu được bối cảnh và ý nghĩa của các câu hỏi nghiên cứu mà bạn đang cố gắng giải quyết. Tất cả các nội dung trích dẫn tài liệu
- phải trực tiếp liên quan đến các mục tiêu của nghiên cứu chứ không phải viết ra tất cả mọi thứ bạn đã từng đọc. - Các nội dung trích dẫn cần cô đọng. Không mô tả lại phương pháp, quy trình thí nghiệm trong tài liệu. Không sao chép các thảo luận. Bạn nên viết lại nội dung trích dẫn theo cách của mình mà vẫn bảo đảm thông tin trung thực và phải chú thích đầy đủ tên tác giả của tài liệu tham khảo. - Tất cả tài liệu được tham khảo phải có tên trong phần Tài liệu tham khảo. - Sử dụng thì hiện tại khi viết về các kết quả trích dẫn từ tài liệu tham khảo (các kết quả nầy được xem như sự kiện hiển nhiên vì đã được công nhận qua xuất bản). - Các nguồn tài liệu có thể được sử dụng để tham khảo gồm có: + Bài báo (Journal articles): Bài báo khoa học có thông tin được cập nhật khá tốt tốt mặc dù có thể mất 1-2 năm để xuất bản bài báo. Bài báo khoa học được sử dụng thường xuyên trong lược khảo tài liệu vì cung cấp thông tin tương đối chính xác, do tất cả các tạp chí có uy tín đều được phản biện (chỉ xuất bản các bài báo nghiên cứu đáng tin cậy). + Sách (Books): Có xu hướng ít được cập nhật thông tin vì mất nhiều thời gian để xuất bản một cuốn sách so với một bài báo. Sách có thể không hữu ích nhiều cho lược khảo tài liệu khi được dành cho giảng dạy chứ không phải cho nghiên cứu, tuy nhiên, nó cung cấp một khởi đầu tốt để từ đó bạn tìm kiếm các nguồn tài liệu chi tiết hơn. + Kỷ yếu hội nghị (Conference proceedings): Có thể hữu ích trong việc cung cấp thông tin về các nghiên cứu mới nhất, hoặc các nghiên cứu chưa được công bố. Chúng cũng hữu ích trong việc cung cấp thông tin về người đang tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực nào đó, và vì vậy có thể hữu ích để theo dõi công việc của các nhà nghiên cứu cùng chung lĩnh vực. + Báo cáo của Chính phủ, các Công ty (Government/Corporate reports): Nhiều cơ quan Chính phủ và các Công ty có thực hiện nghiên cứu. Phát hiện của họ được công bố có thể cung cấp một nguồn thông tin hữu ích, tùy thuộc lĩnh vực nghiên cứu của bạn. + Báo chí (Newspapers): Vì báo chí là dành cho một đối tượng chung (không phải chuyên ngành), các thông tin mà họ cung cấp sẽ được sử dụng rất hạn chế cho nghiên cứu của bạn. Thường thì các tờ báo có thể hữu ích khi cung cấp được các thông tin về các xu hướng, phát hiện hoặc thay đổi gần đây, thí dụ như công bố những thay đổi trong chính sách của Chính phủ, tuy nhiên, sau đó bạn cần tìm kiếm thông tin chi tiết hơn trong các nguồn tài liệu khác. + Luận văn và luận án (Theses and dissertations): Đây có thể là nguồn thông tin hữu ích. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là chưa được xuất bản, chỉ có sẵn từ thư viện, ngoài ra, sinh viên thực hiện các nghiên cứu thường không phải là nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, do đó, bạn có thể phải xử lý các phát hiện của họ thận trọng hơn là kết quả nghiên cứu đã được công bố. + Mạng (Internet): Nguồn thông tin phát triển nhanh nhất là trên Internet. Lưu ý rằng bất cứ ai cũng có thể đăng thông tin trên Internet nên chất lượng có thể không đáng tin cậy; các thông tin bạn tìm thấy có thể được dành cho độc giả nói chung, không phù hợp để đưa vào lược khảo tài liệu của bạn (thông tin cho một đối tượng chung thường kém chi tiết hơn); hiện nay, có càng nhiều tạp chí điện tử (e-journal) xuất hiện trên Internet, nếu các bài báo trong các tạp chí nầy được phản biện có
- nghĩa là có một ban biên tập đánh giá nội dung nghiên cứu trước khi xuất bản nó trong tạp chí của họ thì chất lượng đáng tin cậy hơn (tùy thuộc vào danh tiếng của tạp chí). + Đĩa CD-ROM: Hiện nay, không có nhiều đĩa CR-ROM cung cấp các loại thông tin chuyên ngành, chi tiết về nghiên cứu mà bạn cần. Tuy nhiên, ngày có càng nhiều thư mục đang được đưa vào đĩa CD-ROM để sử dụng trong các thư viện đại học, chúng có thể là một công cụ rất có giá trị trong việc tìm kiếm thông tin nghiên cứu cần thiết. + Tạp chí (Magazines): Tạp chí phổ thông là dành cho một đối tượng chung, có thể không hữu ích trong việc cung cấp các loại thông tin mà bạn cần. Tạp chí chuyên ngành thì hữu ích hơn (thí dụ, sinh viên kinh tế có thể tham khảo các tạp chí kinh doanh). Nhìn chung, thường thì tạp chí không hữu ích cho nghiên cứu của bạn, ngoại trừ nó cung cấp tin tức hoặc thông tin tổng quát về những khám phá, chính sách mới, …mà từ đó bạn có thể tiếp tục tìm kiếm chi tiết trong các nguồn tài liệu chuyên ngành. Phương tiện và Phương pháp (Materials and Methods) Phần Phương tiện và Phương pháp có mục đích thông tin cho người đọc để đánh giá độ tin cậy về kết quả của bạn, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu khác để có thể lập lại nghiên cứu của bạn. Trong phần Phương tiện và Phương pháp bạn cần trả lời các câu hỏi: - Nhà nghiên cứu khác có thể lập lại một cách chính xác nghiên cứu của bạn hay không? Thí dụ, tất cả các thông số có được từ các dụng cụ/thiết bị đã được sử dụng, các chỉ tiêu phân tích,… - Có đủ thông tin về bất kỳ dụng cụ/trang thiết bị đã được sử dụng và một công cụ/trang thiết bị có chức năng tương đương có thể được sử dụng để lặp lại thí nghiệm không? - Nếu số liệu thu được trong lĩnh vực công cộng, một nhà nghiên cứu khác có thể thiết lập lại bộ số liệu giống như vậy hay không? - Thông tin về các chỉ tiêu nghiên cứu. Nhà nghiên cứu khác có thể lập lại các chỉ tiêu nghiên cứu của bạn hay bất kỳ phân tích trong phòng thí nghiệm đã được bạn sử dụng? - Nhà nghiên cứu khác có thể lập lại bất kỳ phân tích thống kê như bạn đã làm? - Nhà nghiên cứu khác có thể lập lại các thuật toán quan trọng của bất kỳ phần mềm máy tính? Tổng quát, phần Phương tiện và Phương pháp cần có những nội dung sau đây: - Địa điểm và thời gian nghiên cứu. - Mô tả vật liệu và dụng cụ/trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu (chỉ mô tả những dụng cụ/trang thiết bị có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu). - Mô tả phương pháp điều tra, bố trí thí nghiệm, phương pháp thu mẫu, tính toán, kỹ thuật, quy trình, trang thiết bị,…Cho biết các hạn chế, các giả định và phạm vi hiệu lực. - Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu, bao gồm sử dụng các phần mềm thống kê chuyên ngành. Cần giới hạn các trích dẫn về các nguồn số liệu và tài liệu tham khảo, nên tập
- trung mô tả đầy đủ về thủ tục nghiên cứu. Cần hạn chế sử dụng bảng biểu, đồ thị. Phần Phương tiện và Phương pháp không bao gồm mô tả kết quả. Kết quả và Thảo luận (Results and Discussion) Các nội dung cần lưu ý trong phần kết quả nghiên cứu: - Trình bày các kết quả có được từ thực tế quan sát, điều tra, thí nghiệm,… bao gồm số liệu đã được xử lý thống kê, các bảng biểu và đồ thị. - Không trình bày bảng biểu và đồ thị có cùng một nội dung (chọn một). Các đồ thị phải được trình bày hợp lý (thí dụ, đường kẻ sử dụng cho số liệu biến động liên tục, hình cột sử dụng cho số liệu biến động không liên tục, hình bánh sử dụng cho số liệu phân chia tỷ lệ,…). Kết quả thống kê phải được ghi chú đầy đủ. Có thể ghi chú thích bên dưới bảng biểu, đồ thị để giải thích nội dung. Lưu ý, tên của bảng biểu, đồ thị không nên quá dài. Khi cần trích dẫn một bảng biểu, đồ thị cụ thể thì cần viết hoa (thí dụ, xem Bảng 1, Hình 1). - Trình bày kết quả của chính bạn chứ không phải dẫn chứng các kết quả từ tài liệu tham khảo. - Nhấn mạnh các kết quả tích cực, chỉ đề cập đến các kết quả tiêu cực có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Không giải thích kết quả, để dành cho thảo luận. - Trình bày đầy đủ chi tiết kết quả để những người khác có thể rút ra kết luận riêng và xây dựng các giải thích riêng của họ. - Sử dụng các đơn vị tiêu chuẩn trong suốt báo cáo. - Chia kết quả của bạn thành các phần hợp lý bằng cách sử dụng các tiểu đề mục. - Các kết quả quan trọng nên được thể hiện rõ ràng vào lúc bắt đầu đoạn văn. Thí dụ, cần nói "X có mối quan hệ hồi quy dương có ý nghĩa với Y (p < 0,01, r2 = 0,79)” sau đó tiếp tục trình bày thông tin để giải thích mối quan hệ giữa X và Y. Cần mô tả bản chất của những phát hiện chứ không phải chỉ cho biết hồi quy có ý nghĩa hay không. Thảo luận có mục đích bảo vệ các kết quả nghiên cứu từ những giải thích của bạn. Người viết phải làm cho nó rõ ràng để người đọc biết phát biểu nào là kết quả và phát biểu nào là giải thích. Trong hầu hết các trường hợp, tốt nhất là tách các phát biểu về các kết quả mới ra khỏi những phát biểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của các kết quả đó. Cẩn thận sử dụng các cụm từ như "Chúng tôi suy luận rằng…" vì có thể suy luận của bạn sẽ thành một giả thuyết mới cần được chứng minh. Bạn có thể bắt đầu phần thảo luận bằng một vài câu tóm tắt để giới thiệu các kết quả quan trọng nhất. Phần thảo luận phải là một bài luận ngắn gọn, tập trung trả lời các câu hỏi sau đây (tùy theo loại hình nghiên cứu): - Các mô hình, thí nghiệm,…chủ yếu trong các quan sát là gì? (tham khảo các biến động không gian và thời gian). Các ngoại lệ đối với những mô hình, thí nghiệm,… là gì? - Các mối quan hệ, các xu hướng và khái quát giữa các kết quả là gì? - Những nguyên nhân (cơ chế) bên trong các mô hình, thí nghiệm,… dẫn đến kết quả dự đoán là gì? - Bạn có đồng ý hay không đồng ý với những kết quả nghiên cứu trước đây? - Giải thích các kết quả dựa vào những thông tin đặt ra trong phần giới thiệu, mối quan hệ giữa các kết quả tìm được với các câu hỏi nghiên cứu ban đầu như thế nào?
- - Ý nghĩa của kết quả tìm được đối với các câu hỏi chưa được trả lời trong các lĩnh vực có liên quan như thế nào? - Có thể có nhiều cách giải thích kết quả. Hãy cẩn thận xem xét tất cả các khả năng hơn là dựa vào những định hướng chủ quan của bạn. Nếu bạn có thể loại bỏ tất cả và chọn một giải thích thì rất tốt, nhưng thường thì là không thể thực hiện được với các số liệu giới hạn đang có. Trong trường hợp đó, bạn nên cân nhắc đồng đều cho những khả năng giải thích còn lại, và cố gắng chỉ ra cách thức mà công việc nghiên cứu trong tương lai có thể phân biệt được chúng với nhau. - Tránh sa vào xu hướng suy nghĩ “nóng” hay “khuynh hướng” giải thích theo hiện tượng của cộng đồng (thí dụ, nhiều vấn đề được quy kết cho ảnh hưởng ô nhiễm môi trường!?) trừ khi kết quả của bạn thực sự ủng hộ mạnh mẽ nó. - Những điều mà bạn đã không biết hoặc không hiểu trước khi thực hiện nghiên cứu là gì? Bạn đã học được gì từ kết quả nghiên cứu? - Cần bao gồm các bằng chứng hoặc những lý luận hỗ trợ cho mỗi giải thích. - Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu là gì, tại sao chúng ta nên quan tâm đến nó? Phần thảo luận cần được được hỗ trợ bởi nhiều tài liệu tham khảo làm nền tảng thông tin cần thiết để giải thích kết quả. Tuy nhiên, phần giải thích / thảo luận thường là dài dòng, do vậy, nếu có tài liệu nào không đóng góp được vào một trong các yếu tố được liệt kê ở trên thì bạn cần xem xét để loại bỏ nó đi. Nên chia các phần viết thành các đoạn hợp lý bằng cách sử dụng các tiểu mục. Kết luận và Đề nghị (Conclusions and Recommendations) Các nội dung cần lưu ý trong kết luận: - Phát biểu mạnh mẽ nhất và quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện từ nghiên cứu của bạn là gì? (điều mà bạn muốn người đọc nhớ đến nhiều nhất!). - Tóm tắt các kết quả quan trọng và những hiểu biết mới từ nghiên cứu của bạn. Hạn chế dẫn chứng các con số đã trình bày trong phần kết quả. - Cần tham khảo lại vấn đề, câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra để đưa ra các kết luận bạn đã đạt được từ nghiên cứu của mình. - Có thể phát biểu về những tác động rộng lớn hơn từ kết quả của bạn (cẩn thận!). - Không lập lại những nội dung đã sử dụng trong phần Tóm tắt, Giới thiệu hay đã thảo luận. Các nội dung cần lưu ý trong đề nghị: - Khắc phục những hạn chế của kết quả để giải quyết tốt hơn vấn đề nghiên cứu. - Hướng thực hiện lại nghiên cứu hay nghiên cứu bổ sung trong tương lai để bổ sung các khoảng trống kiến thức. - Đề nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu trong sản xuất, giảng dạy,… (nếu có thể). Cảm tạ (Acknowledgment) Cảm tạ người hướng dẫn, cố vấn và bất cứ ai đã giúp bạn hoàn thành nghiên cứu: - Về kỹ thuật (vật liệu, trang thiết bị, lao động,…). - Về trí tuệ (hỗ trợ, tư vấn).
- - Về tài chính. Tài liệu tham khảo (References) - Tất cả các tài liệu tham khảo trích dẫn trong báo cáo phải được liệt kê. - Không sử dụng chú thích ở cuối trang (footnotes). Phụ lục (Appendices) Bao gồm tất cả các số liệu nghiên cứu không trình bày được trong phần báo cáo chính, bao gồm: - Đồ thị (dài hơn 1-2 trang). - Bảng biểu số liệu (dài hơn 1-2 trang). - Thủ tục tính toán (dài hơn 1-2 trang). - Lập trình phần mềm (dài hơn 1-2 trang). - Kết quả phân tích thống kê. - Danh sách các thiết bị sử dụng cho thí nghiệm hoặc các chi tiết của thủ tục phân tích phức tạp. - Có thể đưa vào Phụ lục một bài báo hay tài liệu quan trọng làm cơ sở chủ yếu cho nghiên cứu (ít khi áp dụng trong luận văn, luận án). Lưu ý: Tất cả các dạng trình bày số liệu nghiên cứu cần được đưa vào phần báo cáo chính, chỉ đưa vào Phụ lục khi chúng được trình bày dài hơn 1-2 trang và không quan trọng cho thảo luận của bạn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sỹ - MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUẬN VĂN CỬ NHÂN VÀ THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
12 p | 738 | 306
-
GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU THI NGHIÊN CỨU SINH
5 p | 281 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ở tuyến cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng (Nghiên cứu trường hợp tại Hải Dương và Bình Định)
173 p | 69 | 19
-
Báo cáo Đánh giá tác động của gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam: Sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE)
27 p | 109 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị can thiệp nội mạch bệnh động mạch chi dưới mạn tính khu vực dưới gối
27 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách
90 p | 47 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại truyền tải điện Đông Bắc 3
109 p | 43 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng dưới ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của các NHTM tại Việt Nam
180 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng của Viên khớp Vintong kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối
105 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đối với thu nhập của hộ nghèo ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
82 p | 23 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp giảm thiểu thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên sở giao dịch chứng khoán TP. HCM
86 p | 35 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
55 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
109 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của tỷ giá thực đa phương (REER) đến cán cân thương mại Việt Nam
104 p | 26 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định biên trong cơ quan hành chính nhà nước - Nghiên cứu trường hợp Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre đến năm 2020
97 p | 29 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của quản trị quan hệ khách hàng và quản trị trải nghiệm khách hàng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ thành phố Cần Thơ
30 p | 72 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Đã Nẵng - Một số gợi ý chính sách
77 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn